Home Tạo Tại sao nhà ở có mật độ dân cư dày đặc hơn có nghĩa là cuộc sống rộng rãi hơn

Tại sao nhà ở có mật độ dân cư dày đặc hơn có nghĩa là cuộc sống rộng rãi hơn

Book Hunter

04/01/2023
tai-sao-nha-o-co-mat-do-dan-cu-day-dac-hon-co-nghia-la-cuoc-song-rong-rai-hon

Làm thế nào mà chủ nghĩa đô thị thị trường là lợi ích đôi bên cùng có lợi cho người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Trong những năm qua, FEE (Quỹ Giáo dục Kinh tế) đã xuất bản và tái xuất bản một số bài báo về khái niệm “chủ nghĩa đô thị thị trường”. Trước khi tôi bắt đầu viết cho FEE, tôi chưa từng nghe về nó, nhưng phản ứng ban đầu của tôi đối với thuật ngữ này là sự hoài nghi.

Cá nhân tôi là một fan hâm mộ lớn của các thị trường, nhưng tôi không phải là dân thành thị. Vì vậy, tôi đã 50-50 về thuật ngữ này. Tôi đã từng sống ở các khu vực đô thị trước đây và đối với tôi, những lợi ích không lớn hơn chi phí cho cuộc sống hối hả và nhộn nhịp. Hãy gọi tôi là dân tỉnh lẻ.

Nhưng sau khi nghiên cứu về đô thị thị trường, tôi có thể nói tôi ủng hộ.

Nói rộng ra, chủ nghĩa đô thị thị trường xoay quanh việc áp dụng các ý tưởng thị trường tự do vào các vấn đề đô thị. Các niềm tin chính sách phổ biến bao gồm phản đối luật phân vùng hạn chế và quy hoạch đô thị trung tâm, ủng hộ việc tạo ra nhà ở có mật độ dân cư dày đặc (chẳng hạn như các tòa chung cư cao tầng) và phản đối chung với tư duy NIMBY (Không phải ở sân sau của tôi!).

Nói tóm lại, các nhà đô thị thị trường muốn chủ sở hữu nhà đất có thể xây dựng những gì họ muốn khi họ muốn mà không cần sự can thiệp của các cơ quan quản lý tọc mạch.

Các nhà đô thị học thị trường, khi ủng hộ việc bãi bỏ các luật phân vùng, thường giới thiệu những lợi ích của nhà ở dày đặc (chẳng hạn như chi phí thấp hơn và các thành phố “có thể đi bộ”), và có xu hướng tranh luận rằng có lẽ có nhiều vùng ngoại ô hơn việc sẽ không có luật phân vùng.

Tuy nhiên, sự ủng hộ nhà ở dày đặc này đã làm dấy lên sự chỉ trích từ một số người. Các nhà phê bình cho rằng những người theo chủ nghĩa đô thị thị trường và những người ủng hộ YIMBY (Có ở sân sau của tôi) muốn loại bỏ tất cả cuộc sống rộng rãi và dồn mọi người vào các tòa chung cư cao tầng.

https://twitter.com/aaron_renn/status/1575484500825743364?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1575484500825743364%7Ctwgr%5E23f4e8c36d81a75cc6001c9a8a16a131cd080021%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Ffee.org%2Farticles%2Fwhy-more-dense-housing-means-more-spacious-living%2F

(Mục tiêu của phong trào YIMBY là phá hủy hoàn toàn khu vực sống của bạn và xây lại nó với mật độ cao gấp 4 lần. Họ muốn xóa bỏ toàn bộ các quận mà trong đó mỗi gia đình sở hữu nhà riêng. Đây là một lý tưởng chống lại cộng đồng và cực đoan. – Aaron M. Renn)

Mặc dù tôi đồng cảm với mối quan tâm trên với tư cách là một người ghét sống trong khu nhà có mật độ dân cư dày đặc, nhưng thực tế của vấn đề là các chính sách đô thị hóa và YIMBY thực sự cho phép những người muốn sống ở nông thôn và ngoại ô có cuộc sống rộng rãi hơn. Sự nhận thức này là lý do tại sao tôi ngừng lo lắng và học cách yêu thích chủ nghĩa đô thị thị trường.

Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xem xét tài nguyên kinh tế có tên gọi là đất đai.

Xây dựng thêm không gian

Trong khóa kinh tế học nhập môn của tôi, một trong những điều đầu tiên tôi nói với sinh viên là về các nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất: đất đai, lao động, vốn và khởi sự doanh nghiệp.

Bốn loại nguồn lực này được gọi là các yếu tố sản xuất. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ sự kết hợp của các yếu tố này.

Thông thường, yếu tố đất đai được coi là một nguồn tài nguyên cố định. Logic này tuân theo quan điểm cũ – nhưng phần lớn là sai – trong thị trường nhà đất rằng đất đai luôn là một khoản đầu tư tốt bởi vì “họ sẽ không bao giờ kiếm được nhiều hơn từ nó”.

Cụm từ này hầu hết là sai vì một lý do đơn giản: các dịch vụ mà mọi người mong muốn do đất đai mang lại là không cố định. Ví dụ, một lý do khiến mọi người cần đất đai là họ cần không gian sống hoặc làm việc. Bạn có thể nghĩ, Chắc chắn chúng ta không thể tạo thêm không gian để tồn tại trong đó.

Nhưng chúng ta có thể.

Cải tạo đất (tạo ra vùng đất mới ngoài biển hoặc các vùng nước khác) đã có từ hàng trăm năm trước. Việc cải tạo đất đã thành công ở Hà Lan đến nỗi có một câu nói nổi tiếng rằng: “Chúa đã tạo ra thế giới, nhưng người Hà Lan đã tạo ra Hà Lan”.

Nhưng đây không phải là cách duy nhất chúng ta xây dựng thêm không gian sống. Chẳng hạn, có bao nhiêu người có thể làm việc và sinh sống ở thành phố New York nếu không có những tòa nhà nhiều tầng? Gần như không nhiều như bây giờ. Xây dựng theo chiều dọc là một cách khác để chúng ta có thể tạo thêm không gian.

Các nhà kinh tế có thể tranh luận ở đây, cho rằng các tòa nhà chọc trời không phải là vùng đất mới – thay vào đó họ sẽ gọi chúng là vốn. Nhưng vấn đề là các dịch vụ thực tế mà người tiêu dùng yêu cầu từ đất đai có thể sản xuất được chứ không cố định.

Và khi nhà ở mật độ dày đặc được thêm vào trong các thành phố, điều đó có nghĩa là mật độ bên ngoài các thành phố sẽ ít đi.

Thêm nhà ở dày đặc hơn có nghĩa là ít nhà ở dày đặc hơn

Đó là một vấn đề của toán học cơ bản. Giữ địa lý và dân số không đổi, khi một khu vực trở nên đông dân cư hơn, một khu vực khác sẽ trở nên ít dân cư hơn.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm hiểu lý do tại sao, hãy xem xét một ví dụ trực quan.

Hãy tưởng tượng một mảnh đất hình vuông. Chúng ta có thể giả vờ đó là một thành phố, quận, tiểu bang, quốc gia hoặc bất cứ thứ gì bạn thích. Giả sử trên mảnh đất có 16 người. Trong số 16 người, 13 người thích sống ở khu vực đông dân cư, có thể đi bộ được. Ba người còn lại cũng giống như tôi, và muốn lái xe đến gặp những người hàng xóm gần nhất.

Với rất nhiều người sống ở các thành phố, tôi nghĩ sẽ hợp lý khi cho rằng nhiều người thích sống ở những nơi đông đúc hơn, nhưng ngay cả khi chỉ có hai trong số mười sáu người muốn sống ở một khu vực đông đúc hơn thì ví dụ này vẫn có hiệu quả.

Hãy bắt đầu bằng cách tưởng tượng mọi người ở khoảng cách hoàn hảo trong khu vực không có nhà ở dày đặc. Hình dưới đây cho thấy hoàn cảnh sống của họ. Hình tròn đại diện cho người, hình vuông đại diện cho nhà đất của họ:

Hình 1 - Không có nhà ở dân cư dày đặc
Hình 1 – Không có nhà ở dân cư dày đặc

Đó là thiên đường của nhà quy hoạch đô thị! Nhưng bây giờ hãy để người tiêu dùng sống theo cách riêng của họ. Chúng ta có thể nới lỏng các quy tắc phân vùng và cho phép các công ty tư nhân xây dựng một khu chung cư phù hợp với 13 người thích cuộc sống thành phố đông đúc. Bây giờ khu vực trông như thế này:

Hình 2 - Nhà ở dân cư dày đặc
Hình 2 – Nhà ở dân cư dày đặc

Lưu ý, ba người thích cuộc sống nông thôn hơn với nhiều đất đai và không gian hiện có thể có nhiều không gian hơn!

Vì vậy, nhà ở dày đặc không chỉ mang lại lợi ích cho những người chọn sống trong đó mà còn tạo ra nhiều đất hơn một cách hiệu quả cho những người thích sống ở các vùng nông thôn trải rộng.

Một số có thể chùn bước trước hình ảnh và nói rằng nó có vẻ không công bằng. Tại sao ba người đó lại được nhiều đất như vậy?

Nhưng hãy nhớ rằng, trong cuộc sống thực, nhiều người không muốn có nhiều đất để sống. Tôi dành hàng giờ mỗi tháng để duy trì nhà đất của mình. Đây không phải chuyện nhà nhà đều hưởng ứng. Nhiều người thích sống trong các căn hộ mà không phải lo lắng về bảo trì, lái xe đường dài đến thị trấn hay xử lý các tình huống tiện ích phức tạp hơn. Tôi không có cùng cảm giác đó, nhưng tôi có thể chấp nhận.

Vì vậy, nhà ở dân cư dày đặc thực sự mang lại cơ hội cho việc đôi bên cùng có lợi. Khi những người thích những lợi thế của nhà ở dày đặc chấp nhận nó, thì sẽ có nhiều đất hơn cho những người không thích.

Do đó, đừng lăn tăn. Bằng cách loại bỏ các hạn chế về phân vùng, chúng ta sẽ không tự nhiên tiến đến một viễn cảnh loạn lạc, nơi mọi người bị nhồi nhét trong những căn hộ studio nhỏ như cá mòi.

Các giải pháp thị trường cho phép những người có sở thích khác nhau được hưởng loại nhà đất mà họ thích nhất.

Nguồn: Peter Jacobsen – FEE

Dịch: Hải Anh

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022) của Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị.

Tiếng ồn ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta như thế nào – Đối thoại của Phil Stieg với Mathias Basner

Bạn có biết tiếng ồn từ các loại nhạc ồn ào, từ các phương tiện giao thông vận hành bất kể ngày đêm, từ những chiếc máy cắt cỏ buổi sáng sớm – không những có hại cho sự tỉnh táo mà cả đối với bộ não của bạn? Tiến sĩ Mathias Basner, một chuyên gia về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe, đã giải thích những gì diễn ra trong cơ thể bạn khi phải tiếp xúc với cường độ âm

Những vấn đề với thành phố thông minh

Hatem Zeine. Nhà sáng lập và CTO của Ossia. Người tiên phong về truyền năng lượng không dây. Nhà vật lý. Nhà đầu tư.   “Thành phố thông minh” nghe cứ như một xã hội viễn tưởng với mọi thứ được số hóa, nơi mà dữ liệu sẽ loại bỏ hoàn toàn những rắc rối, hiểm nguy và bất công của thế giới hiện đại. Thế nhưng ở các thành phố thông minh cũng có những vấn đề mà đến nay không một ai trong

Minh Hùng

13/08/2018

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #2: Nguồn cung không gian đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào. *Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng

Minh Hùng

10/01/2023

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 1 (Edward Glaeser)

Bong bóng bất động sản thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới, để lại đằng sau nhiều vụ phá sản và khủng hoảng tài chính đau đớn. Bất động sản là một khoản đầu tư yêu thích đối với các nhà đầu tư theo phong cách đầu tư thụ động bằng việc cho vay, bao gồm cả ngân hàng, vì tính linh hoạt của bất động sản khiến nó trở thành nguồn tài sản thế chấp tốt hơn so với các cơ sở sản

Yến Nhi

23/11/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #3: Sự tương ứng cung và cầu

Mời các bạn cùng theo dõi video số 3 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đặt hai đường biểu thị mức cung và mức cầu lên cùng đồ thị, qua đó xem xét số lượng và mức giá nhà đất sẽ biến đổi ra sao khi mức thu nhập và

Minh Hùng

13/01/2023