Home Ngẫm Về những kẻ thất bại và người hùng bi kịch

Về những kẻ thất bại và người hùng bi kịch

Xã hội của chúng ta rất quan tâm tới người thắng cuộc nhưng không thực sự biết điều gì về những người thua cuộc –

Tô Lông

02/07/2021

Xã hội của chúng ta rất quan tâm tới người thắng cuộc nhưng không thực sự biết điều gì về những người thua cuộc – mà theo định nghĩa thì luôn luôn nhiều hơn.

Trong một thời gian dài, về thành công và thất bại, lập luận thường có xu hướng quá lạc quan. Chúng ta thường nghe về sự dẻo dai, quật cường, không bao giờ đầu hàng và hãy thử lại. Nhưng kiểu ngôn luận này cũng sẽ chẳng kéo dài được lâu. Tới một lúc nào đó, cái kết trở nên không thể tránh khỏi: mọi thứ không thể cải thiện. Sự nghiệp chính trị không thể trở lại. Không thể kiếm được tài chính cho bộ phim. Cuốn tiểu thuyết bị 32 nhà xuất bản từ chối. Tiền án tiền sự sẽ luôn làm ô nhuế danh tiếng. Mọi con đường đã bị chặn đứng.

Samuel Barclay Beckett (1906-1989), Nhà văn người Ireland

Trách nhiệm cho thành công và thất bại nằm ở đâu? Ngày nay, chắc chắn đó là mối lo cho mỗi cá nhân. Đó là lý do tại sao thất bại không chỉ khó khăn (như nó vẫn luôn thế), nó còn là một thảm họa. Không có một sự an ủi siêu hình học, không thể viện cớ vào một “vận rủi”, không ai để đổ lỗi ngoài bản thân. Chẳng gì lạ khi tỉ lệ tự sát tăng theo cấp số mũ một khi xã hội trở nên hiện đại và bắt đầu ép con người phải chịu trách nhiệm sâu sắc cho hồi ký của họ. Chế độ nhân tài (meritocracy) biến thất bại do bất hạnh thành một phán quyết hiện sinh bất di bất dịch về trạng thái của linh hồn.

Nhưng không phải tất cả mọi xã hội và thời đại đều phân chia thành công và thất bại một cách rõ ràng như vậy. Trong Hy Lạp cổ đại, một phiên bản tuyệt vời – thường bị kỷ nguyên của chúng ta phớt lờ – đã được tiên liệu: bạn hoàn toàn có thể vừa tốt lại vừa thất bại. Để duy trì ý niệm này thường trực trong trí tưởng tượng cộng đồng, người Hy Lạp cổ đại phát triển một hình thái nghệ thuật đặc biệt: BI KỊCH. Họ tổ chức các lễ hội lớn, ở đó mọi công dân hầu như đều tham gia, để trình diễn các câu chuyện về sự thất bại kinh hoàng và thường ghê rợn: khán giả thấy có người phá luật lệ, đưa ra quyết định vội vàng hoặc ngoại tình và kết quả là sự ô nhục hoặc cái chết. Tuy nhiên, điều người Hy Lạp muốn nhắn nhủ phần lớn đó là chúng ta bị chi phối bởi “định mệnh” hoặc “các Vị thần”. Chính cách thức kể chuyện mang tính thơ ca của người Hy Lạp thường diễn tiến theo những cách thức ngẫu nhiên, tuân theo các cơ chế mà không chỉ đơn thuần phản ánh lại năng lực của mỗi cá nhân liên quan.

Trong cuốn “Thi ca luận”, triết gia Aristotle đã định nghĩa các nguyên liệu của bi kịch. Người anh hùng bi kịch phải là một người tốt: ‘tốt hơn bình thường’, thường sinh ra trong gia đình quy tộc nhưng có xu hướng gây ra các lỗi nhỏ, giống như mọi người chúng ta. Ban đầu có thể khó nhìn thấy lỗi họ gây ra một cách rõ ràng. Nhưng vì một chuỗi sự kiện bất hạnh, mà họ không phải là người duy nhất đáng trách, cái lỗi nhỏ kia dẫn tới thảm họa.

Bi kịch là một câu chuyện về đạo đức phức tạp và chứa đựng sự cảm thông nói về việc người tốt có thể bị rơi vào những hoàn cảnh thảm khốc. Điều này chính là điều trái ngược hẳn với không gian mạng xã hội và báo chí ngày nay, nơi đám đông vội vã phán xét những người chẳng may trượt chân. Aristotle cho rằng một điều cực kỳ quan trọng đó là người ta nhìn thấy bi kịch một cách thường xuyên để đối trọng lại xu hướng phán xét và đạo đức hóa một cách thái quá. Một bi kịch tốt, theo Aristotle, cần khích lệ cả sự thương cảm và sợ hãi: thương cảm dựa trên sự hiểu biết rằng một sai lầm nhỏ có thể trở thành thảm họa đối với bất kỳ ai; và sợ hãi khi người ta nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta dễ dàng tuột khỏi sự kiểm soát dễ dàng tới nhường nào. Tất cả chúng ta đều có thể thất bại khi gặp phải thử thách.

Bi kịch được sinh ra để điều chỉnh về các phán xét nhẹ nhàng, nó tồn tại nhằm đối trọng với bản năng tự nhiên của chúng ta trong việc chỉ tôn sùng sự thành công, hắt hủi mọi người thất bại, và gạt bỏ mọi người bất hạnh như những kẻ thất bại.

Chúng ta hiện đang không thoải mái với ý tưởng về một người tốt mà không thành công. Chúng ta thà nói rằng họ chẳng có gì tốt đẹp cả hơn là chấp nhận một suy nghĩ khó chịu và ít được thấy trên báo chí hơn: rằng – trên thực tế – thế giới này rất không công bằng. Nhưng nếu thiếu đi ý niệm về bi kịch, chúng ta khiến sự tồn tại của mọi người cay nghiệt hơn và phán xét họ nặng nền hơn cần thiết phải thế. Đã tới lúc chúng ta nhìn lại quá khứ để phục hồi lại các ý tưởng cực kỳ quan trọng.

Người dịch : Tô lông

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/on-losers-and-tragic-heroes/

Nhâm Dần: Thắp lên ngọn lửa thiêng giữa tối tăm

Đau đớn, bệnh tật, cô độc, hoang mang… đã theo chúng ta suốt những năm tháng dịch bệnh hoành hành… Những điều này sẽ không biến mất, chúng chỉ lui dần vào ký ức, để nhường chỗ cho nhiều điều mới đang đến. Đen tối bao trùm là điều tất yếu để lóe bừng lên tia sáng lấp lánh của tình yêu và hi vọng. Đôi khi thế gian cần bị bao phủ trong đêm đen để có thể chiêm ngưỡng được ánh trăng và

Book Hunter

31/01/2022

Hãy tự hào vì sự lạc lõng của bạn!

(Tiếp nối bài viết "Chúng ta - Thế hệ lạc lõng" https://bookhunterclub.com/chung-ta-mot-the-he-lac-long/ ) Thế hệ chúng ta, những người được sinh ra vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, là một thế hệ lạc lõng. Một thế hệ được sinh ra và lớn lên giữa một bãi hoang tàn của thế giới. Nhiều người đi trước sẽ nói rằng họ đã hi sinh cho thế hệ chúng ta, chúng ta đã có một đời sống sung túc và yên bình. Điều đó đúng, nhưng

Sinh nhật Book Hunter 2019: Chu kỳ cũ đã đi qua

Sinh nhật Book Hunter năm 2019… Nhiều thay đổi đã diễn ra với Book Hunter trong năm 2018, 2019. Có lẽ đó là những chuyển mình cần thiết ở cuối một chu kỳ 10 năm. Còn nhớ năm 2010, khi tôi còn đang lạc lối, không biết mình phải làm gì tiếp với cuộc đời của mình, tôi đã từ bỏ tất cả những gì mình đang có. Li dị chồng, bỏ công việc làm truyền hình đầy hứa hẹn, từ bỏ cả tham vọng

Ham muốn được viết hay mất mát của văn chương

Chưa thời đại nào lại có nhiều người nung nấu hoài bão cháy bỏng được trở thành nhà văn như ngày nay. Khát khao được cho ra đời một cuốn sách – có thể là một cuốn tiểu thuyết, hoặc một tự truyện – gần như đang là một trong những nguyện vọng lớn nhất của con người đương đại. Chuyện này - ở một mặt nào đó - là một bước tiến lớn đáng hoan nghênh, nó là một hệ quả của việc chữ

Minh Hùng

20/08/2018

Carl Sagan, là ai giữa Vũ trụ?

Cứ như thể một thông điệp từ hành tinh khác: đó là lời mời một nhà thiên văn trẻ rời khỏi Brooklyn và đến thăm các hồ và hẻm núi ở ngoại ô New York. “Một bức thư gửi đến hộp thư của tôi, từ Carl Sagan. Không thể tin được. Những người nổi tiếng chẳng bất chợt viết cho người lạ bao giờ.” Tại một sự kiện kỷ niệm Sagan gần đây của Thư viện Quốc hội, Neil deGrasse Tyson đã kể như vậy

Minh Hùng

21/03/2019