Home Đọc Y học đối xử với phụ nữ thật kinh khủng

Y học đối xử với phụ nữ thật kinh khủng

le-ai

Lê Ái

23/12/2021

“Thật bàng hoàng và phẫn nộ với cách y học hủy hoại phụ nữ suốt thời gian qua”, Elinor Cleghorn nói.

Hippocrates, người lập ra nền y khoa hiện đại, tin rằng phụ nữ bị dạ con của họ điều khiển. Cha đẻ của ngành phụ khoa hiện đại, James Marion Sims, thí nghiệm vào giữa những năm 1800 trên các nữ nô lệ da đen không có thuốc gây tê, tin rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn phụ nữ da trắng. (Cho đến khi bị gỡ bỏ vào năm 2018, tượng của ông đứng trong Central Park ở New York hơn một thế kỷ). Các bác sĩ khẳng định rằng quyền bầu cử của phụ nữ sẽ gây ra tổn thương cho cơ thể yếu ớt và làm suy giảm trí óc của họ. Những ví dụ này phủ lên châm ngôn “trước tiên đừng gây hại” một tấm vải liệm đáng ghê tởm.

Lịch sử y học cũng mang tính xã hội và văn hóa giống như khoa học, và sự thống trị của nam giới được củng cố trên những nền tảng của nó. Nhưng ngay cả tác giả Elinor Cleghorn, người từng dành cả năm qua để đi sâu vào lịch sử mối quan hệ giữa phụ nữ với y học, đã kinh ngạc vì “nó có ý thức và quỷ quyệt làm sao”, bà nói. “Các học thuyết sinh học về cơ thể phụ nữ từng được dùng để củng cố và ủng hộ việc đàn áp những ý tưởng xã hội về người phụ nữ”.

Các bác sĩ có thể nói với tôi chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể tôi, nhưng họ không thể nói tại sao tôi bị lupus ban đỏ toàn thân hoặc vì sao tôi, với tư cách một người phụ nữ, lại dễ bị tổn thương.

Cuốn sách mới của Cleghorn, Unwell Women, liệt kê một chuỗi dài những kiểu hiểu nhầm và chẩn đoán sai về cơ thể lẫn trí óc phụ nữ trong suốt lịch sử. Từ dạ con lệch hướng của Hy Lạp cổ (ý tưởng tử nằm sai chỗ gây ra nhiều bệnh tật cho phụ nữ) và các phiên tòa phù thủy ở châu Âu thời Trung Cổ, buổi đầu của chứng cuồng loạn (hysteria), cho đến những thần thoại hiện đại xoay quanh kinh nguyệt, bà đã bóc trần cách đối xử khó tin và đôi khi thật khủng khiếp với phụ nữ trong thành thiên niên kỷ nhân danh y học.

Từng là nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford với kiến thức nền tảng về lịch sử và văn hóa nữ quyền, Cleghorn khắc họa một cách tỉ mỉ một khung cảnh thường làm người ta phát điên để chứng minh cách thức và lý do mà thế giới y học phụ quyền đã gây hại cho phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ không được cung cấp đủ phương tiện y tế và phụ nữ da màu. Đồng thời, cuốn sách Unwell Women còn cho thấy việc tước đi quyền bầu cử và phân biệt  đối xử còn tồn tại đến tận ngày nay, đưa lại kết quả là sự miêu tả chưa đúng mực về phụ nữ trong các thí nghiệm y khoa, lan truyền những ý tưởng rằng nỗi đau của phụ nữ là tâm lý hay cảm xúc, và sự bất bình đẳng, đôi khi hệ thống y tế bất lợi có nhiều khả năng cấp cho phụ nữ các loại thuốc chống suy nhược và thuốc an thần hơn là chuyển tuyến để chẩn đoán và chăm sóc chuyên sâu hơn.

Cleghorn được truyền cảm hứng viết sách sau trải nghiệm của chính bản thân khi bị các bác sĩ gạt bỏ suốt nhiều năm trời trước khi được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một căn bệnh khó xác định ở phụ nữ hơn là nam giới 9 lần. (Ngôi sao nhạc pop Selena Gomez từng thẳng thắn nói về cuộc chiến của cô với căn bệnh nan y phức tạp).

“Tôi đã cố tìm hiểu lý do tại sao không bác sĩ nào của tôi có thể thực sự giải thích kỹ về nó. Họ có thể nói với tôi chuyện gì đang diễn ra bên trong cơ thể tôi, nhưng họ không thể nói tại sao tôi mắc bệnh hay tại sao tôi, một người phụ nữ, lại dễ bị ảnh hưởng hơn. Tôi bắt đầu đào sâu vào lịch sử y khoa và tìm thấy những người phụ nữ trong các nghiên cứu điển hình từng thực sự có cảm nhận giống như tôi”. (Cleghorn bắt đầu viết cuốn sách trong thời gian giãn cách, dựa trên những bản lưu trữ y khoa trực tuyến và các bộ sưu tập số mở rộng của Thư viện Wellcome. “Tôi gặp may, những người đàn ông viết về cơ thể phụ nữ lại thích viết nhiều về họ” bà nhịn cười.)

Có một chủ nghĩa cấp tiến thầm lặng trong việc sử dụng hiểu biết của phụ nữ về chính bản thân họ để thay đổi văn hóa bất bình đẳng trong y học

“Những người phụ nữ cùng cảnh ngộ” này đã tạo động lực để Cleghorn tìm hiểu về các chứng bệnh nan y, kinh niên ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là đàn ông. Một căn bệnh như thế là chứng lạc nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến ước tính 1/10 phụ nữ trên khắp thế giới và vẫn mất, trung bình, từ 7 đến 9 năm để được chẩn đoán. Dù nó đã được đặt tên vào những năm 1920, nhưng tất cả những bí ẩn trong chẩn đoán căn bệnh này vẫn còn cho đến ngày nay, Cleghorn nhận thấy. “Bệnh lạc nội mạc tử cũng được một bác sĩ miêu tả từ những năm 1920 như câu đố về căn nguyên, và chúng ta vẫn chưa biết điều gì tạo ra nó. Việc lần theo sự thiếu tiến bộ kéo dài hơn 100 năm này là ví dụ thực tế cho thấy chúng ta đã đạt được ít tiến bộ ra sao. Tôi muốn quay ngược lại và tìm hiểu tại sao xung quanh những căn bệnh này và những khoảng trống này vẫn còn nhiều dấu hỏi chấm, sự bất công và phân biệt đối xử này thực sự xuất phát từ đâu.”

Hóa ra mẫu thuẫn đã đưa đến sự bùng nổ trong nghành công nghiệp sức khỏe ngày nay, điều mà Cleghorn lưu ý rằng lợi nhuận từ phần lớn phụ nữ và sự phổ biến của ngành công nghiệp này gắn liền với sự phổ biến của các căn bệnh nan y như vậy. “Ngành y tế biết rằng những người phụ nữ với tình trạng sức khỏe như thế này hiện đang bị y học truyền thống làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế nó tự điều chỉnh để quan tâm, lắng nghe, xem bạn như một cá nhân. Nhiều ngôn ngữ trong ngành chăm sóc sức khỏe có vẻ như đáng sợ với tôi ở thế kỷ 19, vì những căn bệnh và hội chứng đi cùng với nó”.

Xuyên suốt cuốn sách, Cleghorn nhấn mạnh các tác động kép của chủng tộc, quyền tiếp cận và đặc quyền giới. “Ở Anh, chúng ta đang phải đối mặt với những thất bại của mình xung quanh sức khỏe của phụ nữ da đen, phụ nữ gốc Á và phụ nữ đa sắc tộc, họ gặp phải nhiều sự bất bình đẳng về sức khỏe hơn phụ nữ da trắng, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản,” bà lưu ý. Nhưng bà mất tinh thần trước phản ứng “mang tính xoa dịu” của chính phủ Anh. “Thật phẫn nộ và sốc khi không có thêm tiền bạc, chiến lược, kinh phí, nghiên cứu và ưu tiên cấp bách cho các vấn đề như là tỷ lệ sản phụ tử vong của phụ nữ da đen”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà kinh nghiệm và tiếng nói chủ quan của phụ nữ được sử dụng. Đó là điểm quan trọng để bắt đầu vì phụ nữ không phải đá

Song hành với lịch sử về những bất công và thất bại này là một lịch sử khác đầy sức mạnh của sự phản kháng và những đóng góp mang lại lợi ích cho phụ nữ. Bà trích dẫn bác sĩ điều trị tiên phong người Mỹ Mary Putnam Jacobi, người mà vào những năm 1870 đã tranh luận về ý tưởng rằng phụ nữ cần nghỉ ngơi trong suốt kỳ kinh nguyệt. “Các bác sĩ điều trị nam giới thời đó chỉ sử dụng những giai thoại và phỏng đoán, nhưng Putnam Jacobi đã dùng sự hiểu biết chủ quan từ phụ nữ để bác bỏ họ một cách dõng dạc. Có một chủ nghĩa cấp tiến thầm lặng trong việc sử dụng những hiểu biết của phụ nữ về chính bản thân họ để thay đổi văn hóa bất bình đẳng trong y học”.

Đó là nơi mà Cleghorn đạt hi vọng cho tương lai, với chương kết có tựa đề Believe Us. Những người phụ nữ trong suốt một thời gian dài đã bị xem là những người kể chuyện không đáng tin về cơ thể của họ. Dù y học hiện đại ngày nay cho phép phụ nữ tự giáo dục bản thân về cơ thể (một điều xa xỉ bị cấm đoán trong nhiều thế kỷ) và đem lại cho phụ nữ những cơ hội tham gia vào cộng đồng y học, nhưng Cleghorn tin rằng việc thấu hiểu sức khỏe của phụ nữ vẫn là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, bắt đầu một giải pháp rất dễ, cô nói. “Ưu tiên tiếng nói của phụ nữ thật sự quan trọng. Tôi không cảm thấy như đây là mưu tính gia trưởng lớn lao – thành kiến ngầm, vô thức đã ăn sâu, ngay cả trong sự thiết lập tương tác giữa bác sĩ – bệnh nhân. Khi tôi được trao cơ hội lên tiếng thoải mái, không cảm thấy bị thúc giục hay phán xét, tôi cảm thấy như mình nhận được sự chăm sóc tốt hơn”.

Chiến lược sức khỏe phụ nữ hiện nay của chính phủ Anh, trong đó người ta thu thập bằng chứng từ phụ nữ về việc họ được điều trị thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe, là bước đột phá, bà cho biết. “Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà kinh nghiệm và tiếng nói chủ quan của phụ nữ được sử dụng. Đó là điểm quan trọng để bắt đầu vì phụ nữ không phải đá”.

Cleghorn hi vọng cuốn sách của bà giúp đỡ được cho những ai từng có trải nghiệm sức khỏe khó khăn hoặc đau đớn “cảm thấy được đánh giá cao và có giá trị, bởi việc này có thể rất đơn độc, rất mất tinh thần và nhân tính. Nhưng việc mắc bệnh cũng có ý nghĩa rằng bạn là một phần của quá trình tạo ra tri thức rất quan trọng này. Tôi hi vọng rằng độc giả có thể đặt bản thân họ vào trang sử mà giờ đây chúng đều hi vọng có thể bắt đầu thay đổi.” – Guardian.

Lisa Wong Macabasco

Nguồn: The Irish Times

Dịch: Lê Ái

Tại sao nghiên cứu khoa học vẫn chủ yếu tập trung vào nam giới

Bất chấp chỉ thị của chính phủ, phụ nữ thường được coi là những người đi sau trong nghiên cứu khoa học. Các ý quan trọng trong bài Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng mặc dù có nhiều phụ nữ tham gia vào các thí nghiệm hơn nhưng dữ liệu cụ thể về giới tính thường không được phân tích. Chỉ khoảng một phần ba các nghiên cứu phân tích người tham gia được công bố theo giới tính. Một số nhà nghiên

Book Hunter

04/03/2023

Mưa rào không mây – Osho bàn về chứng ngộ của phụ nữ

Nhi nữ đa tình nguyên thị PhậtAnh hùng mạt lộ bán vi Tăng Thời bé, khi đọc hai câu thơ này, tôi rất tâm đắc, tâm đắc một cách vô thức mà không hiểu vì lẽ gì mình lại thích thú đến thế. Tại sao nữ nhi say đắm vì tình thì đích thị là Phật, còn đấng anh hùng quy ẩn lại chỉ nửa là Tăng, trong khi giáo lý của Đức Phật luôn nhắc nhở các tỳ kheo đừng si mê, đừng bám

Khi phụ nữ đương đầu với đói nghèo, bệnh tật & tình trạng nhận thức thấp về sức khỏe phụ nữ

Đôi điều suy nghĩ khi đọc “Từ Phẫn Nộ đến Can Đảm” của Anne Firth Murray Trong rất nhiều cuộc trò chuyện về những người phụ nữ yếm thế phải chịu đựng cách cư xử thờ ơ, hơn cả thế, sự bạo hành từ nam giới và cả chính những phụ nữ khác trong cộng đồng, tôi luôn nghĩ: lỗi là do họ. Họ đã quá bạc nhược và kém cỏi để không dám đứng dậy và đấu tranh, và đời sống họ đang phải

Trói buộc trong tính nữ

Tính nữ - một khái niệm mơ hồ được đẻ ra bởi tâm trí thích phân chia của loài người. Giữa dòng lịch sử do nam giới thống trị, “tính nữ” được người ta nhắc đến như một trạng thái đối lập, một hình thức chống đối. Nếu tính nam là cương – áp chế - mạnh mẽ thì tính nữ sẽ được định tính bởi nhu – yêu thương – mềm mại, như thể mọi thuộc tính của tính nam là phản diện còn

“Triết học cho con gái” hay triết học của “cơi đựng trầu”

“Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” Cặp ca dao Việt Nam này thường được dùng  để mỉa mai phụ nữ, ý muốn ám chỉ rằng phụ nữ dẫu có sâu sắc đến mấy cũng nông chư chiếc cơi đựng trầu, không thể sánh với đàn ông, dẫu có nông nổi mấy thì cũng có ý nghĩa thâm sâu. Thực ra, cặp ca dao này có thể được hiểu theo một nghĩa khác nếu ta mở rộng tầm