Home Chuyên đề tháng William Shakespeare – “Hoàng đế của vũ trụ vô biên”

William Shakespeare – “Hoàng đế của vũ trụ vô biên”

Book Hunter: Tựa đề của bài báo này được lấy ý từ câu thoại trong vở kịch “Hamlet: “Ta có thể ẩn mình trong vỏ hạt dẻ, nhưng cũng là Hoàng đế của vũ trụ vô biên”. Cũng với ý này, Stephen Hawking đã đặt tựa đề cho cuốn sách đầu tiên của mình viết về vật lý lý thuyết để lý giải mọi điều xảy ra trong vũ trụ: “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”. Qua câu thoại trên, ta có thể nhận thấy một cảm quan vũ trụ vĩ đại của Shakespeare mà đến nay những nghiên cứu mới nhất về Vũ trụ toàn ảnh đang mô tả chi tiết điều này.
Sau đây là một bài báo của ký giả Dan Falk phân tích về những hiểu biết của William Shakespeare về khoa học. Chúng ta có thể thấy rằng, William Shakespeare không chỉ vĩ đại bởi những vần thơ tuyệt mỹ với giá trị nhân văn sâu sắc…
———————
Shakespeare đã từng tiên đoán về “bước nhảy lặng lẽ của thời gian” – nhưng  những vở kịch được diễn vào tháng 4 sắp tới, kỷ niệm 450 năm ngày sinh của tác giả, sẽ rơi vào sự lặng lẽ này nếu chúng chỉ đơn thuần để tiêu khiển. Hầu hết những lễ kỷ niệm đều là một sự biện giải (cứ thể như là chúng ta cần lắm) để tưởng niệm cuộc đời ông và những di sản của ông. Nhưng chúng  cũng băn khoăn rằng: sau bốn thế kỷ rưỡi, liệu còn gì để nói về Shakespeare mà chúng ta chưa từng đề cập đến?
Một thiên tài đến từ Stratford -upon – Avon đã từng đội “những cái mũ” suốt nhiều năm ròng, bởi những học giả đầy trí tưởng tượng, tạo dựng ông như một người Công giáo khép kín, một tín đồ Tin lành chính thống, một nhà tư bản nhiệt huyết, một Marxist, một người ghét đàn bà, một người bảo vệ nữ quyền, một người đồng tính, một nhà thông thái và một người bán cần sa… nhưng từ “Shakespeares” và “khoa học” nên được thốt ra cùng một lúc.

Tìm đọc WILLIAM SHAKESPEARE – NHỮNG VỞ KỊCH NỔI TIẾNG TẬP 1 VÀ 2  tại đây: 
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/william-shakespeare-nhung-vo-kich-noi-tieng-tap-1/
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/william-shakespeare-nhung-vo-kich-noi-tieng-tap-2/

Một điều đáng ngạc nhiên là, ông đã viết những tác phẩm vĩ đại nhất của mình cứ thể như là những ý tưởng mới mẻ về cơ thể con người, Trái đất và Vũ trụ, những điều đã chuyển đổi những suy nghĩ của thế giới phương Tây. Nhưng sự phỏng đoán này vẫn còn nằm ở đường chân trời. Các học giả đang khảo sát sự quan tâm của Shakespeare đối với những khám phá khoa học trong thời đại của ông: những gì ông biết, khi nào ông biết chúng, và kiến thức đó có thể được phản ánh trong tác phẩm của ông như thế nào.
Ví dụ như thiên văn học. Các vở kịch đều có liên quan tới Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao, sao chổi, nhật thực và các tinh cầu ; nhưng các học giả đã bỏ qua một điểm quan trọng, đó là những trường học cổ xưa vốn chịu ảnh hưởng nhiều từ các triết gia Hy Lạp như Aristotle và Ptolemy. Mặc  dù Copernicus đã nâng Trái đất lên bầu trời trong cuốn sách mang tính Cách mạng của ông vào năm 1543 – 21 năm trước khi Shakespeare ra đời – nhưng cũng mất nhiều thập kỷ để nước Anh thời đó có thể tiếp cận với vũ trụ học; và dù sao đi nữa, ý tưởng về thuyết nhật tâm chỉ được chấp nhận khi Galileo phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1610. Lúc đó, Shakespeare đã nghỉ hưu ở Warwickshire rồi.

Tìm mua Toàn tập William Shakespeare (bản tiếng Anh): https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/complete-works-william-shakespeare/

Nhưng chúng ta cũng không nên quá vội vàng. Học thuyết của Copernicus thu hút  nhiều hội viên ở Anh, bắt đầu với sự tham gia của Robert Recorde trong tác phẩm “Lâu đài kiến thức” vào năm 1556. Bản thống kê chi tiết đầu tiên những người Anh quan tâm đến học thuyết này là của Thomas Digges, trong đó còn bao gồm cả một đồ thị vẽ hệ mặt trời với những vì sao mà khoảng cách được nới rộng không giới hạn – một viễn ảnh về vũ trụ vô hạn.
Shakespeare có nhiều liên quan đến gia đình Digges. Đã có thời gian ông sống trong một căn hộ 500 thước ở Luân Đôn cùng với con trai của Diggies – Leonard – là một người yêu kịch và đã viết đoạn thơ giới thiệu cho những trang sách đầu tiên của ông.
Mặt khác, những người Anh đam mê khoa học đã phát triển mạnh ở thời của Shakespeare. Thomas Harriot là một ví dụ, người đã hướng kính viễn vọng lên bầu trời đêm trước Galileo vài tháng. Và John Dee, cố vấn của nữ hoàng Elizabeth, được nhắc đến như một hình mẫu của nhân vật Prospero trong vở kịch “The Tempest”.

Triết gia và nhà huyền học người Ý – Giordano Bruno đã du hành đến Anh vào năm 158o để thuyết giảng về học thuyết của Copernicus. Chương trình giảng dạy tại Đại học Gresham ở Luân Đô , được thiết lập vào năm 1597, bao gồm Thiên văn học, Địa lý và Y dược. Tác phẩm “Những cải tiến của giáo dục” của Francis Bacon được xuất bản năm 1605 được sự bảo hộ của hoàng gia, cùng với thời kỳ Shakespeare đang viết “King Lear”.  Những tiểu luận về hoài nghi của Michel de Montiagne  đã xuất hiện ở Anh hai năm trước đó.
Shakespeare chắc hẳn đã chứng kiến những bằng chứng về “Thiên văn học mới” bằng chính đôi mắt của ông ta. Vào tháng 11 năm 1572, một ngôi sao sáng đã xuất hiện trong chòm sao Cassiopeia. (Hiện nay chúng ta đã biết rằng nó là một siêu tân tinh, bản chất là sự hủy diệt của một ngôi sao lớn) Shakespeare lúc này mới chỉ 8 tuổi – nhưng chúng ta biết rằng Digges đã quan sát được nó, cùng với một nhà thiên văn học khác người Đan Mạch là Tycho Brahe. Ngày nay, chúng ta gọi nó là “Ngôi sao của Tycho”.
Donald Olson thuộc trường đại học bang Texas đã tranh luận rằng ngôi sao mà Hoàng tử Hamlet nhìn thấy chiếu sáng “ở phía Tây của cực Bắc” đã được gợi hứng từ trí nhớ thuở nhỏ của ông về ngôi sao Tycho, có thể đã được củng cố thêm trong Biên niên sử Holinshed khoảng 15 năm sau đó. (Ít ra là, Shakespeare đã nhìn thấy siêu tân tinh sau đó, “ngôi sao của Kepler” vào năm 1604). Một điều có thể chỉ ra rằng Brahe đã quan sát những ngôi sao từ đảo Hven của Đan Mạch, một hòn đá được ném từ lâu đài Elsinore, và Shakespeare đã tạo nên Hamlet.
Nhà thiên văn học Peter Usher, mới đây vừa nghỉ hưu sau quãng thời gian giảng dạy ở Đại học Penn, đã đưa câu chuyện còn xa hơn thể, ông cho rằng Hamlet có thể được coi như sự tượng trưng cho sự đấu tranh của các quan điểm về vũ trụ trên thế giới. Nhân vật Claudius độc ác, trùng tên với nhà thiên văn học Claudius Ptolemy, trong khi đó Rosencrantz và Guildenstern mô tả Brahe, và hoàng tử Hamlet chính là Thomas Digges. Khi Hamlet tự gọi mình là “hoàng đế của vũ trụ vô biên”, liệu rằng Shakespeare có ám chỉ đến một vũ trụ vô hạn định – lần đầu tiên  được nhắc đến bởi đồng hương của ông – Digges?
Sự phát hiện này của Usher đã kích động một sự phẫn nộ lớn trong số những học giả nghiên cứu Shakespeare,  thậm chí kể cả những người hoài nghi, khi họ nhìn thấy huy hiệu của Brahe, chỉ ra rằng có người họ hàng của Brahe được đặt tên là “Rosencrans” và “Guildensteren”
Cuối đời, Shakespeare không thực sự sẵn sàng nghỉ hưu vào năm 1601. Đây là năm ông viết “Cymbeline”, đầy ẩn ý và nhiều tranh luận, thậm chí là một sự tấn công vào ngành vũ trụ học hiện đại. Trong vở kịch kỳ dị này, Jupiter rơi khỏi bầu trời. Liệu rằng bốn bóng ma nhảy múa xung quanh nhân vật chính của vở kịch có tượng trưng cho bốn hành tinh mới được khám phá ra như những mặt trăng của Jupiter, được Galileo mô tả trước đó? Usher nghi ngờ vậy, và Scott Maisano của Đại học Massachusetts ở Boston cũng vậy, cùng với John Pitcher của Oxford, đã bày tỏ sự ủng hộ với ý tưởng này.
Vài học giả về Shakespeare nổi tiếng đã thừa nhận rằng nhà soạn kịch chắc chắn đã nhận thức được những bức tranh mới mẻ về bầu trời. Jonathan Bate của Oxford đã chỉ  ra rằng “có thể có sự bóng gió về thuyết nhật tâm mới”; James Sphapiro của Đại học Columbia đã viết rằng Shakespeare biết về khoa học Ptolemy “đã sẵn sàng để bị đạp đổ bởi Cách mạng của Copernicus”.
Khi tôi nói chuyện với Stephen Greenblatt của đại học Havard, ông vẫn còn giữ thái độ bất khả tri khi đối diện với những câu hỏi về kiến thức thiên văn của Shakespeare, nhưng thêm vào đó bằng luận điểm rằng ông có một “sự nhạy cảm với khoa học” và có một sự thích thú đáng kinh ngạc đối với “khoa học tự nhiên” trong thời đại của ông. Chúng ta có thể cảm giác thấy điều này trong cách một vài nhân vật của ông chống lại sự mê tín dị đoan: Trong “King Lear”, Edmon đã cách chức những người đổ lỗi sự bất hạnh cho thiên đường cứ thể như là tội lỗi của “chàng công tử bột tuyệt vời nhất thế giới”. Trong “Julius Caesar, Cassius tuyên bố rằng: “Lỗi lầm, thưa Brutus, không phải vì những ngôi sao của chúng ta, mà bởi chính chúng ta, những gì chúng ta tôn thờ”
Shakespeare vẫn có sự tương đồng với  Carl Sagan khi nói đến  cụm từ “thế giới quỷ ám” – dù cho máy móc và tư duy máy móc đang phát triển. Shakespeare dường như có một nỗi ám ảnh với đồng hồ và những công cụ đo thời gian, những nhân vật của ông nói về đồng hồ khi họ đang ở trong rừng sâu Arden. Thậm chí còn giả tạo hơn khi những chiếc đồng hồ cơ khí trở thành những con robot – giống như máy tự động ở trong những khu vườn hoàng gia Anh.  Maisano đã từng cho rằng Shakespeare đã từng biết rất nhiều thiết bị khi ông viết đoạn cao trào của “Câu chuyện mùa đông” trong đó “bức tượng” bất động đã mang mùa xuân đến cho cuộc sống. Trên thực tế, Maisano đã thấy ở vở kịch yếu tố khoa học viễn tưởng đầu tiên, trước cả tác phẩm “Frankeinstein” của Mary Shelly khoảng 200 năm.
Tất nhiên, có một điều chúng ta  phải cẩn thận. Cũng như với Kinh Thánh, một người có thể tìm thấy bất cứ gì trong kịch Shakepeares nếu người đó tìm kiếm đủ lâu. Ông không phải một nhà khoa học, nhưng có thể ông đã nhận thức về sự thay đổi các quan niệm về thế giới nhiều hơn chúng ta tưởng. Nếu ông sống ở thời đại này, ai biết được rằng ông sẽ làm gì với vũ trụ 14 tỉ năm, với khoa học não bộ, năng lượng tối và hạt Higgs?

Dan Falk

Hà Thủy Nguyên dịch

Nguồn: The Telegraph

Dan Falk là ký giả khoa học của Toronto. Cuốn sách “Khoa học của Shakespeare” của ông sẽ được xuất bản vào tháng 4/2014

 

“Bi kịch” : Đánh thức sự “hoài nghi”

Adrian Poole là giáo sư môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại Đại học Cambridge. Ông dành nhiều sự quan tâm đến văn học thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là tiểu thuyết và bi kịch. Trong cuốn sách ngắn “Bi kịch” của mình (Bản dịch của Đinh Hồng Phúc), A.Poole đã đưa ra một khảo sát tổng thể về bi kịch cổ điển và bi kịch hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng nêu lên những suy nghĩ của mình
Xem

“Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

Bộ phim “Anonymous” (2011) do Roland Emmerich đạo diễn, đã đặt ra một giả thuyết khác về thân phận nhiều tranh cãi của William Shakespeare. Tác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá

8 lần C.S Lewis đưa ra bình luận chính trị xuất sắc trong Biên niên sử Narnia

Narnia có thể dạy chúng ta những gì về chính trị trong thế giới của chúng ta Vài tháng gần đây, tôi đã đọc hết Biên niên sử Narnia với các con gái của mình. Việc đọc sách trước khi đi ngủ đã trở thành một niềm vui mà tôi cũng mong chờ y như chúng vậy. Thật thú vị khi xuyên suốt series, tôi nhận thấy rất nhiều bình luận chính trị của tác giả C.S. Lewis. Hầu hết phê bình đều mang chủ

Cụt Đuôi

03/04/2023
Xem

Cái bi và cảm hứng sử thi trong phim ảnh đại chúng đương đại

Thế kỷ 19 và 20, nhân loại liên tiếp ở trong những cuộc chuyển dịch về tâm thức. Bước ra khỏi thời kỳ Trung cổ, được truyền cảm hứng nhân bản từ các nhà Khai Sáng, con người hướng tới các giá trị bình đẳng. Từ đó, thân phận của những người cùng khổ, những tầng lớp thấp, các bi kịch cá nhân trong đời sống bình thường bắt đầu trở thành đề tài của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong văn

Biên niên sử Narnia – Bài học về sự trưởng thành

Nhiều bạn bè có hỏi tôi về những cuốn sách có thể cho con cái họ đọc. Tôi hỏi họ rằng họ muốn biến con cái họ sau này thành người như thế nào? Thế là họ im lặng. Ai cũng muốn điều tốt nhất cho con cái mình, nhưng điều tốt nhất ấy là gì, đó là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ, điều tốt nhất mà mỗi bố mẹ có thể mong muốn ở đứa con của mình, đó là sự trưởng thành.