Home Ngẫm Aristotle có thể dạy chúng ta điều gì về sự tương giao

Aristotle có thể dạy chúng ta điều gì về sự tương giao

tương giao aristotle

Có vài thứ bạn sẽ không chứng kiến được trên Facebook: chỉ người có phẩm hạnh mới có thể là người bạn thực sự

Dàn diễn viên của ‘Friends’: Aristotle cho biết những người lớn tuổi thường theo đuổi tương giao dựa trên lợi ích, những người trẻ tuổi thường theo đuổi tương giao dựa trên khoái lạc. Ảnh: Reuters

“Ai là nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại?” là loại câu hỏi được đưa ra ở quán rượu và chắc chắn tạo ra sự thiếu đồng thuận. Đài BBC Radio 4 đã thực hiện một cuộc khảo sát về vấn đề này vài năm trước, và Karl Marx đã đứng đầu (chính những thính giả của BBC đã được hỏi).

Tuy nhiên, đối với Fran O’Rourke, chỉ có một câu trả lời đúng. Theo ông, Aristotle (sinh năm 384 trước Công nguyên) là “nhà triết học vĩ đại nhất từng tồn tại”. Để vinh danh nhà sinh vật học, nhà đạo đức học quá cố và có vài dịp là gia sư của Alexander Đại đế, Unesco đã tuyên bố “Năm kỷ niệm Aristotle” 2016 đánh dấu 2.400 năm kể từ ngày sinh của ông.

Nhiều hiểu biết sâu sắc của Aristotle đã trở thành những câu nói hàng ngày, trong số đó có câu: “Bản nhiên con người là một loài động vật xã hội” – một phát ngôn có vẻ “xuất hiện phổ biến đến mức chúng ta có thể bỏ qua mất ý nghĩa sâu xa của nó”, O’Rourke nói.

“Chúng ta không phải là một loài sinh vật đơn độc. Chúng ta cần có nhau và không thể sống cô lập – không chỉ vì những nhu cầu cơ bản để tồn tại, mà còn để hoàn thành những năng lực cao nhất của chúng ta như suy nghĩ và ngôn ngữ ”.

https://bookhunter.vn/doc-thu-luan-ly-hoc-aristotle/

O’Rourke, người đã nghỉ hưu vào đầu năm nay với tư cách là giáo sư triết học từ UCD (University College Dublin), nơi ông đã giảng dạy trong 36 năm, đã cho ra đời một cuốn sách gồm các bài luận với tên gọi Aristotelian Interpretations (Nhà xuất bản học thuật Ailen), nhấn mạnh sự liên đới của triết gia quai nón này tới thời đại của chúng ta.

Nếu có mặt ở thời điểm hiện tại, Aristotle sẽ có điều gì đó để nói về việc coi nhẹ giáo dục đạo đức trong xã hội, đồng thời đưa ra lời nhắc nhở quan trọng đối với thế hệ Facebook về việc vun đắp các mối quan hệ lành mạnh.

O’Rourke cho hay: “Theo Aristotle, bản nhiên xã hội của chúng ta được thể hiện cao nhất ở sự tương giao”. Tuy nhiên, tương giao thực sự chỉ tồn tại giữa những người có phẩm hạnh – điều không thể đạt được bằng sự tích lũy những cái “likes” hời hợt.

Vậy điều gì thật đặc biệt ở Aristotle?

“Đối với tôi, đó là cảm quan lẽ thường của ông ấy, cùng với thái độ tò mò và đầy hứng thú khám phá đối với thực tế. Điểm xuất phát của ông ấy là thế giới mà chúng ta đang sống và biết về nó. Sống một cuộc đời trên thế giới này là ưu tiên trước hết. Điều này đã bị lật ngược bởi Descartes, người cho rằng những gì chúng ta biết trực tiếp chỉ là các ý niệm chứ không phải là sự vật.

“Kant thậm chí còn coi rằng thật là một bê bối của triết học khi mà không thể đưa ra bằng chứng thích hợp nào để chứng minh cho sự tồn tại của những thứ bên ngoài bản thân chúng ta. Đối với Heidegger, bê bối thậm chí đến ngay từ ý định đi tìm kiếm những bằng chứng kiểu đó. Theo Aristotle, “thật nực cười khi cố gắng chứng minh rằng tự nhiên tồn tại.” Nhà triết học người Pháp Bergson nhận xét rằng những vấn đề khó giải quyết nhất là những vấn đề không tồn tại; Descartes đã đặt ra một vấn đề sai lầm và đặt triết học vào một con đường hoàn toàn sai lầm.

“Sai lầm của triết học hiện đại là tách bạch tính khả tri ra khỏi sự bí ẩn. Aristotle mừng rỡ khi biết rằng vũ trụ bao la hơn nhiều so với khả năng của trí óc con người, nhưng ông không bao giờ nghi ngờ rằng nó hoàn toàn có thể hiểu được trọn vẹn. Cái có hạn là trrí thông minh của chúng ta; chỉ các vị thần mới có hiểu biết hoàn hảo.

“Bergson nhận xét rằng tư tưởng của Aristotle đã minh chứng cho “siêu hình tự nhiên của trí tuệ con người”. Điều này được khẳng định bởi thực tế là nhiều phạm trù cơ bản của ngôn ngữ hàng ngày bắt nguồn từ Aristotle: ông đã xây dựng các thuật ngữ cơ bản như ‘thực tế’, ‘tiềm năng’, ‘quan trọng’, ‘tình cờ’, ‘phạm trù’, v.v. – Arthur Koestler gọi đó là ‘ngữ pháp của sự tồn tại’.

“Tôi nhớ lại cậu học sinh đã hỏi, ‘Vấn đề quan trọng của Shakespeare là gì: tác phẩm của ông chỉ là một loạt những câu nói nổi tiếng được xâu chuỗi lại với nhau?’, tư tưởng và ngôn từ của Aristotle xuất hiện rộng khắp trong quan điểm thông thường của chúng ta: một người bạn là một bản ngã khác, còn thói quen là bản tính thứ hai, một cánh én không làm nên một mùa hè.

“Mặc dù họ không nhận thức được điều đó, nhưng hầu hết mọi người đều mang phong cách Aristotle ở quan điểm nhìn thế giới. Aristotle đã đưa ra cách diễn đạt có hệ thống và có suy xét cho lẽ thường hàng ngày. Bạn có thể nói rằng ông ấy là người sáng lập ra trí tuệ của phương Tây.”

Tại sao Aristotle lại không được ưa thích trong thời gian gần đây?

“Ông ấy có thể đã không còn được yêu thích trong những thế kỷ gần đây, nhưng trong những thập kỷ gần đây nhất đã có sự hồi sinh lớn về tư tưởng của ông và ông có vô số học trò. Một số giải thích của Aristotle đã lỗi thời, nhưng nhiều quan niệm cơ bản của ông vẫn giữ được giá trị lâu dài.

“Ví dụ, khái niệm về‘ dạng thức ’- một trong bốn nguyên cứ nổi tiếng của ông ấy [về sự tồn tại] – đã được các nhà sinh vật học nhiệt tình chấp nhận. Max Delbrück, một nhà tiên phong trong lĩnh vực di truyền học phân tử, thậm chí còn tuyên bố rằng Aristotle lẽ ra phải nhận giải Nobel sau khi phát hiện ra nguyên lý được ẩn chứa trong DNA ”.

Aristotle viết nhiều về đạo đức và chính trị. Những điều này vẫn còn phù hợp?

“Người ta có thể tự hỏi liệu chúng ta có thể học được gì từ một người chấp nhận chế độ nô lệ như một thể chế và không coi phụ nữ bình đẳng như đàn ông? Ông ta thậm chí không phải là một nhà dân chủ tận tâm. Tuy nhiên, phần lớn suy nghĩ của ông vẫn còn phù hợp. Với cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ, cần nhắc lại rằng Aristotle đã đem đến nguồn cảm hứng ban đầu cho hiến pháp Hoa Kỳ.

“Một nhà sử học đã nhận xét rằng không một chính khách nào ở thế kỷ 18 có thể thoát khỏi‘ bàn tay văn hóa Hy Lạp tốt đẹp của Aristotle’. John Adams, Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, đã trích dẫn các tư tưởng của phẩm hạnh, công chính, tình hữu nghị chính trị và sự ổn định, và viện dẫn Aristotle để biện minh cho cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.

“James Madison, tổng thống thứ tư – thường được gọi là ‘Cha đẻ của Hiến pháp’, đã đưa cuốn sách Chính trị luận của Aristotle vào danh sách bắt buộc phải đọc của các thành viên Quốc hội. Ông còn viện dẫn nguyên tắc eudaimonistic của Aristotle rằng trong chính trị, “lợi ích công cộng, phúc lợi thực sự của đại bộ phận nhân dân là đối tượng tối cao cần được tập trung”.

“Đạo đức của Aristotle được gọi là eudaimonistic vì nó tập trung vào hạnh phúc. Hạnh phúc đối với Aristotle bao gồm việc thực hiện các đức tính cơ bản của con người. Ông khẳng định rằng tất cả các hiệp hội chính trị tồn tại vì lợi ích của sự hoàn thiện đạo đức của con người.

“Điều này trái ngược với một số quan điểm hiện đại rằng con người không đơn thuần có tính chất chính trị nhưng tham gia hiệp hội chính trị để tồn tại và bảo vệ.

“Gần đây đã có một sự quan tâm trở lại với ‘Luân lý về Phẩm hạnh’, tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc của Aristotle về sự phát triển và hoàn thiện của con người. Nói về điều này, tôi quan tâm đến một bài xã luận gần đây của Thời báo Ireland có tiêu đề “Một câu hỏi về phẩm hạnh trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ“. Sơ đồ giá trị cơ bản của Aristotle có nhiều điều để cung cấp cho cuộc sống công cộng và lợi ích chung.

“Điểm hấp dẫn của luân lý học của Aristotle là nó đặt tự do và trách nhiệm vào trung tâm của đời sống cá nhân. Trái ngược với những lý thuyết nhấn mạnh đến bổn phận hoặc hữu dụng, đạo đức của Aristotle ngay lập tức hấp dẫn bởi vì nó đưa ra những lý do và động cơ cá nhân tại sao chúng ta nên có đạo đức; nó tập trung vào hạnh phúc cá nhân.

“Thay vì đạo đức nền tảng về nghĩa vụ hoặc tính hữu ích, nó tập trung vào các giá trị cá nhân thường thay thế nghĩa vụ hoặc tính hữu dụng. Ông chấp nhận sự căng thẳng giữa các yếu tố xung đột của nhân cách, do đó cần được giáo dục đạo đức”.

Ngày nay quan niệm về tương giao của Aristotle có còn thích hợp gì không?

“Có nhiều bạn bè là một điều tốt. Không ai chọn sống thiếu bạn bè ngay cả khi anh ta sở hữu tất cả những thứ khác.”

Tuy nhiên, quan niệm về tương giao của ông khác với mô hình của Facebook. Ông phân biệt giữa ba loại tương giao: khoái lạc, hữu ích và phẩm hạnh. Tôi có thể yêu bạn tôi vì mối quan hệ đầy khoái lạc của chúng tôi, vì cô ấy có ích với tôi, hoặc vì tôi đánh giá cô ấy là một nhân vật có phẩm hạnh và yêu sự tốt đẹp nội tại của cô ấy vì lợi ích của chính cô ấy.

“Tương giao dựa trên sự khoái lạc và lợi ích, ông ấy nói, chỉ là nhất thời; chúng dễ dàng bị mất đi, khi người kia không còn hài lòng hay hữu ích nữa. Thật là một cái nhìn sâu sắc về con người ở đây.

“Aristotle thậm chí còn nói rằng những người lớn tuổi thường theo đuổi tương giao dựa trên lợi ích, những người trẻ tuổi thường theo đuổi tương giao vì khoái lạc. Ông còn phân tích xa hơn khi nói rằng những người lớn tuổi đôi khi thậm chí không thấy dễ chịu với nhau, nhưng cần có sự đồng hành.

“Mặt khác, những người trẻ tuổi bị chi phối bởi cảm xúc và tìm kiếm những gì dễ chịu ngay lập tức; họ nhanh chóng rơi vào lưới tình, dù chỉ trong vòng một ngày. Một số nhận xét của ông có thể được viết cho thế hệ Facebook.

“Trái ngược với tương giao dựa trên sự khoái lạc và hữu ích, tương giao hoàn hảo tồn tại, Aristotle lập luận, giữa những người có phẩm hạnh; không có tương giao giữa những kẻ lừa đảo. Những người bạn thực sự mong muốn những điều tốt đẹp cho nhau. Tương giao của họ kéo dài miễn là bản thân họ có phẩm hạnh và do đó sẽ bền chặt hơn.”

Nguồn: Irish Times 

Phương Thảo dịch

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

Dịch Aristotle phiêu lưu ký (1): Khó

Trong những cuộc trò chuyện tri thức trong nội bộ Book Hunter từ 2011 đến 2016, Aristote được nhắc đến không hề ít, bởi vì, dù ông sống cách đây hơn 2 thiên niên kỷ, nhưng rất nhiều phương pháp tư duy của ông vẫn được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của học thuật và đời sống, chỉ là chúng ta không nhận ra mà thôi. Lúc ấy, chúng tôi tìm cách đọc ông, nhưng cũng chỉ hiểu láng máng, bởi các bản dịch
le-nam

Lê Nam

21/02/2023

Con người cá nhân và con người công dân trong tư tưởng giáo dục của Aristotle và John Holt #1: Mối quan hệ giữa con người và nhà nước trong hoàn cảnh xã hội “ganh đua” 

Con người, trước hết là một động vật, có mong muốn sinh tồn. Mong muốn này một phần lớn đến từ tạo hóa chi phối chúng ta nhưng đồng thời cũng đến từ ý nguyện cá nhân của mỗi người. Mỗi cá nhân được ban cho các giác quan và sự nhận thức để sử dụng khoảng thời gian mà chúng ta có từ lúc sinh ra tới lúc lìa đời. Toàn bộ mong muốn thỏa mãn các ý nguyện của bản thân chúng ta
le-nam

Lê Nam

11/06/2023

Dịch Aristotle phiêu lưu ký (2): Mạo hiểm

Ngày 26/3/2023, tại Lễ Hội Tri Thức Nền Tảng, Book Hunter đã có dịp trò chuyện về Dự án Triết học Aristotle với các độc giả yêu mến Book Hunter nói riêng và tri thức nói chung. Xin mời các bạn xem video trò chuyện về Triết Học Aristotle tại Lễ hội, và đọc một phần nội dung được anh Lê Duy Nam (CEO của Book Hunter đồng thời là trưởng nhóm dịch thuật Aristotle) chuẩn bị cho cuộc trò chuyện. Giữa nội dung chuẩn

Book Hunter

28/03/2023

Bối cảnh lịch sử của Luân Lý Học – Aristotle

Là một trong những tác phẩm quan trọng của triết học đạo đức trong truyền thống phương Tây, Luân lý học giới thiệu thuật ngữ và các phương pháp để giải quyết một trong những nan đề triết học cơ bản nhất: thế nào là sống một cuộc sống tốt? Hay dùng thuật ngữ của Aristotle, làm thế nào người ta có thể đạt được eudaimonia, một thuật ngữ được hiểu là sự kết hợp của "hạnh phúc", "phúc lành" và chỉ đơn giản là