Home Đọc Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

le-nam

Lê Nam

10/10/2017

Vào năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, sự đô thị hóa, quy mô và dân số thành thị trên thế giới đã tăng vượt trội so với nông thôn.

Theo điều tra và ước lượng của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thì vào năm 2030, dân số thành thị sẽ chiếm tới hơn 60% tổng dân số trên thế giới. Số liệu đó là kết quả của các đường lối, sự thi hành các chính sách kinh tế thông minh và mang đầy tính cách mạng trong nền kinh tế toàn cầu.
Đã có rất nhiều tranh cãi cho rằng, xu hướng này không những đem lại những ảnh hưởng và tác động bất lợi tới môi trường mà nó còn đem lại hậu quả không tốt cho xã hội. Các đô thị, thành phố lớn được xem như một nơi tập trung các bất bình đẳng của xã hội, sự chênh lệch mức sống trong dân chúng và có các họat động không thân thiện với môi trường. Mặc dù quan điểm này chủ yếu mới xuất hiện, công bố bởi các nhà phê bình chủ nghĩa tư bản, hiện nay nó đã ăn sâu rộng rãi vào dư luận và truyền thông. Do đó, nó mạnh mẽ ảnh hưởng tới các qui định và chính sách mở rộng không gian đô thị trên tòan thế giới.

Một trong những người phản đối mạnh mẽ các phát biểu trên là nhà kinh tế học Edward L. Gleaser tại Đại học Harvad, tác giả của cuốn “Chiến thắng của đô thị”.  Ông đã có những lời phản biện khá thuyết phục. Như tiêu đề cuốn sách ông đã viết, Gleaser nói rằng các thành phố hiện đại là “Phát minh vĩ đại nhất của con người”, nó tạo cho chúng ta cơ hội không những giàu hơn mà thậm chí lành mạnh hơn và môi trường thân thiện hơn.
 
Triumpth of the City

Cuốn sách là sự kết hợp các logic kinh tế học với sự trợ giúp và nghiên cứu kĩ lưỡng qua các tài liệu, dự án nghiên cứu lịch sử, dữ liệu, các mối quan hệ định lượng (Thuộc toán kinh tế), trực tíêp theo dõi và tham gia vào các nghiên cứu về Đô thị và Đô thị hóa.

Gleaser đã mang đến cho chúng ta cái nhìn bao quát về đô thị đồng thời ông đã cho thấy những lời lẽ có tính thuyết phục để chứng minh cho ý kiến của mình. Gleaser lập luận rằng, “sự phát triển cực thịnh của các đô thị có được bởi con người là tác nhân cốt lõi cơ bản của xã hội, và họ cần được sống gần nhau hơn” . Ý tưởng quan trọng, đầy tinh tế mà đơn giản này được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt cuốn sách. Đáng tiếc rằng, nó lại bị bác bỏ bởi phần lớn các nhà hoạch định chính sách vì họ tin rằng, chỉ có họ mới có thể đưa ra các lập luận, kế hoạch đầy tỉ mỉ và phức tạp về hoạch định đô thị hóa.
Ông đã phân tích các vấn đề đô thị mang tính cấp bách nhất và các phản ứng của chính phủ đối với nó. Mẫu số chung của các chính sách công tồi tệ và nguy hiểm là sự nhận định sai lầm nghiêm trọng về tính chất thật sự của Đô thị: “Đô thị không phải là các tòa nhà; Đô thị là người dân”. Ông đã minh họa cho thấy qui luật các hậu quả nghiêm trọng không lường trước qua sự can thiệp của chính phủ trên nhiều phương diện và ví dụ như các chính sách phúc lợi xã hội, vấn đề môi trường và qui hoạch sử dụng đất.

Quan điểm truyền thống cho rằng các thành phố – sự đô thị hóa – tạo ra sự nghèo đói cùng cực. Nhưng Gleaser cho thấy các thành phố, thay vì làm cho người dân nghèo đi, nó lại thu hút những người dân có thu nhập không cao từ các vùng quê hẻo lánh với hị vọng nâng cao chất lượng, điều kiện sống của mình và mong nó đem lại cho họ cơ hội cao hơn để làm điều đó. Vì thế, đô thị phát triển đồng nghĩa với việc các vùng nông thôn – bao gồm của người dân nghèo hay cận nghèo bị giảm xuống, và lịch sử đã chứng minh được điều đó. Trong khía cạnh này, Gleaser đã khẳng định và gọi nó bằng cái tên “Nghịch lý nghèo của đô thị”: “Nếu một thành phố phát triển cải thiện cuộc sống của người dân nghèo bằng cách tăng số lượng các trường công lập và giao thông công cộng, thành phố đó sẽ thu hút nhiều người nghèo hơn”. Chính vì điều này, các nhà hoạch định chính sách rơi vào một tình thế khó xử. Một mặt họ muốn cải thiện điều kiện sống của người dân nghèo, nhưng mặt khác chính phủ không muốn thu hút tầng lớp đó vào thành phố của mình, qua đó nó đã đánh lên hồi chuông báo động bằng các số liệu về bất bình đẳng trong xã hội và sự gia tăng của người nghèo.

Chiến Thắng Của Đô Thị (tái bản 2022) - Edward Glaeser
>> Tìm hiểu thêm về Chiến Thắng Của Đô Thị: Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

Với cách hoạt động của các tiến trình chính trị và những khó khăn cố hữu của chính phủ nhằm cố gắng cải thiện tình hình hiện tại, không khó để có thể hiểu tại sao các chính sách công càng ngày càng đem lại bất lợi cho những người dân có thu nhập thấp hoặc dận nghèo. Hơn nữa, Gleaser cho rằng, lí do cho các vấn đề của đô thị, không chỉ xuất phát từ sự nghèo đói, ùn tắc giao thông, mà còn “có nhiều khả năng xuất phát từ các hành động và chính sách của địa phương [như từ các doanh nghiệp xã hội] hơn là từ phía liên bang”.

Cuốn sách cũng hướng sự chú ý của của người đọc tới các chính sách môi trường đô thị, nơi Gleaser lại có một cái nhìn hoàn toàn trái ngược, ông viết “Mahattan, London và Thượng Hải là những người bạn thân thiện với môi trường. Những người yêu thiên nhiên được sống bao quanh bởi cây cối, họ có nhiều năng lượng sống hơn những người ở các thành phố còn lại”.

Gleaser kêu gọi cho một chính sách bảo vệ môi trường hoàn thiện hơn bởi sự kết hợp của các chính sách kinh tế thông minh và hành động thiết thực để tránh các chính sách có tác dụng không tốt dựa trên những suy nghĩ hão huyền. Tuy rằng nó ảnh hưởng không tốt tới các quy hoạch đô thị ở các nước phát triển, sự đô thị hóa cũng có thể là vấn đề sự sống và cái chết, điển hình như ở Ấn Độ. Ví dụ, hạn chế của việc Mumbai xây dựng các tòa nhà cao tầng ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người nghèo, là nó cắt giảm và ngăn việc mở rộng chính sách nhà giá rẻ cho người dân.

Tuy cuốn sách nói về các vấn đề vĩ mô và khó hiểu, nhưng cuốn sách của Gleaser vẫn là tài liệu đáng tham khảo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu rõ hơn về thành phố bạn đang sống, hơn nữa nó giúp bạn thấy được bản chất của các chính sách công, nó ảnh hưởng thế nào tới bạn và người hàng xóm của bạn. Sau cùng, người đọc sẽ thấy và hiểu các đô thị một cách hoàn toàn khác.

Và có lẽ, sau cùng, họ cũng đồng ý với Gleaser rằng “nền văn hóa, sự thịnh vượng và sự tự do của chúng tôi là những món quà vô giá từ những người sống, làm việc và suy nghĩ cùng nhau”.

 

Ángel Martín Oro

Lê Duy Nam

Nguồn: Fee.org

>>Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

TƯƠNG LAI CỦA MỘT INTERNET MỞ NẰM CHÍNH TRONG TAY CHÚNG TA – PHẦN 3

Phần 3: Cuộc chiến vì các Bits [caption id="attachment_17467" align="aligncenter" width="1280"] “Sweet as One” by Craig and Karl. 2016. Candy.[/caption] Thời kỳ hậu Net Neutrality internet sẽ thế nào? Nhìn thử vào kho ứng dụng của Apple là thấy ngay. Có 2 triệu ứng dụng trong kho, có giá trị vào khoảng 28 tỷ đô la vào năm 2016. Apple thu về 30% hoa hồng cho mỗi giao dịch và tổng giá trị thu về từ kho ứng dụng là 8.4 tỷ đô. Phần còn

Xu hướng Dystopia (viễn cảnh tối tăm) trong văn hóa đại chúng – khi thế giới đương đầu với quá nhiều nguy cơ

Xã hội loài người sẽ đi đến thế giới hòa bình, bác ái, hữu nghị… hay sẽ đi đến tha hóa đạo đức, tước bỏ nhân tính, nô lệ hóa con người, thiên nhiên bị tàn phá và cuối cùng là hủy diệt? Câu hỏi đó đã ám ảnh nhân loại từ những tranh luận về tận thế, dần dần đi vào triết học - văn học, và sau này là văn hóa đại chúng. Khi bước sang thế kỷ 20 và chứng kiến những

Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được gọi là "kỷ nguyên thông tin", khi nhân loại sinh tồn dựa vào khả năng sử dụng thông tin hiệu quả. Chúng ta không có răng nanh và móng vuốt, lớp da cứng hoặc lông dày đủ cần thiết để thích ứng với những đe dọa của môi trường sống. Khả năng sinh tồn của chúng ta có được là do tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong đời sống. Nói chung, việc truyền tải thông

Fee.org

28/08/2013

Tiếp cận các đế chế truyền thông qua lăng kính phê bình kinh tế chính trị

Dù bạn là người làm việc với bàn giấy hay sử dụng công cụ bằng tay chân, ít nhiều trong một ngày bạn cũng đều dùng tới máy tính hoặc điện thoại thông minh để kết nối vào Internet. Và chính tại lúc này, bạn sẽ trở thành khách hàng, trở thành một người sử dụng các nội dung truyền thông được cung cấp bởi rất nhiều các tập đoàn truyền thông khổng lồ trên thế giới. Thậm chí nếu bạn không lên Internet, bạn
le-nam

Lê Nam

14/05/2024

Từ nền dân chủ đến chế độ tài phiệt

Trong tiếng Anh, để mô tả các thể chế chính trị, những từ kết thúc bằng “-ocracy” thường được sử dụng. Bộ phận đứng trước “-ocracy” trong những từ này sẽ mô tả cội nguồn của quyền lực trong các thể chế đó. Chẳng hạn, một nền chuyên chế, hay “autocracy”, là thể chế chính trị mà ý chí của ông vua quyết định tất cả. Một nền tinh hoa trị, hay “aristocracy”, là chính thể mà quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ
le-nam

Lê Nam

27/04/2017