Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

Minh Hùng

03/04/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-5-loi-the-quan-tu-va-cung-cau

Mời các bạn cùng theo dõi video số 5 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser bàn rộng hơn về các lợi thế quần tụ bằng cách phân tích cách các hệ quả từ lợi thế này làm thay đổi các phân tích cung – cầu mà chúng ta đã bàn đến trong các video trước. Lợi thế quần tụ có thể hiểu là những lợi ích có được nhờ sự tập trung mật độ cao của con người, hàng hóa và ý tưởng.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong bài giảng trước, ta đã bàn về sự sẵn lòng chi trả của một cá thể, từ đó phản ánh những lợi ích cả về tài chính lẫn phi tài chính.

Trong bài giảng trước, ta đã bàn về sự sẵn lòng chi trả của một cá thể, từ đó phản ánh những lợi ích cả về tài chính lẫn phi tài chính của một thành phố. Giả định rằng những lợi ích đó hoàn toàn được định sẵn, không phụ thuộc vào quy mô thành phố. Nhưng thực ra không phải thế. Thành phố có thể trở nên tắc nghẽn hơn và cũng vui hơn khi đông người đến ở. Quan trọng hơn, năng suất của một thành phố, vốn quyết định mức lương được các công ty trả cho người lao động, cũng sẽ phụ thuộc vào quy mô thành phố.

Ý tưởng rằng việc quần tụ các công ty lại với nhau trong một đô thị làm năng suất của tất cả tăng lên là một ý niệm chính yếu của kinh tế học đô thị. Ta gọi những lợi ích của việc mở rộng đô thị là lợi thế quần tụ (agglomeration economies). Lợi thế đó có vẻ như tồn tại. Khi quy mô thành phố lớn dần ở nước Mỹ và trên toàn thế giới, thu nhập sẽ tăng cao, dẫu cho không đến mức cao bằng giá cả. Hãy nhớ rằng, kinh tế học đô thị không khẳng định thành phố sẽ cung cấp bữa trưa miễn phí, mà chỉ nói thành phố thường khiến các công ty có năng suất cao hơn. Việc sẵn lòng trả mức lương cao hơn là một dấu hiệu của năng suất gia tăng. Và ta cũng biết đánh giá trực tiếp về năng suất công ty luôn đặc biệt đạt mức cao ở những vùng đô thị đông đúc. Người xem hoài nghi có thể hỏi liệu năng suất cao công ty hay mức lương cao của người lao động thực sự cho thấy sự tồn tại của lợi thế quần tụ. Có thể các công ty năng suất cao cùng những người lao động hiệu quả chọn sống nơi thành phố. Có thể thành phố mang tới các lợi ích khác như dễ đi tới bến cång, sân bay và mỏ than, nên thu hút cả người lẫn xí nghiệm, khiến họ gia tăng năng suất. Đó là một trong những câu hỏi cốt lõi của kinh tế đô thị thực nghiệm. Và tôi rất vui lòng nếu bạn muốn tìm đọc về phần đó.

Nhưng bây giờ, hãy giả định rằng quy mô thành phố thực sự kích thích năng suất mọi người. Tại sao? Một lẽ thường tình là lợi thế quần tụ sẽ làm giảm chi phí dịch chuyển cho cả hàng hóa, con người và ý tưởng. Về hàng hóa, các công ty có năng suất cao hơn bởi họ dễ dàng đi tới phía đầu ra hoặc bên khách hàng. Họ tiết kiệm chi phí giao hàng nếu khách hàng và bên cung cấp sống gần đó. Điều này rõ ràng rất quan trọng vào thế kỷ 19, và ngày nay thì ít quan trọng hơn. Về con người, các công ty có thể năng suất hơn khi họ phải thuê dịch vụ kinh doanh và dịch vụ đó được đích thân cung cấp bởi các luật sự hay kế toán. Mặt khác, sự đa dạng tuyệt vời về nguồn lao động cho phép các công ty đạt năng suất cao hơn bằng cách sắp xếp người lao động vào các vị trí phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Một giả thuyết gần gũi khác là quy mô thị trường đô thị khiến con người và các công ty dễ chuyên môn hóa hơn. Mà chuyên môn hóa dẫn đến năng suất tăng lên. Adam Smith đặc biệt tin tưởng điều đó, và ông viết rằng ở đất nước hẻo lánh như vùng cao Scotland, mỗi nông dân phải là cả người mổ thịt, người làm bánh và người ủ rượu cho gia đình mình. Điều đó nghĩa là khi mật độ thưa thớt sẽ không có sự chuyên môn hóa.

Cuối cùng, có thể là lợi thế quần tụ đến từ tốc độ lưu thông của dòng ý tưởng. Nếu các doanh nhân và nhà quản lý có được các ý tưởng tốt hơn nhờ học ở thành phố, họ sẽ có được năng suất cao hơn. Và một phần năng suất đó có thể chuyển thành mức lương cao hơn cho công nhân của họ. Nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh Alfred Marshall viết rằng ở nơi đông đúc quần tụ, những bí mật của thương mại không còn thần bí nữa mà tràn ngập nơi nơi. Điều đó thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập, vốn có thể diễn ra ở nơi đô thị đông đúc.

Trong video tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách thế hiện lợi thế quần tụ theo nhu cầu về không gian đô thị.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân

Mỗi khi đọc lại “Chiến thắng của đô thị” của nhà kinh tế học Edward Glaeser, tôi luôn nghĩ rằng có lẽ tác giả nên đổi tên cuốn sách thành “Sự thất bại của thị dân”. Vâng, những thị dân quần tụ trong các đô thị đông đúc và phồn thịnh đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Các đô thị trên thế giới, mà Việt Nam cũng nằm trong số đó luôn được

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 3): Sự phát triển của giao thông và hình thái đô thị

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Đô thị hóa cùng sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là về sức chứa và hiệu năng của chúng. Trong lịch sử, di chuyển trong thành phố thường bị hạn chế bởi việc đi bộ, điều này khiến những mối liên kết đô thị ở khoảng cách trung bình hoặc dài trở nên thiếu hiệu quả và tốn thời

Minh Hùng

31/12/2018

Chris Wellisz giới thiệu về Edward Glaeser của Harvard, người coi đô thị hóa là con đường dẫn đến thịnh vượng

Lớn lên ở thành phố New York vào những năm 1970, Edward Glaeser chứng kiến những đô thị lớn đang suy tàn. Tội phạm tăng vọt. Rác chất đống trên vỉa hè khi các công nhân vệ sinh đình công vì bất mãn. Thành phố đang đứng trên bờ vực phá sản. Vào giữa những năm 1980, không khó để thấy New York phục hồi trở lại. Nhưng nơi đây vẫn có thể là một nơi đáng sợ; một vụ án mạng giết ba người

Nguyen Water

12/12/2023

Tư tưởng đô thị của Edward Glaeser: thách thức những quan điểm cũ về đô thị

Với cương vị giáo sư Kinh tế học tại Harvard, đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đô Thị tại Trung tâm Tăng Trưởng Quốc Tế, Edward Glaeser được biết đến như nhà kinh tế học đô thị hàng đầu thế giới hiện nay. Ông có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế đô thị, một lĩnh vực nghiên cứu mà Gary Becker (Giải Nobel Kinh tế 1992) nhận xét rằng vốn đã “cạn kiệt” trước sự xuất

Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

“Hơn cả cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực mới là thứ giải thích thành phố nào sẽ thành công.” – Trích “Chiến thắng của đô thị”, tác giả Edward Glaeser (Nhóm dịch Book Hunter, Lê Duy Nam hiệu đính, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter, tái bản lần I, 2022) Thu hút nhân tài để phục hồi – lựa chọn lịch sử Sau loạn 12 sứ quân và những cuộc tranh giành quyền lực ở thời Đinh Lê, Lý Thái Tổ