Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Minh Hùng

03/01/2023

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng ngắn.

Bạn có thể theo dõi ở dạng văn bản hoặc video nhé!

Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.

Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

Trong bài đầu tiên này, ông sẽ giải thích mối liên hệ phụ thuộc giữa nhu cầu cần sống ở đô thị của người dân với mức lương và các tiện ích nhận được của họ khi được sống ở đô phố đó.

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

Phần lớn khóa học này sẽ thú vị và bắt mắt về mặt hình ảnh. Nhưng tôi là một nhà kinh tế học, và không phải vô cớ người ta nói ngành này là môn khoa học tẻ ngắt.

Tôi cảm thấy mình phải truyền thụ cho bạn những khái niệm cơ bản của bộ môn Kinh tế học Đô thị. Lột tả cả lịch sử và tình cảnh chỉ bằng một vài biểu đồ minh họa trực quan. Những bài học này sẽ ngắn, và đôi chút nhàm chán. Nếu Kinh Tế Học không phải mối quan tâm của bạn, hãy bỏ qua. Nhưng nếu bạn tò mò các nhà Kinh Tế Học thực sự tiếp cận các đô thị như thế nào, các bài giảng này đích thực dành cho bạn.

Ai từng học Kinh tế học cơ bản tại trường cấp 3 hay đại học sẽ được tiếp xúc với biểu đồ Cung – Cầu. Đó là công cụ cơ bản, và chúng ta có thể dùng nó để tư duy về đô thị.

Hãy bắt đầu với nhu cầu được sống và làm việc tại một vùng đô thị cụ thể. Vì thiếu trí tưởng tượng, chúng ta sẽ gọi vùng đó là Gotham. Và chúng ta giả định rằng, mỗi căn nhà ở Gotham đều giống nhau. Mỗi người ở Gotham đều phải đối mặt với vấn đề di chuyển như nhau. Cách dễ dàng nhất để tư duy về nhu cầu này, là tưởng tượng, có khoảng trăm triệu người có cùng mức sống tồn tại trong cùng một thành phố.

Mỗi người nhận được hai lợi ích khi sống ở Gotham. Một là lương, hai là các chuỗi lợi ích ngoài lương, mà ta gọi là các tiện nghi. Các tiện nghi bao hàm cả những mặt tốt và xấu của việc sống nơi thành thị: tắc nghẽn giao thông, nhà hàng sang trọng, và cả những điều riêng tư kiểu như gia đình được gần gũi với nhau.

Những khoản lương và lợi ích này đều cần được lượng hóa, tương xứng với lựa chọn tiếp theo mà người ta có thể sống, ở đây là Đô thị. Tổng của khoản lương và các lợi ích khác phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả của một người để được sống trong thành phố đó.

Mức độ sẵn lòng chi trả ấy đại diện cho nhu cầu được sống và làm việc ở đô thị của một người (ở đây là Gotham). Sau đó chúng ta sắp xếp mọi người theo mức độ sẵn lòng chi trả của họ, và dùng các cột để đại diện cho mỗi người, từ người có Nhu cầu cao nhất đến thấp nhất. Nếu người Nhu cầu cao nhất sẵn sàng trả 1 triệu đô, người thứ hai sẵn sàng trå 900.000 đô, và cứ thế, chúng ta có một dãy các cột giảm dần.

Giờ thì thu nhỏ các cột lại, bởi chúng ta có rất nhiều người.

Và khi chúng đứng sát nhau, bạn sẽ có được một đường liên tục biểu thị Nhu cầu.

Có thể đó là đường thẳng, cũng có thể đó là đường cong.

Ta cần giả định kỹ thuật để chắc rằng đường ấy là liên tục chứ không nhảy cóc. Thông thường sẽ phải cần thêm đường chỉ Mức độ Cung cấp, nhưng ta sẽ bàn tới nó sau. Giờ hãy chỉ giả sử rằng, Gotham có một lượng nhà cố định cho người dân, nên dân số sẽ bị giới hạn ở khoảng một triệu người.

Vậy giờ ta có thể dùng đường này để biết được giá nhà sẽ ở mức nào. Tìm một điểm trên đường đó biểu thị khả năng sẵn lòng chi trả của một triệu người, điểm ấy ở đây.

Khả năng sẵn lòng chi trả ấy biểu thị giá nhà trong thành phố. Tôi có chút cẩu thả về động lực ở đây.

Giá nhà đất có thể là giá mua nhà hoặc giá cho thuê. Nhưng cứ giả định rằng mỗi người sẽ chỉ chuyển đến một lần, sống mãi mãi, và căn nhà ấy cũng trường tồn vĩnh cửu. Vậy nghĩa là nếu mức độ sẵn lòng chi trả là giá trị suốt đời được sống trong đô thị, thì đường Nhu cầu biểu thị giá nhà đất trong thành phố.

Ta giờ đã có đường Nhu cầu và một dự đoán kha khá về điều gì sẽ khiến nó biến động lên xuống.

Nếu tiền lương trong thành phố tăng lên, vậy thì nhu cầu tăng cao. Mà bởi số lượng nhà thì giới hạn, dân số thành phố không tăng lên (thực ra nó sẽ tăng nên nếu có một đường Cung cấp hợp lý). Nhưng giá nhà đất trong thành phố sẽ tăng cao, và nó sẽ tăng chính xác đến lúc bù đắp lại được khoản thu nhập mới gia tăng.

Tương tự, nếu thành phố trở nên an toàn hay vui thú hơn, đường Nhu cầu cũng sẽ dâng lên và giá nhà theo đó cũng tăng. Nếu tiện ích hay thu nhập ở đô thị giảm sút thì đường Nhu cầu cũng hạ thấp xuống, và giá nhà sẽ lại giảm đi.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #8: Hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố

Mời các bạn cùng theo dõi video số 8 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giải thích cho chúng ta về hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố. Ta thường nhìn cảnh tắc đường rồi ước giá thành phố mình thưa người hơn, rồi lại nhìn lợi ích kinh tế từ việc

Minh Hùng

06/06/2024

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đô thị hóa là một trong những xu hướng thống trị trong chuyển dịch kinh tế xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa: Quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn trở thành thành thị. Theo góc nhìn thống kê, đô thị hóa phản ánh tỉ lệ ngày càng tăng của dân số sống trong các khu định cư được coi là thành thị, vốn tạo

Minh Hùng

15/12/2018

Con người định hình Đô thị hay Đô thị định hình con người? Sự cùng tiến hóa trong thay đổi về mặt diện mạo, xã hội và kinh tế tại năm thành phố chính của Hoa Kỳ (phần 2-cuối)

Thay đổi đô thị bao gồm sự chuyển đổi về diện mạo vật lý và cấu trúc xã hội của các khu vực dân cư. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các thành phần vật lý và xã hội trong thay đổi đô thị chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng do sự thiếu thốn các thước đo đầy đủ về diện mạo khu dân cư. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp thị giác máy tính để định lượng

Thảo Minh

14/02/2023

Những vấn đề với thành phố thông minh

Hatem Zeine. Nhà sáng lập và CTO của Ossia. Người tiên phong về truyền năng lượng không dây. Nhà vật lý. Nhà đầu tư.   “Thành phố thông minh” nghe cứ như một xã hội viễn tưởng với mọi thứ được số hóa, nơi mà dữ liệu sẽ loại bỏ hoàn toàn những rắc rối, hiểm nguy và bất công của thế giới hiện đại. Thế nhưng ở các thành phố thông minh cũng có những vấn đề mà đến nay không một ai trong

Minh Hùng

13/08/2018