Home Sống NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (2): Từ hồ chứa tới cống dẫn

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (2): Từ hồ chứa tới cống dẫn

Minh Hùng

17/10/2019

Ngay cả khi sau đó hệ thống Croton và Catskills được mở rộng thêm, chúng vẫn là không đủ để đáp ứng được sự phát triển liên tục của thành phố, năm 1937, hệ thống Delawave bắt đầu được xây dựng ở phía trên cách thành phố New York đến tận 125 dặm. Một vùng hơn 13 000 acre được siết chặt, thêm nhiều thị trấn, làng mạc phải chịu ngập lụt để tạo thêm các con đập, các hồ chứa cần thiết cho hệ thống. Để nối hệ thống mới này tới thành phố, Cống dẫn Delaware – đi 85 dặm từ hồ chứa Rondout, nằm giữa hạt Ulster và hạt Sullivan, tới hồ chứa Hillview ở Yonkers – đã được xây dựng.

Ngày nay, bốn hồ chứa của hệ thống Delaware cung cấp khoảng một nửa lượng nước tiêu thụ hàng ngày của thành phố. 40% khác được cung cấp từ hệ thống Catskill, nằm trên các hạt Greene, Ulster và Schohairie. 10% còn lại đến từ 12 hồ chứa và 3 hồ khác của hệ thống Croton nằm ở phía bắc hạt Westchester và hạt Putnam. Tổng cộng lại, hệ thống này có sức chứa 580 tỷ gallon nước, diện tích mặt nước là khoảng 2000 dặm vuông, gần bằng kích thước bang Delaware.

Lưu vực sông thường được coi là vùng đất có lượng nước mưa rơi xuống sẽ cùng gom về một dòng – thường là sông, hồ hay mạch ngầm. Chúng thường nằm trên ranh giới của các bang, các hạt.

Quan tâm đến chính sách phát triển đô thị, bạn có thể tìm đọc sách Chiến thắng của Đô thị tại đây: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/chien-thang-cua-do-thi/

Nguồn trữ nước

Hệ thống nước của thành phố New York đặt cơ sở trên 18 hồ gom nước, 2 hồ trữ nước và 4 hồ phân phối nước, 4 hồ này đều nằm trong thành phố. Các hồ gom nước nằm trải rộng trên ba lưu vực sông: Hệ thống Croton nhỏ nhất có 12 hồ chứa và 3 hồ nhỏ, Catskill có hai hồ chứa khá lớn, còn hệ thống Delaware thì có 4 hồ chứa. Sức chứa tiêng của mỗi hồ thì khá đa dạng, cái nhỏ nhất nằm trong hệ thống Croton, chứa đâu đó khoảng 10 tỷ gallon nước, còn cái lớn nhất, hồ chứa Pepacton của hệ thống Delaware – chứa 140 tỷ gallon nước.

Sự hình thành của các hồ chứa này trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 phần nào đó liên quan đến các vụ lũ lụt xảy đến cho khoảng 30 cộng đồng khác nhau ở các hạt Sullivan, Delaware, Ulster và Putnam. Trong quá trình xây dựng, hơn 9000 người đã phải rời đi, ước tính khoảng 11 500 ngôi mộ đã được đào lên và cải táng. Nhưng các hoạt động chính trị đã đi xa hơn việc phá hoạt nhà cửa và cải táng: bang New Jersey đã đệ lên Tòa án Tối cao vào cuối thập niên 1930 để xin được cùng thành phố New York sử dụng nguồn nước trên bất kỳ nhánh nào của sông Delaware, hay thậm chí bất kỳ nhánh nào nằm trong tiểu bang New York, nhưng họ đã không thành công.

Cống dẫn nước

Để dẫn nước từ ba lưu vực sông phía trên về cho người sử dụng nơi thành phố, bốn cống dẫn nước ngoạn mục đã được xây dựng. Sớm nhất là Cống dẫn Croton cũ, đã bỏ từ năm 1955 và nay nhiều phần của nó được sử dụng bởi những người đi bộ hoặc đi xe đạp. Be cống còn lại – Cống Croton mới, Catskill và Delaware vẫn được sử dụng cho tới ngày nay, và vẫn là một trong những thành tựu kỹ thuật kỳ vỹ nhất của thành phố New York.

  • Cống Croton mới, chạy từ hệ thống hồ chứa Croton về phía nam tới hồ Công viên Jerome ở Bronx, được xây dựng vào khoảng 1885 đến 1890, nổi tiếng với những lỗ mở khoảng 4 inch đến 8 inch trên tường gạch của cống, qua đó nước có thể tràn vào đường ống ngầm nếu muốn.

  • Cống Catskill, đi từ hồ chứa Ashokan ở Catskill tới hồ trữ nước Kensico ở hạt Westchester, đặc trưng với đoạn vượt sông ngoạn mục – một đường nước nằm sâu 1100 feet nằm giữa núi Storm King ở mặt tây Hudson và dãy đồi Breakneck, gần Beacon ở mặt đông.
  • Cống Delaware, cống mới nhất của thành phố, đặc biệt cũng là cống ngầm dài nhất thế giới. Rộng tới 13,5 feet và chạy dài 85 dặm từ hồ chứa Rondout, nằm giữa hạt Ulster và hạt Sullivan, tới hồ chứa Hillview ở Yonkers.

 

Trích từ sách The Works: Anatomy of a City (Penguin Press; 2005) – Kate Ascher

Minh Hùng dịch

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ (PHẦN 2): HÌNH THÁI ĐÔ THỊ

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đô thị khác nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc không gian cùng hệ thống giao thông đô thị. Hình

Minh Hùng

24/12/2018

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đô thị hóa là một trong những xu hướng thống trị trong chuyển dịch kinh tế xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa: Quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn trở thành thành thị. Theo góc nhìn thống kê, đô thị hóa phản ánh tỉ lệ ngày càng tăng của dân số sống trong các khu định cư được coi là thành thị, vốn tạo

Minh Hùng

15/12/2018

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Đô thị hóa cùng sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là về sức chứa và hiệu năng của chúng. Trong lịch sử, di chuyển trong thành phố thường bị hạn chế bởi việc đi bộ, điều này khiến những mối liên kết đô thị ở khoảng cách trung bình hoặc dài trở nên thiếu hiệu quả và tốn thời

Minh Hùng

31/12/2018

New York – Nước và đô thị (1): Lịch sử hình thành

Nguồn nước của thành phố New York nổi tiếng là dồi dào và trong sạch. Thành tựu ấy được tạo nên từ một hệ thống phức tạp gồm những đập, hồ chứa, đường ngầm và cống dẫn đã đưa 1,3 tỷ gallon nước mỗi ngày từ khu vực đầu nguồn được bảo vệ ở miền đất cao phía trên New York xuống đến cho cư dân của năm khu trong thành phố. Trên đường vận chuyển, mỗi ngày hệ thống này cũng mang 100 triệu

Minh Hùng

17/10/2019

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị

Ngày nay, hầu hết mọi người đều tin rằng không thể thực sự nói cho rạch ròi về định nghĩa cái xấu và cái đẹp trong quy hoạch đô thị. Ý tưởng rằng “cái gu chỉ là tương đối” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa hiện đại. Tranh cãi với luận điểm này thì dễ bị coi là hơi loạn trí, hoặc thậm chí là độc đoán. Bạn không thể nói điều gì đẹp, điều gì không Thái độ này trở nên phổ

Minh Hùng

01/01/2019