Home Sống New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

Hệ thống xử lý nước Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn,

Minh Hùng

23/10/2019

Hệ thống xử lý nước

Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần phải xử lý. Nhiều hóa chất đã được hòa thêm vào nước trên đường dẫn để đảm bảo chất lượng đồng nhất của nước ở đầu ra: chất nhôm và các hóa chất khác để tạo thành “floe” – các hạt dính giúp hút bụi bẩn và kéo chìm xuống đáy trong quá trình bồi lắng; Clo được thêm vào nhiều nơi trên đường ống để tiêu diệt vi khuẩn; Natri Cacbonat ăn da và Axit Photphoric được thêm vào để làm giảm độ axit của nước, làm giảm tính ăn mòn của nước và làm chúng ít tương tác với chì và đồng có trong đường ống; còn florua thì được thêm vào với nồng độ khoảng một phần triệu, để vệ sinh răng miệng.

Cocktail nước đô thị: Một loạt các loại hóa chất được thêm vào nước đô thị trước khi dòng nước đổ đến các hồ chứa ở Yonkers hay khu Bronx, rồi rời khỏi đó để đổ vào hệ thống phân phối ở địa phương, hay được trữ ở Công viên Trung tâm, hoặc Silver Lake ở đảo Staten.

 

Để đảm bảo hàm lượng các chất được thêm vào được giữ ở mức độ phù hợp, cũng để tuân thủ quy định về nước uống của tiểu bang và liên bang, Sở Bảo vệ Môi trường của thành phố thường xuyên lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước trên khắp thành phố. Có hai loại địa điểm lấy mẫu: các địa điểm bắt buộc, gồm ba trạm (tại nơi mẫu nước được lấy, và hai trạm lân cận ở phía thượng nguồn và hạ lưu, dùng để kiểm tra khi có kết quả tích cực); và các địa điểm giám sát, đặt trên các trục ống, chủ yếu hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề về chất lượng nước. Ở cả hai loại địa điểm, mẫu nước được phân tích nồng độ Clo, pH, các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cư, vi khuẩn và mùi cùng nhiều thứ khác. Sở Bảo vệ Mội trường cũng giám sát một số nguồn nước ngầm cung cấp nước cho một số khu vực nhất định của thành phố, bao gồm cả Laurelton, Queens Village và Cambria Heights.

Quan tâm đến chính sách phát triển đô thị, bạn có thể tìm đọc sách Chiến thắng của Đô thị tại đây: https://www.hangcao.info/san-pham/chien-thang-cua-do-thi/

Cho đến nay, khác với hầu hết các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, New York vẫn chưa cần phải lọc nước. (Việc lọc ở đây là việc đưa nước đi qua các lớp lọc gồm cát, sỏi và than để loại bỏ các hạt rất nhỏ.) Tuy nhiên, trong một thỏa thuận lịch sử mà thành phố và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên bang đã đạt được từ năm 1997, thành phố đã đồng ý xây dựng một nhà máy lịc cho hệ thống lưu vực Croton – hệ thống lâu đời nhất, và cũng chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi sự phát triển ngoại thành. Thành phố đã cam kết mở rộng chương trình bảo vệ lưu vực nước nguồn New York bằng việc tài trợ tiền sửa sang cho các cộng đồng ở phía tây Hudson, đổi lại, họ được miễn khỏi yêu cầu lọc nước từ hai hệ thống Catskill và Delawave.

Các địa điểm lấy mẫu nước ở Manhattan

Vấn đề rò rỉ nước

Không có gì đáng ngạc nhiên khi hệ thống đường ống rộng lớn và lâu năm như của New York lại xuất hiện lỗi rò rỉ. Đây là điều đặc biệt có thể xảy ra cho hệ thống phân phối nước trong thành phố và các đường trục chính, nơi áp suất cao khiến đường ống phải chịu lực căng lớn. Khoảng một nửa hệ thống phân phối nước đã được xây dựng từ năm 1930, và do vậy bao gồm cả ống gang; nửa còn lại, xây dựng sau đó, thì bền chắc hơn do loại sắt mới hoặc do bê tông lót làm giảm đáng kể mức ăn mòn và áp lực.

Dù trục nước chính bị rò vỡ trong thành phố thường sẽ thu hút sự chú ý của báo chí địa phương, nhưng thực ra chúng hiếm khi gây nguy hại cho tính toàn vẹn của tổng thể hệ thống nước. Điều quan trọng hơn đối với toàn bộ hệ thống, lại cũng là điều ít khi đưa lên tin tức, đó là các vết nứt đáng kể trong các cống dẫn nước cho các hồ chứa của thành phố. Tính gộp lại, những vết nứt này làm rò rỉ ước tính khoảng 36 triệu gallon nước mỗi ngày – một lượng nhỏ so với 1.3 tỉ gallon nước được tiêu thụ, nhưng lại là mối quan tâm lớn đối với các kỹ sư lo lắng về tính toàn vẹn cấu trúc của lớp đất và đá mà đường hầm được đào xuyên qua.

Một robot chuyên dụng hình ngư lôi được sử dụng để kiểm tra Cống ngầm Delaware. Robot này có thể di chuyển trong hệ thống và ghi nhận lại tình trạng đường ống. Tháng 6 năm 2003, robot đã hoàn thành xuất sắc hành trình đi 45 dặm trong 15 giờ ở đường ống nhành Rondout-West của cống dẫn. Dữ liệu thu thập được trên hành trình đó được sử dụng để lập bản đồ các khu vực rò rỉ và phát triển kế hoạch sửa chữa.

Chủ đề được các kỹ sư thành phố quan tâm nhất là đường ngầm cung cấp phần lớn nước tới thành phố: Đường cống Delaware. Chạy từ độ sâu 300 đến 2400 feet dưới bề mặt, ống dẫn nước đã có vài chỗ rò rỉ được xác nhận – bao gồm một điểm ở rìa bắc Newburgh, gần nơi đường cống cắt qua sông Hudson. Gần thị trấn Roseton, một điểm rò rỉ đã tạo ra một suối nước ngọt, một hồ sâu bốn feet, một hồ sụt 35 feet. Đây là vấn đề đáng quan tâm đối với các kỹ sư hệ thống nước, bởi hệ thống đá không ổn định – được lưu ý ở khu gần đó suốt trong quá trình xây dựng đường cống ngầm đầ thập niên 1940, và nhắc lại lần nữa vào lần kiểm tra khô cuối cùng năm 1958 – có thể dẫn đến việc một phần của cống sẽ sụp đổ.

Giờ thì không thể kiểm tra khô cống ngầm được nữa: kỹ sư sợ rằng nếu không có áp lực hỗ trợ tạo ra bởi nước từ bên trong cống, bức tường vốn đã yếu bởi rò rỉ nước có thể sẽ đổ sụp xuống. Thay vào đó, để biết rõ hơn và lập được bản đồ rò rỉ trong cống dẫn Delaware, việc kiểm tra đường ống được thực hiện bởi thiết bị dạng robot, nó di chuyển qua ống dẫn nước và ghi nhận lại tình trạng của các đoạn khác nhau trong đường ống.

Trích từ sách The Works: Anatomy of a City (Penguin Press; 2005) – Kate Ascher

Minh Hùng dịch

Cảm nghĩ khi nghe ca khúc Tìm Nhau của nhạc sĩ Phạm Duy

Một trong những ca khúc để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và mơ man chính là bài Tìm nhau của Phạm Duy, sáng tác năm 1956. Tìm Nhau, hẳn là sự tìm kiếm đến từ hai phía. Tại sao lại phải đi tìm? Liệu cuộc đời có thể được định nghĩa một cách ngắn gọn là một sự tìm kiếm. Có người tìm kiếm chân lý, có người tìm kiếm lý tưởng, có người tìm kiếm sự bình an, có người tìm kiếm hạnh
le-nam

Lê Nam

20/11/2022

8 ý tưởng sẽ dạy bạn tư duy như một nhà kinh tế học

Tư duy kinh tế đúng đắn là yếu tố sống còn cho một tương lai thịnh vượng. Kinh tế học là nghiên cứu về hành động của con người - những lựa chọn mà con người đưa ra trong một thế giới khan hiếm. Sự khan hiếm có nghĩa là mọi người có nhu cầu vô hạn nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới có nguồn lực hạn chế. Vì thực tế này, mọi người phải đưa ra lựa chọn, và lựa chọn

Trực giác và quyết định vô thức

Thỉnh thoảng chúng ta đưa ra những quyết định mà chúng ta nghĩ rất kỹ lưỡng về chúng, nhưng đa phần chúng ta đưa ra quyết định đơn giản bởi vì chúng ta cảm thấy nên thế. Có thể gọi là linh cảm, trực giác, hay bản năng- điểm chung của chúng đó là chúng ta không biết tại sao chúng ta cảm thấy điều đó, vậy mà cái cảm giác ấy lại thật mạnh mẽ khiến chúng ta hành động theo nó. Câu hỏi
le-nam

Lê Nam

26/04/2017

Edward Glaeser: Đô thị hay Phát minh vĩ đại nhất của loài người?

Phát minh vĩ đại nhất của loài người? Cuộc trò chuyện trực tiếp với Edward Glaeser, tác giả của cuốn Chiến thắng của đô thị. Không chỉ là một trong những nhà kinh tế đô thị có ảnh hưởng nhất hiện nay, giáo sư Edward Glaeser của Đại học Havard là một nhà quy hoạch đô thị luôn được chào đón, một nhà tư tưởng đầy thách thức có thể khiến bạn phải hoài nghi chính những gì bạn biết về các đô thị. Tại

Ngọc Minh

09/03/2019

Y học đối xử với phụ nữ thật kinh khủng

“Thật bàng hoàng và phẫn nộ với cách y học hủy hoại phụ nữ suốt thời gian qua”, Elinor Cleghorn nói. Hippocrates, người lập ra nền y khoa hiện đại, tin rằng phụ nữ bị dạ con của họ điều khiển. Cha đẻ của ngành phụ khoa hiện đại, James Marion Sims, thí nghiệm vào giữa những năm 1800 trên các nữ nô lệ da đen không có thuốc gây tê, tin rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn phụ nữ da trắng. (Cho
le-ai

Lê Ái

23/12/2021