Home Tạo Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Minh Hùng

31/12/2018

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue

Đại học Hofstra, New York

Đô thị hóa cùng sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là về sức chứa và hiệu năng của chúng. Trong lịch sử, di chuyển trong thành phố thường bị hạn chế bởi việc đi bộ, điều này khiến những mối liên kết đô thị ở khoảng cách trung bình hoặc dài trở nên thiếu hiệu quả và tốn thời gian. Do đó, các nút hoạt động có xu hướng kết tụ và hình thái đô thị co lại với những chức năng hỗn hợp. Nhiều thành phố hiện đại đã thừa hướng một hình thái đô thị vốn được sinh ra dưới điều kiện như vậy, dẫu cho ngày nay chúng không còn thịnh hành nữa. Chẳng hạn, khu vực trung tâm đô thị đông đúc ở nhiều thành phố thuộc Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu cho phép cư dân chỉ cần đi bộ hay đi xe đạp là có thể trải qua một phần ba hay hai phần ba các tuyến du lãm tham quan nơi đây. Ở chiều ngược lại, những hình thái đô thị phân tán có ở hầu hết các thành phố mới dựng lên trên đất Hoa Kỳ, Canada và Australia, nơi khuyến khích việc đi lại bằng ô tô và gắn liền với mức độ cơ động cao. Nhiều thành phố lớn đồng thời là thành phố cảng, nơi sự khai thông hàng hải đóng một vai trò quan trọng bền vững không chỉ đối với sức sống kinh tế mà còn cả với cấu trúc không gian đô thị, mà trong đó khu vực cảng là một nốt trọng yếu. Các sân bay cũng đã và đang đóng một vai trò ngày càng tăng trong cấu trúc không gian đô thị khi chúng được coi như những “thành phố bên trong thành phố”.
Sự phát triển của giao thông vận tải thường dẫn đến sự biến đổi hình thái đô thị. Công nghệ vận tải càng phát triển cấp tiến, hình thái đô thị càng biến đổi nhiều. Trong số những thay đổi cơ bản nhất trong hình thái đô thị, có sự nổi lên của những cụm mới (Xem hình 1) thể hiện ra những hoạt động đô thị mới mẻ, cùng những mối quan hệ mới giữa các yếu tố của hệ thống đô thị. Nhiều thành phố đang dần định hình một hình thái đa trung tâm, thay đổi này gắn liền với các kiểu mẫu di chuyển mới (Xem hình 2). Khu thương mại trung tâm (CBD), từng là điểm đến chính của hành khách và được giao thông công cộng hướng tới, nay được thay thế bằng các hoạt động điều hành, sản xuất và phân phối mới mẻ. Trong khi ngành sản xuất truyền thống phụ thuộc vào nơi làm việc tập trung cùng giao thông vận tải, thì sự phát triển của công nghệ và giao thông đã làm cho ngành công nghiệp hiện đại trở nên linh hoạt hơn. Trong nhiều trường hợp, nơi sản xuất được di dời về vùng ngoại ô, thậm chí di dời toàn bộ tới một vị trí giá rẻ xa xôi. Các hoạt động văn phòng và bán lẻ cũng được dời ra ngoại ô, tạo ra thay đổi cho hình thái đô thị. Đồng thời, nhiều ga trạm giao thông quan trọng, cụ thể là cảng hay sân ga, đã xuất hiện ở các vùng ngoại ô theo yêu cầu mới trong phân phối chuyên chở bằng tàu biển hiện đại, vốn bắt nguồn một phần từ việc vận chuyển bằng container. Cấu trúc không gian đô thị đã chuyển từ tính đơn điểm sang đa điểm, nghĩa là tạo nên những hình thức mới của phát triển đô thị, những kết nối mới trong sự phát triển kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu.

Hình 1: Sự phát triển cấu trúc không gian của một đô thị

Hình 2: Mẫu hình di chuyển khả dĩ ở đô thị

Ban đầu, sự phát triển của vùng ngoại thành chủ yếu diễn ra ở vùng kề cận với đường hành lang chính, để lại những mảnh đất trống hay đất nông nghiệp ở giữa. Sau đó, không gian giữa dần được lấp đầy, ít nhiều liên kết lại. Những đường cao tốc và đường vành đai, bao quanh và tỏa rộng ra từ thành phố báo hiệu sự phát triển của ngoại thành, sự xuất hiện của những trung tâm vệ tinh cạnh tranh về sức hấp dẫn của các hoạt động kinh tế với khu thương mại trung tâm. Kết quả là, nhiều cơ hội việc làm được chuyển sang cho ngoại thành (thậm chí có thể đến những nơi hoàn toàn mới ở vị trí xa xôi hơn), và hệ thống vận hành của các thành phố được thay đổi đáng kể. Các phần khác nhau của thành phố có những thuyết động lực khác nhau, phụ thuộc vào kiểu mẫu không gian của chúng. Những thay đổi này đã xảy ra tùy theo nhiều bối cảnh địa lý và lịch sử, đáng chú ý là ở Bắc Mỹ và châu Âu (Xem hình 3), nơi mỗi bước phát triển của giao thông vận tải lại dẫn tới một cấu trúc không gian khác nhau. Có khi, đặc biệt lúc cơ sở hạ tầng đường đô thị hiện đại được xây mới, hình thái đô thị có thể có bước phát triển tiếp sau rất đáng chú ý. Hai quá trình này có tác động đáng kể đến các hình thái đô thị đương đại:

  • Sự mở rộng đô thị tràn lan: một xu hướng chủ yếu ở Bắc Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II, ở đây đất đai rộng lớn, chi phí vận chuyển thấp, nền kinh tế bị thống trị bởi các hoạt động cấp 3 và cấp 4. Trong điều kiện ấy, chẳng ngạc nhiên khi nhận ra rằng có một mối liên hệ bền chặt giữa mật độ dân cư đô thị và việc sử dụng ô tô (Xem hình 4). Ở nhiều thành phố, khu vực xây dựng mở rộng nhanh hơn cả dân số của nó. Thêm vào đó, việc di chuyển đi lại trở nên tương đối rẻ so với giá đất, vì vậy các hộ gia đình thường muốn mua nhà giá rẻ ở khu ngoại thành. Có thể nhìn ra mẫu hình tương tự thế này ở các thành phố châu Âu, nhưng sự thay đổi này đang diễn ra ở tốc độ chậm hơn và liên quan đến một phạm vi nhỏ hơn.
  • Sự phân tán các hoạt động dẫn tới hai hiệu ứng trái ngược. Thứ nhất, thời lượng cho việc đi lại được giữ tương đối ổn định. Thứ hai, quãng đường đi lại có xu hướng tăng dần và người ta thường dùng ô tô hơn là phương tiện công cộng. Hầu hết các hệ thống giao thông và đường bộ được phát triển để tạo điều kiện kết nối vùng ngoại thành với trung tâm, thay vì nối các vùng ngoại thành với nhau. Do đó, đường chính ở ngoại thành cũng thường tắc nghẽn như đường chính trong đô thị.

Hình 3: Sự phát triển của giao thông vận tải và hình thái đô thị ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Hình 4: Mật độ dân số và lượng xe sử dụng ở một số thành phố trên toàn cầu (trục hoành: mật độ dân số người/ha, trục tung: tỉ lệ sử dụng xe hơi đi lại)

Mặc dù hệ thống giao thông vận tải và những mô hình du lịch đã có những thay đổi đáng kể theo thời gian, một điều vẫn không đổi rằng hầu hết con người đều di chuyển trong khoảng 30 đến 40 phút theo một hướng (Xem hình 5). Trên toàn cầu, mọi người đang dành khoảng 1, 2 giờ mỗi ngày để di chuyển, ở bất cứ nơi nào, cả nơi có mật độ di chuyển cao lẫn thấp. Tuy nhiên, các công nghệ vận tải khác nhau có tốc độ và sức chứa khác nhau (Xem hình 6). Do đó, các thành phố chủ yếu dựa vào phương tiện vận chuyển không động cơ (non-motorized transport) có xu hướng trở nên rất khác biệt so với các thành phố phụ thuộc vào xe hơi. Vậy nên công nghệ vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định ra hình thái đô thị và kiểu mẫu không gian của các hoạt động đa dạng nơi đô thị. Tuy vậy, sự phát triển của hình thái đô thị là tùy theo đường lối (Xem hình 7), nghĩa là cấu trúc không gian hiện thời hiển nhiên là kết quả của những phát triển trong quá khứ, nhưng chính những sự phát triển ấy lại gắn kết chặt chẽ với điều kiện địa phương về bối cảnh, giới hạn vật chất và những đầu tư về cơ sở hạn tầng và mô hình.

Hình 5: Thời lượng di chuyển trung bình (một chiều) tại một số đô thị lớn (đơn vị: phút)

 

Hình 6: Những đặc tính dịch vụ của hình thức giao thông đô thị

Hình 7: Những đường lối phát triển giao thông đô thị

 

Nguồn: https://transportgeography.org

Người dịch: Minh Hùng

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022

New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

Hệ thống xử lý nước Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần phải xử lý. Nhiều hóa chất đã được hòa thêm vào nước trên đường dẫn để đảm bảo chất lượng đồng nhất của nước ở đầu ra: chất nhôm và các hóa chất khác để tạo thành “floe” – các hạt dính giúp hút bụi bẩn và kéo chìm xuống đáy

Minh Hùng

23/10/2019

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 5: Chính sách phản hồi bong bóng bất động sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong phần này, tôi chuyển sang thảo luận về các chính sách đối phó với sự bùng nổ và sụp đổ thị trường bất động sản, chia tách phần thảo luận về chính sách thành hai phần nhỏ riêng biệt. Tiểu mục đầu tiên

Yến Nhi

13/12/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 2: Sụp đổ và Bùng nổ (Edward Glaeser)

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives - Book Hunter Bùng nổ trong thập niên 1920 (Roaring Twenties) và cú sụp đổ năm 1929 Cuộc đại khủng hoảng (quanh 1933) gắn liền với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 hơn là bất động sản, nhưng giá tài sản song

Yến Nhi

23/11/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #8: Hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố

Mời các bạn cùng theo dõi video số 8 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giải thích cho chúng ta về hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố. Ta thường nhìn cảnh tắc đường rồi ước giá thành phố mình thưa người hơn, rồi lại nhìn lợi ích kinh tế từ việc

Minh Hùng

06/06/2024