Home Sống NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Minh Hùng

18/10/2019

Đường ống số 1 và số 2

Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến Brooklyn, kết thúc ở Đại lộ số Ba và phố Schermerhorn ở Brooklyn.Hầu hết mọi nơi đã đi qua, nó được bao bởi khoảng 150 feet đá, nằm sâu khoảng 200 đến 300 feet và mang khoảng 500 đến 500 triệu gallon nước mỗi ngày.

Quan tâm đến chính sách phát triển đô thị, bạn có thể tìm đọc sách Chiến thắng của Đô thị tại đây: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/chien-thang-cua-do-thi/

Đường ống số 2 được xây dựng trong thời gian triển khai hệ thống cống Delaware và được đưa vào sử dụng năm 1936. Với sức chứa 700 đến 800 triệu gallon nước mỗi ngày, nó đi từ hồ chứa Hillview ở Yonkers, xuôi hướng nam về khu Bronx, cắt qua sông Đông để tới Queens gần Astoria. Từ đay nó đi hướng tây nam, nối với đường ống Richmond dài năm dặm, chạy bên dưới Vịnh Thượng New York, và cấp nước cho đảo Staten. Giống như Đường ống số 1, Đường ống số 2 cũng liên tục được sử dụng kể từ khi nó hoàn thành.

Cả Đường ống số 1 và số 2 đều rất cần được duy tu sửa chữa. Tuy nhiên, một phần do lo ngại rằng giảm áp lực có thể làm hư hại vài phần của hệ thống, nên không thể ngừng nó lại để làm công tác bảo trì. Để những ống nước này có thể có thời gian ngừng hoạt động, và cũng để gia tăng lượng nước cung cấp trong toàn hệ thống, Đường ống số 3 của thành phố đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm 2020. (Cuốn sách này ra đời năm 2005 – Người dịch)

Đường ống số 3

Có lẽ không có dự án nào thu hút được nhiều sự thích thú của người New York như dự án xây dựng Đường ống số 3. Dự án này đã được tiến hành trong 35 năm qua, và sẽ không hoàn thành cho đến ít nhất là 15 năm nữa. Đây là dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử thành phố, và cũng nằm trong số những dự án kỹ thuật phức tạp nhất đang được tiến hành trên thế giới ngày này. Việc xây dựng đường ống dài 60 dặm dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 6 tỷ đô-la.

Khoang van cho phép các kỹ sư quản lý dòng nước khi nó di chuyển qua hệ thống.

Kế hoạch xây dựng đường ống bắt đầu từ những năm 1950, khi người ta nhận thấy cần có một đường ống số 3 để giảm sự phụ thuộc vào những đường ống sẵn có và cho phép chúng được nghỉ ngơi để tiến hành những duy tu sửa chữa cần thiết. Giai đoạn 1 của dự án – liên quan đến việc xây dựng ba khoang van lớn, 14 trục tiếp ứng và một đường hầm chạy xuống phía nam từ hồ chứa Hillview đi qua Bronx, Manhattan, đảo Roosevelt và tới Astoria – bắt đầu từ năm 1970 và phần lớn được hoàn thành trong thập niên 80, đưa đưa vào hoạt động năm 1998. Không giống tình trạng hiện tại, van điều khiển nằm ở cùng mức của đường hầm, và không có lối vào, các van của đường hầm mới được đặt trong những khoang ngầm rất dễ tiếp cận, cái lớn nhất là Khoang van công viên Van Cortlandt, dài đến 620 feet (dài hơn cả hai sân bóng đá nối nhau).

Giai đoạn thứ hai của dự án vẫn đang được tiến hành. Nó gồm hai phần: phần ở Manhattan sẽ chạy từ Công viên Trung tâm xuống phía nam qua West Side rồi đi đến phía đông tới South St. Seaport và phía bắc đến phố East 34th; phần thứ hai ở Brooklyn/Queens, chạy qua Red Hook, Maspeth, Woodside, Astoria và sẽ nối với đường ống Richmond để phục vụ cho đảo Staten.

Đường màu đỏ đứt đoạn: dự kiến; Đường màu đỏ liền: đang xây dựng; Đường màu xanh đứt đoạn: đã hoàn thành; Đường màu xanh liền: đã đi vào hoạt động.

Các giai đoạn cuối cùng của dự án, giai đoạn 3 và 4 vẫn còn đang trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch. Giai đoạn 3, khác với hai giai đoạn trước, sẽ thực sự nâng cao sức chứa cho toàn hệ thống. Đó là việc xây dựng một cống nước nối hồ chứa Kensico ở hạt Westchester với Khoang van công viên Van Cortlandt, qua đó mang đến thêm một tuyến nước tới thành phố, thay thế cho các cống Catskill và Delaware, và nó sẽ chạy với mức áp lực nước lớn hơn so với doàng chảy hiện tại, vì độ cao ưu trội của Kensico. Giai đoạn 4 liên quan tới việc xây dựng đường ống kéo dài 14 dặm từ khoang van mới bên dưới công viên Van Cortlandt đi về phía đông nam qua khu Bronx, qua sông Đông tới Flushing.

Trích từ sách The Works: Anatomy of a City (Penguin Press; 2005) – Kate Ascher

Minh Hùng dịch

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị

Ngày nay, hầu hết mọi người đều tin rằng không thể thực sự nói cho rạch ròi về định nghĩa cái xấu và cái đẹp trong quy hoạch đô thị. Ý tưởng rằng “cái gu chỉ là tương đối” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa hiện đại. Tranh cãi với luận điểm này thì dễ bị coi là hơi loạn trí, hoặc thậm chí là độc đoán. Bạn không thể nói điều gì đẹp, điều gì không Thái độ này trở nên phổ

Minh Hùng

01/01/2019

New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

Hệ thống xử lý nước Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần phải xử lý. Nhiều hóa chất đã được hòa thêm vào nước trên đường dẫn để đảm bảo chất lượng đồng nhất của nước ở đầu ra: chất nhôm và các hóa chất khác để tạo thành “floe” – các hạt dính giúp hút bụi bẩn và kéo chìm xuống đáy

Minh Hùng

23/10/2019

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Đô thị hóa cùng sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là về sức chứa và hiệu năng của chúng. Trong lịch sử, di chuyển trong thành phố thường bị hạn chế bởi việc đi bộ, điều này khiến những mối liên kết đô thị ở khoảng cách trung bình hoặc dài trở nên thiếu hiệu quả và tốn thời

Minh Hùng

31/12/2018

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đô thị hóa là một trong những xu hướng thống trị trong chuyển dịch kinh tế xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa: Quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn trở thành thành thị. Theo góc nhìn thống kê, đô thị hóa phản ánh tỉ lệ ngày càng tăng của dân số sống trong các khu định cư được coi là thành thị, vốn tạo

Minh Hùng

15/12/2018

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ (PHẦN 2): HÌNH THÁI ĐÔ THỊ

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đô thị khác nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc không gian cùng hệ thống giao thông đô thị. Hình

Minh Hùng

24/12/2018