Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #4: Tháo gỡ nhu cầu nhà ở

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #4: Tháo gỡ nhu cầu nhà ở

Minh Hùng

20/03/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-4-thao-go-nhu-cau-nha-o

Mời các bạn cùng theo dõi video số 4 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đưa bạn làm quen với khái niệm “agglomeration” – lợi thế kinh tế nhờ quần tụ kết khối, qua đó bạn sẽ thấy thành phố càng quần tụ đông thì càng dễ nâng cao năng suất và càng dễ dàng thuận tiện cho dòng chảy hàng hóa và ý tưởng.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

 

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong video này tôi sẽ cho bạn thấy cách điều chỉnh nhu cầu đô thị để bắt kịp sự quần tụ kinh tế; ý tưởng rằng người lao động sẽ có năng suất cao hơn, và được trả lương cao hơn khi quy mô thành phố mở rộng. Vậy hãy xem xét sự sẵn lòng chi trả của từng cá thể để được sống ở thành phố.

Trong video đầu tiên ta đã nói rằng, sự sẵn lòng chi trả của một cá thể đến từ cả những lợi ích tài chính lẫn phi tài chính. Trong video đó ta cột chung hai lợi ích lại với nhau. Còn trong video này, ta sẽ tách riêng chúng ra.

Đầu tiên là những lợi ích kinh tế của các đô thị. Giờ ta giả định rằng, các lợi ích đó là độc lập với kích thước thành phố. Như video trước ta sẽ có biểu đồ sắp xếp dựa trên sự sẵn lòng chi trả cho những tiện nghi ở Gotham.

Từ mức cao nhất, giả định là từ $500.000 trở xuống. Ta có một chỗ cho mỗi người, và càng nhiều người thì chỗ của họ càng nhỏ lại.

Thứ hai, là những bù đắp tài chính có được khi sống ở thành phố.

Hãy đơn giản hóa bằng giả định rằng, mọi người ở Gotham nhận lương như nhau. Và giả định luôn rằng, phần tiền lương đó tăng cùng với quy mô thành phố. Đó là tâm điểm của nền kinh tế tập trung.

Dữ liệu cho thấy người dân kiếm được nhiều tiền hơn ở các đô thị lớn, dẫu cho lương không hẳn tăng cao hơn chi phí sinh hoạt. Điều này đã củng cố cho giả định trên.

Đề biết được nhu cầu tổng thể cho Gotham, ta cộng hai phần tung độ lại như hình (xem video)

Nhu cầu cho các tiện ích đô thị là đường đi xuống, bởi có một số người thích ở Gotham hơn những người khác. Còn tiền lương có được khi sống ở Gotham thì hướng đi lên, bởi khi Gotham phát triển các công ty có năng suất cao hơn và trả lương cao hơn.

Khi độ quần tụ kinh tế còn yếu, tức là quỹ lương nhích lên trên chậm chạp, vậy thì ta có kết quả là một đường hướng xuống như trước. Nhưng nếu độ quần tụ kinh tế thực sự mạnh, đường nhu cầu có thể hướng lên trên. Nhiều người sẵn lòng hơn trong việc chi trả cho đời sống đô thị. Đường Nhu cầu có hướng tăng lên đồng nghĩa với có nhiều thứ thú vị cho động lực học đô thị.

Chúng ta sẽ sớm bàn đến điều đó. Trong video tiếp theo, chúng ta sẽ xác định xem điều gi sẽ xảy ra nếu các tiện ích phát sinh thay đổi cùng quy mô của đô thị.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

Nông thôn, Hoang dã, Đô thị

Tóm lược Trong nhiều ngôn ngữ, những từ đề cập đến nông thôn cũng chính là những từ được sử dụng để mô tả sự hoang dã: ye trong tiếng Trung Quốc, agreste trong tiếng Tây Ban Nha, v.v.. Tuy nhiên, kể từ khi thời kỳ Đồ đá mới bị xóa sổ, nông thôn đã được xác định trong sự đối lập với rừng rậm. Phương trình nông thôn/hoang dã chỉ ra rằng sự đối lập giữa chúng sau đó đã bị thay thế bởi

Làm thế nào Đài Loan đạt được một trong những tỉ lệ tái chế cao nhất thế giới

Từng có biệt danh là “Đảo rác”, khu vực này giờ đây có một câu chuyện thành công để chia sẻ về tái chế rác. Trong một không gian rộng mở nhìn ra trung tâm Đài Bắc, Arthur Huang đưa cho tôi một tấm polyethylene trong mờ, hình tổ ong. Được đặt tên là Polli-Brick, tấm mô-đun không màu này được làm từ các chai nhựa cũ có thể lồng vào nhau để tạo nên một loạt cấu trúc đáng kinh ngạc - chẳng hạn

Tổ chức World Cup để phát triển kinh tế ư? Không dễ dàng thế đâu!

Từng đấy chi tiêu cho World Cup vẫn không thể cải thiện đời sống của những người dân đều đặn nộp thuế . Gần đây, tin tức đã hé lộ rằng Sân vận động Arrowhead là một trong những nơi Hoa Kỳ chọn để tổ chức các trận đấu của giải FIFA Men’s World Cup vào năm 2026. Là một nhà kinh tế học và một người yêu mến thành phố Kansas, tôi không khỏi thất vọng trước tin này. Trong khi các chính trị

Yến Nhi

22/11/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

Mời các bạn cùng theo dõi video số 5 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser bàn rộng hơn về các lợi thế quần tụ bằng cách phân tích cách các hệ quả từ lợi thế này làm thay đổi các phân tích cung – cầu mà chúng ta đã bàn đến trong các video trước. Lợi thế

Minh Hùng

03/04/2023

Đường cong môi trường Kuznets – Đi lên nhưng chưa chắc đã đi xuống

Vào đầu thập niên 90, 2 nhà kinh tế người Mỹ là Gene Grossman và Alan Krueger đã phát hiện ra một sự trùng lặp. Khi tìm hiểu số liệu về mối tương quan giữa GDP với chất lượng không khí và nguồn nước trên khoảng 40 quốc gia, họ thấy rằng cùng với sự gia tăng GDP, vấn đề ô nhiễm đầu tiên là tăng cao nhưng sau đó lại giảm dần, tạo ra biểu đồ hình chữ U lộn ngược khi phác họa