Home Tạo Những căn nguyên tiến bộ của thế kỷ XX

Những căn nguyên tiến bộ của thế kỷ XX

Minh Tân

03/09/2021
Những căn tố của thế kỷ XX

KHÔNG THỂ MUA LẠI ĐƯỢC

Có hai công trình hấp dẫn vốn không phải là sự tổng hợp của lịch sử xã hội và công nghệ, mà thay vào đó nó lại nổi lên từ giao điểm của các nghiên cứu cải tiến công nghệ, địa văn hóa, lịch sử kinh tế và môi trường. Tác giả Vaclav Smil công tác tại Khoa Môi trường tại Đại học Manitoba đã viết đến 23 cuốn sách. Hai cuốn trong số đó đang được nhìn nhận là, Creating the Twentieth Century (tạm dịch Tạo lập thế kỷ 20) và Transforming the Twentieth Century (tạm dịch Chuyển hóa thế kỷ 20), đã tạo nên một luận điểm trải dài tận năm 1867 cho đến nay. Nhà xuất bản Đại học Oxford đã ấn định chúng như những sách tham khảo dài tập, với các mẫu thiết kế áo ốm giống nhau. Cả tác giả lẫn nhà xuất bản đều tuyên bố chắc nịch rằng, mỗi cuốn sách có thể được thưởng thức theo cách riêng, nhưng chúng xứng đáng được đọc cùng nhau.

Trong Tạo lập thế kỷ 20, Smil cho rằng hai thế hệ trước năm 1914 đã đặt nền tảng cho một nền văn minh mở rộng dựa trên sự cộng hưởng từ nhiên liệu hóa thạch, cải tiến khoa học kỹ thuật. Ông loại bỏ đi nhận định rằng máy tính và Internet đã tạo ra mức tăng trưởng kinh tế “thần kỳ” và cho rằng sự tăng trưởng và thay đổi xã hội nhanh chóng ở thế kỷ 20 đều khởi phát từ việc tinh chỉnh và phát triển của máy móc và các quá trình được tạo nên từ trước Đệ nhất thế chiến. Sau khi kết thúc chương 1 về trình độ công nghệ phương Tây trong năm 1865, Smil bàn về bản chất của điện khí hóa (chương 2), động cơ đốt trong (chương 3), những nguyên liệu và tổng hợp hóa học, đặc biệt là sự cố định Ni-tơ (chương 4), và công nghệ thông tin mới (chương 5). Ông đề xuất rằng một nhà khoa học uyên bác từ cuối thế kỷ 18, như Antoine-Laurent Lavoisier, nếu sống trong xã hội năm 1910, sẽ phải đương đầu với một “thế giới đầy rẫy những kỳ quan”. Trái lại “nếu một trong những nhà phát minh đầu thế kỷ 20 như Edison hay Fessender, Haber hay Parsons mà có xuyên không từ thập niên đầu thế kỷ trước đến năm 2005, thì họ sẽ có được nhận thức sâu sắc hơn về mọi thứ”, về máy móc và cả các quá trình sáng tạo trước thời của họ.

https://bookhunter.vn/doc-thu-nuoc-my-chuyen-chua-ke/

Theo đó, cuốn sách thứ hai, Chuyển hóa thế kỷ 20, lại không liên quan đến những đột phá công nghệ mà lại bàn về việc những tinh chỉnh và “cường hóa” cho những phát minh hay tiến trình trước đó. Những thập kỷ gần đây là giai đoạn gia cố chứ không phải là giai đoạn tăng tốc. Tương lai, thay vì trông có vẻ như là giai đoạn tăng trưởng phi thường, lại trở nên mờ hồ đi hẳn, bởi vì, như Smil ghi lại, chi phí về mặt môi trường thường không nằm trong quá trình tính toán. Và sự tính toán là một từ mang tính thực tế, vì Smil đã gia cố cho lập luận bằng nhiều biểu đồ và số liệu.

Cùng nhau, mỗi quyển sách hoặc là một lời tụng ca cho tinh thần lạc quan, hoặc là câu chuyện của quyết định luận công nghệ. Bản thân Smil đã thoát khỏi một Âu lục theo Cộng sản vào năm 1969 để giảng dạy lần đầu ở bang Pennsylvania và sau đó là Canada. Ông viết theo góc nhìn phương Tây, nhưng ông nhất quyết không phải là một tay giáo điều khi loại bỏ cả chủ nghĩa tự do giản đơn lẫn chủ nghĩa Mác. Công trình của ông chủ yếu viết về châu Âu, nước Anh và Hoa Kỳ, mặc dù châu Á cũng xuất hiện đầy đủ hơn trong cuốn sách thứ hai.

Smil có được thành quả lớn trong phần tổng hợp của mình, một phần vì ông có góc nhìn đa chiều và cân bằng. Điều quan trọng không kém là hiểu biết sâu sắc của ông về khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, trong Chuyển hóa thế kỷ 20, ông tự do bàn luận và phác thảo ý tưởng về CFC, những thay đổi khi sử dụng nguyên liệu thô, các kỹ thuật mới khi xây dựng dàn khoan dầu, các mức độ nén CO2 từ năm 1200 CN, máy móc chế tạo đĩa bán dẫn, cấu trúc hóa học của nhựa nhiệt dẻo, động cơ tên lửa, vân vân. Lời giải thích luôn đi kèm những minh họa, bao gồm bản đồ, những hình vẽ tinh xảo, đồ thị và hình ảnh. Smil sắp xếp vốn tri thức sâu rộng của ông thành một tác phẩm dễ đọc để bất cứ sinh viên đại học nào cũng có thể hiểu được.

Smil tôn vinh những nhà phát minh, dù ông lo ngại về những kết quả về lâu về dài khi sử dụng những phát minh ấy. Ông viết về công nghệ những cũng tránh né từ đó mà thay vào đó ông dùng từ như “kỹ thuật”. Ông viết về sự chuyển đổi văn hóa nếu mà không có một lý thuyết tổng quan nào ngoài niềm tin rằng sự thay đổi công nghệ cũng làm nổi bật lên (nhưng không quyết định) sự thay đổi xã hội.

Siml có một luận điểm và nhiều quan sát thú vị, nhưng đôi khi lại thiếu tính liên kết. Nhất là, khi phân chia câu chuyện thanh hai cuốn sách, ông đã lờ đi Đệ nhất thế chiến ở phần một. Với tôi, chiến tranh là điều hợp logic, nếu nó tàn khốc đến tột cùng. Và thậm chí trong cuốn thứ hai, chiến tranh chỉ nhận được sự quan tâm vụn vặt. Nhưng chính máy móc và các quá trình phát triển, những thứ Smil thấy quá quan trọng, lại lôi cuốn người ta đến với cái chết hàng loạt. Động cơ đốt trong đã tạo ra những chiếc xe tải, xe tăng và máy bay ném bom. Sự cố định Ni-tơ lại tạo nguồn cung vô tận chất gây nổ, tổng hợp hóa học lại tạo ra các khí độc, và điện khí hóa tạo điều kiện cho hàng loạt kỹ thuật quân sự cũng như dây chuyền lắp ráp cho việc sản xuất vũ khí với số lượng lớn.

Smil không hoàn toàn bỏ qua việc sử dụng máy móc và các quá trình trên trong quân sự, nhưng ông đã đẩy chiến tranh đi quá xa vào đại chúng. Có lẽ lý do nằm ở việc cuốn sách khởi đầu bàn về cách các công nghệ mới đã hỗ trợ đắc lực cho những thay đổi lớn lao trong sản xuất và tiêu dùng, và lý do thứ hai nằm ở các hệ quả xã hội, môi trường, quân sự và chính trị. Như một triệu chứng, bom nguyên tử được thảo luận ở một chương với tiêu đề “Đối thoại năng lượng”. Smil không thể bao quát hết mọi thứ, thậm chí trong cả hai cuốn sách. Dù vậy, quỹ đạo sử luận của ông sẽ khác xa nếu cuốn thứ nhất khép lại với khoảng 10 trang suy ngẫm về Đệ nhất thế chiến, hay cuốn thứ hai kết luận bằng xung đột ở Iraq.

Tuy nhiên, Smil không phải là sử gia kiểu đó, mà ông nghiêng nhiều hơn theo truyền thống của Fernand Braudel và trường phái Annales của Pháp. Họ cũng chú tâm vào những xu hướng dài hạn, với trọng tâm nhằm vào nông nghiệp, năng lượng, truyền thông và vận tải. Smil đưa ra một tổng quan ngắn gọn về kỹ thuật đối với sự phát triển của máy tính từ năm 1932 đến nay nhưng lại ít chú tâm đến việc làm thế nào những máy móc đó được mang từ phòng thí nghiệm đến với thị trường, hay những công dụng bất ngờ của nó. Ông thường viết với tư cách là một người trong cuộc, hầu như quan tâm đến cách mọi thứ được phát minh và cách chúng vận hành. Thông thường thì người trong cuộc thích viết về các nghiên cứu trường hợp, nhưng Smil cũng quan tâm đến cả những thay đổi mà từng máy móc và quy trình có thể làm được. Ông đã thành công khi liên kết hàng loạt các ví dụ trong một lập luận mang tính bao quát rằng ca ngợi tính năng của công nghệ, quan sát trị giá sinh thái của việc lạm dụng di sản này và né tránh một cách hợp lý cả quyết định luận lạc quan ngây thơ của Alvin Toffler và kết luận tiêu cực của Jacques Ellul rằng nhân loại sẽ cạn kiệt năng lượng khi đương đầu với “kỹ thuật”.

Smil không hề đề cập đến sử gia Mỹ và bạn qua thư từ, Henry Adams (1838-1918), mặc dùng ông cũng đã phác họa một hình mẫu Adam trẻ hơn người Anh  đương thời, H.G.Wells. Đáng tiếc là, vì Adam đã đoán trước lập luận của Smil rằng sự phát triển khoa học và kỹ thuật đã đẩy nhanh lịch sử và biến chuyển xã hội dứt khoát vào cuối thế kỷ XIX, đến nỗi nó làm nền tảng cho một sự đột phá trong trải nghiệm của con người. Adams đã biểu thị sự đứt gãy trong một lá thư cho bạn mình:

Một thế giới quá khác biệt từ thuở ấu thơ cho đến giữa cuộc đời, không thể nằm chung trong một lược đồ được. Nó thay đổi từ động lực này đến độc lực khác, không theo trình tự,..Thoát ly khỏi thời trung cổ, một đứa trẻ sơ sinh, đang chập chững vào năm 1838, lại tìm thấy chính mình một tiếng hú, tiếng hét, cả tiếng nổ tung, Điện tín không dây, phóng xạ, xe cộ của năm 1904, đã vượt xa những niềm tin.

Trong những năm cuối đời, Adam xem nhiệt động lực học như điểm khởi đầu và kết luận rằng vì entropy là sản phẩm không thể tránh khỏi của tất cả các chuyển hóa năng lượng, nên không sử gia nào có thể tin vào quá trình đó. Ông lo ngại cho cái chết vì nhiệt của vũ trụ trong tương lai. Một thế kỷ sau, Smil lo ngại hậu quả của việc ấm lên toàn cầu và hỏi rằng, “Liệu nền văn minh phức tạp, sử dụng nhiều năng lượng và lệ thuộc vào máy móc này có thể sống sót trong thế kỷ 21 không? Chúng ta không thể biết được”. Loại bỏ đi các quyết định luận, ông thấy rằng tương lai vẫn rộng mở, nhưng rất mơ hồ.

David E.Nye

Nguồn: The Origins of 20th-Century Progress | American Scientist

Dịch: Lê Minh Tân

Công cụ – Thao túng hay cộng sinh?

“Thuốc chữa cho quản lý tồi là quản lý nhiều hơn. Thuốc chữa cho nghiên cứu chuyên ngành là nghiên cứu liên ngành tốn kém hơn, cũng như thuốc chữa cho các dòng sông bị ô nhiễm là thêm nhiều chất tẩy rửa không gây ô nhiễm nhưng tốn kém hơn. Việc tổng hợp các kho lưu trữ thông tin, việc tích trữ thêm kiến thức, nỗ lực để áp đảo các vấn đề hiện tại bằng cách cho ra nhiều khoa học hơn cuối

NOBEL HÓA HỌC 2019: PIN LITHIUM-ION

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel về Hóa học năm 2019 cho John B. Goodenough, của Đại học Texas tại Austin, Hoa Kỳ, M. Stanley Whmitham, của Đại học Binghamton, Đại học Bang New York, Hoa Kỳ, và Akira Yoshino thuộc Tập đoàn Asahi Kasei, Tokyo, Nhật Bản và Đại học Meijo, Nagoya, Nhật Bản "vì sự phát triển viên pin lithium-ion".   Họ đã tạo ra “một thế giới có thể sạc được” Giải

Sự vô lý của giải Nobel Khoa học

Giải thưởng này làm biến dạng bản chất của ngành khoa học, sửa đổi lịch sử, và coi nhẹ nhiều nhân vật đóng góp quan trọng trong ngành.------------------- (bài viết ngày 3/10/2017 nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay)------------- Sáng nay, các nhà vật lý Rainer Weiss, Kip Thorne, và Barry Barish đã được nhận giải Nobel Vật lý cho các phát hiện về sóng trọng lực - các biến dạng trong cấu trúc không gian và thời gian. Bộ ba này

Một phương pháp phát hiện oxygen mới trên các ngoại hành tinh

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới phát hiện oxygen trong khí quyển ở các ngoại hành tinh có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống. Một dấu hiệu khả dĩ của sự sống, hay còn gọi là dấu vết sinh học, là sự hiện diện của oxygen trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh. Oxygen được tạo ra bởi sự sống trên Trái đất khi các sinh vật như thực vật, tảo và vi khuẩn lam sử

NOBEL VẬT LÝ 2019: VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ VÀ MỘT NGOẠI HÀNH TINH MỚI

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel Vật lý 2019 “cho những đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ” với một nửa cho James Peebles của Đại học Princeton, Hoa Kỳ, “cho những khám phá về lý thuyết trong lĩnh vực vũ trụ học vật lý" và nửa còn lại chia đôi cho Michel Mayor của Đại học Geneva,