Home Tạo New York – Nước và đô thị (1): Lịch sử hình thành

New York – Nước và đô thị (1): Lịch sử hình thành

Minh Hùng

17/10/2019

Nguồn nước của thành phố New York nổi tiếng là dồi dào và trong sạch. Thành tựu ấy được tạo nên từ một hệ thống phức tạp gồm những đập, hồ chứa, đường ngầm và cống dẫn đã đưa 1,3 tỷ gallon nước mỗi ngày từ khu vực đầu nguồn được bảo vệ ở miền đất cao phía trên New York xuống đến cho cư dân của năm khu trong thành phố. Trên đường vận chuyển, mỗi ngày hệ thống này cũng mang 100 triệu gallon nước khác đến cho hơn một triệu khách hàng ở các hạt lân cận.

Nước của New York không phải lúc nào cũng trong sạch và dồi dào như thế. Đầu thế kỷ 17, để đáp ứng các nhu cầu của thành thị nhỏ ở đầu Manhattan, nước được rút từ cái hồ mà ngày nay gọi là  “Collect Pond”, một hồ rộng 48 acre, có suối chảy vào, nằm ở gần phố Franklin và Pearl ở hạ Manhattan. Nhưng việc không có bất kỳ hệ thống nào để xử lý chất thải phát sinh từ con người hay động vật đã dẫn đến việc nước kéo lên từ giếng ở địa phương thường bị ô nhiễm.

Quan tâm đến chính sách phát triển đô thị, bạn có thể tìm đọc sách Chiến thắng của Đô thị tại đây: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/chien-thang-cua-do-thi/

Ảnh hưởng tàn tại của nguồn nước kém vệ sinh đối với sức khỏe đã được ghi nhận từ năm 1799, khi một khế ước đã công nhận cho một công ty tư nhân – Công ty Manhattan – được cung cấp nước sạch cho những khách hàng đã trả tiền thông qua các đường ống gỗ được đặt ngay bên dưới nền đường phố ở hạ Manhattan. Nhưng nước được cấp riêng đó thậm chí vè sau cũng có vị rất tệ và thường không tinh khiết – và nó chẳng ngăn nổi dịch sốt vàng bùng phát ở thành phố vào những năm 1819, 1822, hay dịch thổ tả đã tàn phá thành phố trong các năm 1832 và 1834.

Nước sạch đến New York vào năm 1842 với việc mở ra hệ thống thủy lộ Croton. Sông Croton ở hạt Wastchester được xây đập chắn, cùng với các hồ chứa đã dẫn nước vào hệ thống cống ngầm đi xuyên 30 dặm về phía nam – đầu tiên là tới hồ tiếp nhận Yorkvile (nay là Great Lawn ở Công viên trung tâm) rồi sau đó đến hồ chứa phân phối Murray Hill (nay địa điểm ấy là Thư viện Công cộng New York) tại phố West 42nd. Hoàn toàn dựa trên trọng lực, hệ thống này có thể dẫn 30 triệu gallon nước mỗi ngày, đủ để đáp ứng được nhu cầu của một thành phố đang lớn dần lên qua bước ngoặt của thế kỷ.

Hoàn thành vào năm 1842, hồ chứa phân phối Murray Hill được đặt tại phố 42th và Đại lộ số Năm, nay địa điểm ấy là Thư viện Công cộng New York. Hồ được xây dựng theo phong cách phục hưng Ai Cập với bức tường đá granit cao 45 feet và hai bể lớn có sức chứa 24 triệu gallon nước.

Nhưng sự xuất hiện của các cống nước, nhà vệ sinh xả nước và vòi nước gia đình vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến một bước nhảy vọt trong nhu cầu dùng nước, nhu cầu ấy đã vượt quá khả năng cung cấp của hệ thống Croton. Để đáp ứng nhu cầu ấy, một đạo luật nhà nước đã được thông qua vào năm 1905 cho phép thành phố mua thêm đất ở Catskills. Cư dân của một số làng đã phải dời đi, và thị trấn của họ chìm trong nước để tạo thành hồ chứa Ashokan. Từ hồ chứa này, một đường vận nước dài 92 dặm đi xuyên qua đất đá, luồn qua bên dưới sông Hudson để mang nước về đến rìa thành phố.

Một phần bản đồ nước Manhattan của Egbert Ludovkus Viele, xuất bản năm 1889 và ngày nay vẫn được các kỹ sư và những nhà phát triển đô thị sử dụng. Bản đồ này đã thể hiện tất cả những đường ống nước của thành phố từ thuở ban đầu một cách rất chi tiết rõ ràng.

 

Nguồn gốc của ngân hàng Chase: Hệ thống phân phối nước đầu tiên của thành phố được thực hiện bởi hãng tư nhân. Năm 1799, Cơ quan lập pháp chính quyền New York đã cho công ty Manhattan mới lập của Aaron Burr được độc quyền cung cấp nước cho thành phố, ban đầu là qua các đường ống bằng gỗ. Nhưng thay vì mang nước từ bên ngoài đến như dự kiến, công ty lại đào thêm nhiều giếng ở địa phương, và tích trữ nước trong một hồ chứa tại phố Chambers; do vậy chất lượng nước chẳng được cải thiện hơn so với trực tiếp múc về từ Collect Pond. Tuy vậy công ty này vẫn phát đạt và dùng lượng thặng dư của mình để mở một ngân hàng – Ngân hàng của Công ty Manhattan – và nó còn đem lại lợi nhuận nhiều hơn cả công ty cấp nước. Khi các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được mở rộng, hoạt động phân phối nước lại bị thu hẹp lại, và năm 1808, công ty đã bán lại các hoạt động cấp nước cho thành phố. Ngân hàng Công ty Manhattan tìm con đường của mình thông qua một loạt các liên minh mới, và gần đây là sáp nhập Chase Manhattan với J.P. Morgan.

Trích từ sách The Works: Anatomy of a City (Penguin Press; 2005) – Kate Ascher

Minh Hùng dịch

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đô thị hóa là một trong những xu hướng thống trị trong chuyển dịch kinh tế xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa: Quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn trở thành thành thị. Theo góc nhìn thống kê, đô thị hóa phản ánh tỉ lệ ngày càng tăng của dân số sống trong các khu định cư được coi là thành thị, vốn tạo

Minh Hùng

15/12/2018

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Đường ống số 1 và số 2 Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến

Minh Hùng

18/10/2019

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Đô thị hóa cùng sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là về sức chứa và hiệu năng của chúng. Trong lịch sử, di chuyển trong thành phố thường bị hạn chế bởi việc đi bộ, điều này khiến những mối liên kết đô thị ở khoảng cách trung bình hoặc dài trở nên thiếu hiệu quả và tốn thời

Minh Hùng

31/12/2018

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (2): Từ hồ chứa tới cống dẫn

Ngay cả khi sau đó hệ thống Croton và Catskills được mở rộng thêm, chúng vẫn là không đủ để đáp ứng được sự phát triển liên tục của thành phố, năm 1937, hệ thống Delawave bắt đầu được xây dựng ở phía trên cách thành phố New York đến tận 125 dặm. Một vùng hơn 13 000 acre được siết chặt, thêm nhiều thị trấn, làng mạc phải chịu ngập lụt để tạo thêm các con đập, các hồ chứa cần thiết cho hệ

Minh Hùng

17/10/2019

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ (PHẦN 2): HÌNH THÁI ĐÔ THỊ

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đô thị khác nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc không gian cùng hệ thống giao thông đô thị. Hình

Minh Hùng

24/12/2018