Home Soát BẰNG CHỨNG MẠNH MẼ CHỈ RA RẰNG: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DƯỜNG NHƯ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ

BẰNG CHỨNG MẠNH MẼ CHỈ RA RẰNG: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DƯỜNG NHƯ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ

Ô nhiễm không khí gây thiệt hại cho sức khỏe nhiều hơn những gì người ta từng nghĩ, tăng nguy cơ đáng kể đối với căn bệnh Alzheimer. Trong khi đó, chất lượng không khí đang ngày một xấu đi.

CÂU CHUYỆN NÀY nguyên bản đăng trên Mother Jones và là một phần của sự hợp tác với Climate Desk.

Cách đây vài năm, tôi đứng trong một chiếc xe kéo chật chội bên cạnh xa lộ 110 đông đúc ở Los Angeles khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California thu thập muội xe được thải ra bởi các phương tiện giao thông đang phả ra liên tục cách thiết bị của họ chỉ vài thước, nó sẽ phát tiếng kêu lạch cạch mỗi khi có xe tải nặng chạy qua. Tôi đã ở đó để tìm hiểu về cách các nhà khoa học bắt đầu liên kết giữa yếu tố không khí ô nhiễm — từ các nhà máy điện, xe có động cơ, cháy rừng, một vài ví dụ như vậy — với một trong những căn bệnh chúng ta có ít hiểu biết nhất và đáng sợ nhất: chứng sa sút trí tuệ.

Vào thời điểm đó, như tôi đã có báo cáo trên Mother Jones, nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí giống như một yếu tố có thể góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ đang báo động, thống nhất và, sau cùng là “gợi mở”. Kể từ đó, một làn sóng các nhà khoa học đã công bố những nghiên cứu tiết lộ rằng ô nhiễm không khí tồi tệ hơn nhiều cho chúng ta so với những gì chúng ta tưởng tượng trước đây. Trên thực tế, bằng chứng thuyết phục đến mức nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu hiện nay tin rằng đó là kết luận. Caleb Finch, nhà lão khoa và là lãnh đạo mạng lưới nghiên cứu về Ô nhiễm không khí và Bệnh về não của USC, đã hoàn thành nhiều nghiên cứu mới này cho biết: “Tôi không ngần ngại chút nào để nói rằng ô nhiễm không khí gây ra chứng mất trí nhớ”. Về ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và phúc lợi của chúng ta, Finch nói, “Ô nhiễm không khí cũng tệ như khói thuốc lá”. Bằng chứng này được đưa ra cùng với tin tức đáng báo động rằng chất lượng không khí đang thực sự xấu đi ở nhiều thành phố ở Hoa Kỳ, trong khi chính quyền Trump tiếp tục nỗ lực trì hoãn hoặc lùi lại các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều gì khiến Finch – và cả nửa tá các nhà nghiên cứu mà tôi từng trao đổi với họ – chắc chắn đến vậy?

Trong số tất cả các nghiên cứu mới, có ba nghiên cứu đặc biệt vẽ nên một bức tranh rõ nét về mức độ mà chất lượng không khí của chúng ta có thể xác định liệu chúng ta sẽ già đi với trí óc còn nguyên vẹn hay không. Trong một nghiên cứu năm 2018, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 130.000 người lớn tuổi sống ở London trong vài năm. Những người tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí ở mức độ cao hơn, đặc biệt là nitơ điôxít và vật chất dạng hạt mịn thải ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, dường như có khả năng cao mắc căn bệnh Alzheimer – loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất – hơn so với những người khác có cùng đặc điểm nhân khẩu học với họ. Tổng kết lại, những người London tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao nhất có nguy cơ mắc bệnh Alzheimercao gấp 1.5 lần trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu so với những người hàng xóm phơi nhiễm ở những mức độ thấp hơn – đó là một kết quả lập lại từ những phát hiện trước đây tại Đài Loan, nơi mức độ ô nhiễm không khí cao hơn nhiều.

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí The Lancet đã theo dõi tất cả những người trưởng thành sống ở Ontario (khoảng 6,5 triệu người) trong hơn một thập kỷ và phát hiện ra rằng những người sống gần các tuyến đường giao thông lớn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu, bất kể tình trạng sức khỏe căn bản của họ hay trạng thái kinh tế xã hội.* Cả hai nghiên cứu này đều ước tính rằng khoảng 6 đến 7% những ca sa sút trí tuệ trong các mẫu của họ đều có thể là do tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Những nghiên cứu trên của Anh và Canada đều chắc chắn gây chú ý, nhưng đáng chú ý nhất, và lại ít được báo cáo nhất, là nghiên cứu đến từ Mỹ. Một cách tình cờ, nghiên cứu này cũng được lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đây của chúng tôi.

Tiếp theo những báo cáo ban đầu của chúng tôi về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sự sa sút trí tuệ, ba nhà kinh tế ở Đại học Bang Arizona – Kelly Bishop, Nicolai Kuminoff và Jonathan Ketcham – đã quyết định theo đuổi một cuộc điều tra quy mô lớn về vấn đề này. Ketcham nói: “Chúng tôi thấy bài báo của Mother Jones rất đáng chú ý”. “Nó chứa đựng nhiều thông tin về những khả năng có vẻ hợp lý và cần thiết có thêm nhiều những nghiên cứu chặt chẽ hơn để có thể kiểm tra mối tương quan nhân quả”.

Cuối cùng, Bishop, Kuminoff và Ketcham đã quyết định liên kết dữ liệu chất lượng không khí của EPA với hồ sơ Medicare trong 15 năm của 6,9 triệu người Mỹ trên 65 tuổi. Nhóm nghiên cứu thay vì chỉ đơn giản hỏi liệu người Mỹ tiếp xúc với  không khí bị ô nhiễm có phát triển chứng sa sút trí tuệ với tỷ lệ cao hơn hay không, đã xác định một thí nghiệm gần như tự nhiên mà phân chia người Mỹ một cách ngẫu nhiên thành các nhóm phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ở mức độ cao hơn và thấp hơn. Năm 2005, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã thắt chặt quy định tại 132 hạt ở 21 bang vì phát hiện các hạt này vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng không khí mới về ô nhiễm chất hạt mịn. Do đó, cư dân của những hạt này đã chứng kiến chất lượng không khí nơi họ sống được cải thiện với tốc độ nhanh hơn so với những người cùng nhân khẩu học với họ sống ở các hạt khác, những người ban đầu có mức độ phơi nhiễm tương đương nhưng lại sống ở những hạt có mức độ ô nhiễm chỉ thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn chất lượng không khí mới.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên về các tiêu chuẩn khác nhau trên cả nước đã cho phép các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi là liệu việc giảm có kiểm soát phơi nhiễm với ô nhiễm không khí có thực sự dẫn đến việc giảm đi số trường hợp bị sa sút trí tuệ, từ bệnh Alzheimer cho tới những căn bệnh sa sút trí tuệ khác, như là bệnh đột quỵ. Điều này đã vượt ra khỏi giới hạn đáng kể của những nghiên cứu khác, những nghiên cứu chỉ có thể so sánh sự khác nhau giữa việc phơi nhiễm và sự tăng tỷ lệ mắc bệnh “một cách tự nhiên” giữa những người sống ở những khu vực khác nhau hơn là sự can thiệp theo kế hoạch. “Nếu những người có trình độ học vấn thấp hơn, những người không giàu có bằng và kém khỏe mạnh hơn vì những lý do nào đó mà chúng ta không thể quan sát được cuối cùng lại phải sống ở những khu vực ô nhiễm hơn”, Ketcham nói: “rất khó để nói những yếu tố đó có thể đã dẫn đến bệnh tật”.

Theo báo cáo tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia năm ngoái, Bishop, Kuminoff và Ketcham đã xác định rằng ô nhiễm không khí thực sự có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ, cụ thể là chứng mất trí nhớ Alzheimer. Tại các hạt phải nhanh chóng tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng không khí mới, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer thấp hơn so với những người giống như họ sống ở những hạt không áp dụng các quy tắc mới. Việc phơi nhiễm hàng năm với trung bình thêm một microgram ô nhiễm hạt mịn trên mỗi mét khối không khí (một lượng nằm trong phạm vi chênh lệch mà bạn có thể nhận ra nếu bạn chuyển từ một khu phố sạch sẽ sang một khu vực ô nhiễm hơn) làm tăng nguy cơ sa sút trí nhớ cho những người lớn tuổi điển hình tại Mỹ giống như việc họ đã già thêm 2,7 tuổi. Các tác giả ước tính rằng quy mô của nguy cơ gia tăng này gần bằng quy mô của các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ nổi tiếng khác, bao gồm tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Tổng kết toàn bộ kết quả, Ketcham cho biết, việc thực thi tiêu chuẩn chất lượng không khí nghiêm ngặt hơn của EPA có thể giúp giảm 140.000 người phải sống với chứng sa sút trí tuệ vào năm 2014. Ông đặt giá trị kinh tế của việc tránh được gánh nặng bệnh tật đó vào khoảng 163 tỷ USD.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn những gì xảy ra trong não khi bạn hít thở không khí ô nhiễm – và điều đó có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh nhiều năm sau đó như thế nào. Khi bạn hít phải các chất ô nhiễm, những phần tử nhỏ nhất thải ra từ ô tô, nhà máy điện và những nơi đốt cháy nhiên liệu, sẽ lưu lại trong mô nhạy cảm của phổi hoặc đi vào máu của bạn. Ở những nơi đó, chúng kích hoạt phản ứng miễn dịch tìm kiếm để bao vây và loại bỏ các phần tử xâm nhập. Theo thời gian, phản ứng đó hình thành nên cái mà chúng ta gọi là viêm nhiễm mang tính hệ thống, hoặc một phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và quá nhạy trên toàn cơ thể.

Caleb Finch nói rằng viêm nhiễm toàn hệ thống dường như là cách sơ khởi mà ô nhiễm không khí gây hại cho não. Vào đầu năm 2017, Finch và các đồng nghiệp của ông đã chỉ ra rằng chứng viêm theo sau sự phơi nhiễm ô nhiễm không khí dẫn đến sự hình thành các mảng Alzheimer trong não của những con chuột bị biến đổi gen để phát triển bệnh lý Alzheimer. George Martin, giám đốc danh dự của Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Alzheimer, Đại học Washington, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Điều đó thật ấn tượng”. Vì nghiên cứu đó và những nghiên cứu khác tương tự, bây giờ Martin tin rằng ô nhiễm không khí có thể là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của chứng sa sút trí tuệ, mặc dù ông muốn có thêm bằng chứng về cơ chế, “và lý tưởng nhất là về một thành phần cụ thể hoặc các thành phần của không khí bị ô nhiễm”.

Trong những năm tới đây, những phát hiện mới này có thể hình thành hiểu biết của các nhà khoa học về bệnh thoái hóa thần kinh. Vì những nghiên cứu mới này, George Perry, nhà khoa học chính của Hiệp hội Sức khỏe Não bộ tại Đại học Texas ở San Antonio và là tổng biên tập của Tạp chí Bệnh Alzheimer, cho biết “quan điểm của ông về bệnh Alzheimer đang thay đổi, và tôi nghĩ lĩnh vực này đang thay đổi cùng với đó. ” Perry hiện tin rằng ô nhiễm không khí là một yếu tố mang tính nguy cơ tiềm ẩn đối với chứng sa sút trí tuệ, và tạp chí về bệnh Alzheimer của ông sẽ sớm phát hành một số đặc biệt chỉ dành cho mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Một phần khác do được thúc đẩy bởi những bằng chứng mới này, Perry cũng đang dần nhìn nhận chứng sa sút trí tuệ là một căn bệnh giống như ung thư, căn bệnh mà nhiều yếu tố có thể dẫn đến bệnh lý. “Mọi người phát triển ung thư mà không hút thuốc hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm,” ông nói, “nhưng mỗi yếu tố trong những yếu tố đó sẽ làm tăng nguy cơ của bạn”.

 

Không giống như hút thuốc, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biết được là mình có đang tiếp xúc với không khí bẩn, và cũng không được quyền quyết định khi nào thì bỏ (giống như quyết định bỏ thuốc lá). Tuy nhiên, Kuminoff của Bang Arizona tin chắc rằng chúng ta có thể tránh được chứng sa sút trí tuệ nhiều hơn bằng cách tăng cường các tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí hiện có của mình. Nếu như có một mức độ phơi nhiễm an toàn, ông phát biểu, “chúng ta vẫn chưa đạt ngưỡng đó.”

Dịch: Susan

Nguồn: https://www.wired.com/story/air-pollution-dementia/?mbid=email_onsiteshare

* socioeconomic status – SES: khái niệm bao hàm 3 nhân tố chính quyết định sức khỏe: hệ thống chăm sóc sức khỏe, phơi nhiễm môi trường, hành vi sức khỏe.

New York – Nước và đô thị (1): Lịch sử hình thành

Nguồn nước của thành phố New York nổi tiếng là dồi dào và trong sạch. Thành tựu ấy được tạo nên từ một hệ thống phức tạp gồm những đập, hồ chứa, đường ngầm và cống dẫn đã đưa 1,3 tỷ gallon nước mỗi ngày từ khu vực đầu nguồn được bảo vệ ở miền đất cao phía trên New York xuống đến cho cư dân của năm khu trong thành phố. Trên đường vận chuyển, mỗi ngày hệ thống này cũng mang 100 triệu

Minh Hùng

17/10/2019

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị

Ngày nay, hầu hết mọi người đều tin rằng không thể thực sự nói cho rạch ròi về định nghĩa cái xấu và cái đẹp trong quy hoạch đô thị. Ý tưởng rằng “cái gu chỉ là tương đối” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa hiện đại. Tranh cãi với luận điểm này thì dễ bị coi là hơi loạn trí, hoặc thậm chí là độc đoán. Bạn không thể nói điều gì đẹp, điều gì không Thái độ này trở nên phổ

Minh Hùng

01/01/2019

New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

Hệ thống xử lý nước Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần phải xử lý. Nhiều hóa chất đã được hòa thêm vào nước trên đường dẫn để đảm bảo chất lượng đồng nhất của nước ở đầu ra: chất nhôm và các hóa chất khác để tạo thành “floe” – các hạt dính giúp hút bụi bẩn và kéo chìm xuống đáy

Minh Hùng

23/10/2019

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ (PHẦN 2): HÌNH THÁI ĐÔ THỊ

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đô thị khác nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc không gian cùng hệ thống giao thông đô thị. Hình

Minh Hùng

24/12/2018

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Đường ống số 1 và số 2 Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến

Minh Hùng

18/10/2019