Home Đọc Tháng 12 và lưu ý dưỡng sinh theo Ayurveda

Tháng 12 và lưu ý dưỡng sinh theo Ayurveda

Khí hậu tháng 12

Tháng 12 là đỉnh điểm mọi sinh vật dung dưỡng khí lực và chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, phát triển trong mùa xuân. Đây là thời điểm bắt đầu giá lạnh của năm nên các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái thu rút, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn, đợi chờ cơ hội hoạt động về sau.

Vào tháng 12, gió Mậu dịch (gió mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo) và khối khí đại dương sẽ làm thời tiết thay đổi rất nhiều, tuy không gây ảnh hưởng lớn hay mưa nhiều nhưng lại gây hiện tượng mưa ẩm và nồm khiến con người khó chịu. Hãy chú ý đến sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ – từ ấm áp trong nhà đến nhiệt độ giá lạnh bên ngoài.

Tâm Lý tháng 12

Tháng 12, thời điểm tâm và trí bắt đầu hướng về nhà khi tết dương lịch và tết âm lịch đang đến thật gần. Cho dù chuẩn bị đón tiếp gia đình hay đi du lịch thăm những người thân yêu, những thách thức và phần thưởng của sự náo nhiệt trong gia đình có thể mang lại điều tốt nhất và điều tồi tệ nhất cho mọi người. Hãy nhớ rằng, mỗi thành viên quý giá trong gia đình bạn đều mang đến cơ hội quan trọng để được yêu thương, đánh giá cao và thậm chí là tự nhìn lại bản thân – đặc biệt là những người khiến bạn phát điên!

Ngày ngắn và đêm dài trong tháng 12 khiến một số người cảm thấy chán nản. Thiếu ánh sáng mặt trời, bầu trời xám xịt và thời tiết lạnh giá khiến ngày trở nên ảm đạm, đặc biệt vào thời điểm này trong năm có thể gây ra chứng trầm cảm do thiếu vitamin D, dẫn đến Rối loạn cảm xúc theo mùa.

Tháng 12 trong cơ thể

Cảm cúm và cảm lạnh là những vấn đề thường gặp vào mùa đông do cơ thể bạn giảm lưu lượng máu đến hệ hô hấp trong thời tiết lạnh để giữ nhiệt cho cơ thể. Phổi của bạn có thể chưa được chuẩn bị sẵn sàng cho việc gắng sức đột ngột sau khi bước ra ngoài. Thay vào đó, hãy để cơ thể bạn thích nghi trước khi ra ngoài trời. Nếu việc lao động chân tay khiến bạn phải thở bằng miệng, phổi của bạn có thể hạ nhiệt quá nhanh. Nếu bạn cảm thấy lạnh, cảm thấy đau trong phổi khi hít vào, có nghĩa là phổi của bạn quá lạnh và đặc biệt dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Thay vào đó, hãy thở bằng mũi và quàng khăn.

Đường mũi sưng lên khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, để giữ ấm cho các xoang của bạn. Sự ấm áp này rất cần thiết cho khả năng miễn dịch. Khi nhiệt độ lạnh khiến hệ thống miễn dịch của xoang không hoạt động được, cơ thể bạn sẽ bù lại bằng cách chảy nước mũi, đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Và thường thì, hơi thở trở nên nông hơn vào mùa đông.

Da có thể bị khô, nhợt nhạt và xỉn màu vào mùa đông do các mạch máu trên da bị co lại. Bàn tay và bàn chân có thể trông thiếu sức sống do cơ thể bạn giảm lưu lượng máu đến các chi trong thời tiết lạnh. Để bảo vệ làn da của bạn, massage dưỡng ẩm da bằng dầu mè trong suốt mùa đông. Dầu cũng giúp bạn giữ nhiệt để bạn cảm thấy ấm hơn và hệ thống miễn dịch của bạn mạnh hơn.

Người tạng Pitta vào tháng 12

Người tạng Pitta thường cảm thấy thoải mái và thích thú với mùa đông. Tuy nhiên, người tạng Pitta sẽ thấy thèm ăn thậm chí còn cồn cào hơn bình thường. Hãy chắc chắn ăn đúng giờ để tránh bị đói! Trong khi sự giá lạnh và ngày âm u giúp cân bằng Pitta, nhưng cơ thể người pitta sẽ có xu hướng đốt mỡ tạo nhiệt lúc nửa đêm. Do vậy người tạng Pitta cần nghỉ ngơi nhiều hơn vào thời điểm này trong năm.

Người tạng Kapha vào tháng 12

Nếu bạn ăn quá nhiều vào tháng 11, bạn có thể thấy Kapha trong cơ thể mình trở nên trầm trọng hơn vào đầu tháng 12 – với các triệu chứng đi ngoài ra nhiều chất nhầy và buồn nôn. Đầu tháng 12 là mùa cao điểm của bệnh cúm dạ dày, buồn nôn và trào ngược axit Kapha, một lớp chất nhầy dày làm cho quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp.

Thực phẩm giàu chất béo làm cho máu đặc và chảy chậm gây giảm quá trình trao đổi chất và khiến người Kapha cũng thường bị ngủ quên vào thời điểm này trong năm. Không khí lạnh, lười vận động và thức ăn phong phú khiến máu bị ứ trệ. Tháng 12 là tháng đầu tiên vào mùa giá lạnh, các dấu hiệu của khí huyết trở nên rõ rệt. Da của người tạng Kapha có thể sưng phù và bị viêm, đặc biệt là trên cánh tay và chân và bất cứ nơi nào máu lưu thông kém. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự trì trệ này còn làm giảm cả khả năng miễn dịch.

Người tạng Vata tháng 12

Những người tạng Vata vẫn dễ bị mất nước vì không khí lạnh khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Rễ cam thảo có vị ngọt và dịu. Nó có thể giúp làm ẩm các mô. Hãy nhâm nhi nó trong trà thảo dược với một chút quế khi bạn ngồi bên đống lửa để đảm bảo bạn không bị khô.

Các cơ có thể căng và co lại vào thời điểm này trong năm khi chúng gồng cơ thể bạn chống lại cái lạnh buốt giá. Bạn có thể phải tập luyện chăm chỉ hơn để giữ cho cơ bắp dẻo dai vào thời điểm này trong năm. Chuột rút cơ có thể phổ biến hơn ở cổ, vai và bàn chân. Nên giữ cho mình dẻo dai bằng cách xoa bóp định kỳ các cơ bị đau bằng dầu mè pha chút quế.

Lối sống theo Ayurveda cho tháng 12

Hãy mặc ấm để bạn không bị cảm lạnh khi bước ra ngoài trời lạnh buốt. Tránh đổ mồ hôi vào thời điểm này trong năm khi ra ngoài, nếu không bạn sẽ bị cảm lạnh. Nên mặc nhiều lớp để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Tắm nước nóng vào buổi sáng trước khi vội vã đi làm trong cái lạnh không phải là điều lý tưởng. Lỗ chân lông của bạn sẽ mở ra và các mạch máu giãn ra khi tắm, khiến cơ thể và hệ thống miễn dịch của bạn dễ bị tổn thương trong không khí lạnh giá. Thay vào đó, hãy xả nước mát trước khi ra khỏi vòi sen để tránh gây sốc cho hệ thống của bạn. Tránh đi ra ngoài khi tóc còn ẩm ướt.

Hãy chắc chắn rằng phần xương mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi giữa các hoạt động làm việc và giải trí vì cơ thể bạn thà ngủ đông còn hơn là thực hiện một chuyến đi đến trung tâm mua sắm sau giờ làm việc.

Đi ngủ trước 10 giờ tối. Để đảm bảo rằng ruột của bạn không làm việc quá giờ khi bạn ngủ, đừng ăn sau 8 giờ tối. Hãy nhớ ăn một bữa sáng nóng hổi trước khi ra ngoài trời lạnh. Nhâm nhi nước nóng suốt cả ngày vì nó làm ấm, dưỡng ẩm và làm sạch cơ thể. Giữ một số hình thức vận động trong thói quen của bạn để ngăn máu đặc ứ và tâm trí u sầu do thời tiết âm u.

Lưu ý trong ăn uống cho tháng 12

Thèm những đồ ăn có màu đậm như đỏ đậm nâu đậm thể hiện mong muốn tự nhiên của cơ thể bạn là tạo ra rakta, hồng cầu trong máu.

Vào tháng 12, cơ thể thường ưa vị ngọt, mặn, cay và một chút đắng nhẹ. Vị ngọt và mặn mang lại sự tiếp đất do giàu kapha. Vị hăng mạnh pitta làm bạn ấm lên và tiếp thêm sinh lực cho máu giúp giữ cho đôi má hồng hào và đầu óc tỉnh táo. Một chút đắng của vatta giúp thông mũi và giải độc cơ thể; đảm bảo xoang sạch sẽ và khả năng miễn dịch mạnh mẽ. Ngoài ra, vị chát, là sự kết hợp của vị cay và đắng, sẽ giúp phân tán sự tích tụ của độ ẩm và kích hoạt sức sống (prana). Thức ăn có vị chát nói chung là tính nóng.

Đương nhiên, bạn ít vận động hơn vào thời điểm này trong năm vì thời tiết lạnh và thiếu ánh sáng ban ngày, bạn sẽ không cần những loại rau màu đậm như vào đầu mùa thu, các loại rau củ màu nhạt hơn giúp bạn no mà không làm bạn nặng nề.

Các cá nhân Kapha nên bắt đầu ngưng dùng sữa và các món tráng miệng làm từ sữa. Đặc tính lạnh, ẩm và nặng của sữa dễ khiến bạn cảm thấy uể oải và kích thích tích tụ quá nhiều chất nhầy.

Các loại thảo mộc làm ấm, thông huyết giúp ngăn ngừa khí huyết bị ứ đọng trong tháng 12. Nhiệt độ lạnh làm tim đập chậm lại và khiến các mạch máu co lại. Điều này khiến làn da trở nên xỉn màu và thiếu sức sống. Nó cũng gây ra sự tích tụ độc tố. Húng quế hoặc bột quế ngâm trong một cốc sữa nóng sẽ giúp làm ấm và phục hồi tuần hoàn khỏe mạnh. Bạn sẽ cảm thấy ấm áp và được nuôi dưỡng tận sâu bên trong cơ thể.

Đinh hương là một chất giãn mạch mạnh khác và thúc đẩy di chuyển máu bằng cách đẩy máu lên bề mặt da. Nghệ cũng là một thảo mộc lý tưởng cho tháng 12, giúp vừa làm ấm vừa chống viêm. Nó làm sạch, tiếp thêm sinh lực và làm loãng máu. Ngoài ra theo y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc thì đại hồi (hoa hồi) vị cay, tính ôn, có tác dụng đuổi hàn kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc thịt cá. Đại hồi rất thích hợp được dùng để làm gia vị trong tháng 12.

Sophia Ngo.

Nguồn tham khảo:

Bài viết có tham khảo các kiến thức về dưỡng sinh trong cuốn sách: “Ayurveda – Nền tảng Dưỡng sinh Ấn Độ: các nguyên lý điều hoà thân tâm qua ẩm thực, yoga và thiền định”

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 2 NĂM 2022: MỘT CON DAO – NGÀN CON CHỮ, TÀU NGẦM LÚC ĐÊM MUỘN, SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC & CĂN PHÒNG BÊN BỜ BIỂN

Mở đầu năm Nhâm Dần, thị trường sách Trung Quốc hãy còn chưa tỉnh ngủ khỏi đợt nghỉ Tết dài hơi, chưa dậy lên bao nhiêu sôi nổi, song đâu đó ta vẫn có thể nhặt nhạnh được một vài đầu sách truyện, đọc để trải nghiệm một cuộc sống khác, mở rộng thế giới cảm xúc và tinh thần. 1. Tàu ngầm lúc đêm muộn (夜晚的潜水艇) - tác giả: Trần Xuân Thành  (陈春成) Chim đậu trên cây và cá vẫn lặn xuống vực sâu,

Ảnh hưởng của tiếng ồn môi trường đối với căng thẳng nội tiết tố, stress oxy hóa và rối loạn chức năng mạch máu: Các yếu tố chính trong mối quan hệ giữa rối loạn tâm lý và mạch máu não

Tóm tắt Tiếng ồn đóng vai trò như một tác nhân gây ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng xấu của nó đối với sức khỏe ngày càng được thừa nhận. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thính giác (ví dụ, mất thính giác và ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn ở mức độ cao), tiếp xúc với tiếng ồn mức độ thấp mãn tính gây ra căng thẳng tinh thần liên quan đến các biến chứng phổ biến về

“Con nhân mã trong vườn” và những giấc mơ phóng túng

“Tôi rất hay sực tỉnh giữa đêm, tưởng như vừa nghe thấy một tiếng động gì quái lạ (có phải tiếng xao xác của những chiếc lông trên cặp cánh của con ngựa bay?) nhưng đó chỉ là tưởng tượng mà thôi… Ngủ cạnh nhau bao nhiêu lâu như thế đã làm cho những giấc mơ của chúng tôi hòa trộn vào nhau. Con ngựa mà vừa một lúc trước đó tôi đã thấy đang im lặng bay giữa những đám mây giờ đây đã đang

Allicin có trong tỏi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hydrat hóa chất lỏng bề mặt đường thở bằng cách kích hoạt CFTR

>> Tìm hiểu thêm về chùm bài nghiên cứu việc sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị COVID-19: tỏi & COVID-19 Archives - Book Hunter I. Tóm lược Biểu mô đường thở đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chất nhầy trên bề mặt đường thở (ASL), sự thay đổi của biểu mô này sẽ gây ra các triệu chứng ứ đọng chất nhầy. Allicin là một hợp chất được giải phóng từ tỏi và có khả năng bảo vệ phổi. Tuy

Các loại bánh ngày Tết

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?... Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết

Book Hunter

08/02/2015