Home Đọc TÂM LÝ CHÍNH TRỊ – Chủ đề nghiên cứu quan trọng của thời đại mới

TÂM LÝ CHÍNH TRỊ – Chủ đề nghiên cứu quan trọng của thời đại mới

le-nam

Lê Nam

06/11/2017

Mặc dù “tâm lý chính trị” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì, tuy nhiên vẫn không có ít bạn đọc vẫn chưa có một hiểu biết đủ chính xác về lĩnh vực này. Nhiều độc giả dễ dàng hiểu “tâm lý chính trị” là những chiêu trò tâm lý được một người hoặc một phe cánh sử dụng nhằm đạt được thêm quyền lực chính trị. Nếu hiểu “tâm lý chính trị” theo nghĩa này thì các bạn đang bị nhầm lẫn giữa “tâm lý chính trị” với “âm mưu chính trị”. Vậy, “tâm lý chính trị” thực sự là gì?
“Tâm lý chính trị”, hay “tâm lý học chính trị”, là một ngành nghiên cứu chính trị ở khía cạnh tâm lý, nhờ đó chúng ta hiểu rõ hơn các hành vi chính trị của các chính trị gia cũng như của người dân.

Tâm lý chính trị tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân và hoàn cảnh khi bị tác động bởi niềm tin, động cơ, nhận thức, khả năng xử lý thông tin…Lý thuyết và thực tiễn tâm lý chính trị đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ: vai trò của lãnh đạo; hoạch định chính sách; hành vi diệt chủng, chiến tranh và bạo lực ở các nhóm thiểu số; mâu thuẫn và cơ chế của nhóm; hành vi phân biệt chủng tộc; động cơ và thái độ bỏ phiếu; bầu cử và vai trò của truyền thông; chủ nghĩa sô-vanh; chủ nghĩa cực đoan.

Cottam, M.L., Dietz-Uhler, B., Mastors, E., Preston, T. (2010). “Introduction To Political Psychology” (2nd ed.). New York, NY: Psychology Press.

Như vậy, rõ ràng “tâm lý chính trị” ở đây được nhìn chủ yếu dưới lăng kính của quản trị. Sử dụng “tâm lý chính trị” để có thể quản trị tốt hơn, tạo ra một xã hội vận hành hiệu quả hơn.
Vậy, “tâm lý chính trị” ra đời từ khi nào?
Người thầy đầu tiên của chính trị phương Tây, hay tâm lý chính trị phương Tây, chính là Aristotle bởi những nhận định sâu sắc của ông trong cuốn “Chính trị luận”. Chỉ với con mắt cổ đại đơn giản những ông đã nhìn thấu được tâm lý của các thành phần chính trị và sơ lược phác thảo được ra một hệ thống chính trị vận hành hiệu quả. Bạn đọc có thể đọc kỹ về Aristotle cũng như “Chính trị luận” bằng cách click vào đây.
Mốc quan trọng thứ hai của sự phát triển chính trị phương Tây đó chính là Machiavelli khi ông đã cho ra đời “Quân vương”, một tác phẩm bàn về thực tiễn chính trị chứ không chỉ dừng lại ở lý thuyết đơn thuần. Không có gì lạ khi Machiavelli được mệnh danh là cha đẻ của chính trị phương Tây hiện đại. Sau Machiavelli, nhiều học giả nghiên cứu chính trị đã được truyền cảm hứng và đào sâu tiếp vào những lĩnh vực mà Machiavelli đã mở đường.
Tuy nhiên, nghiên cứu về tâm lý chính trị chỉ thực sự bùng nổ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Đi đầu trong nghiên cứu tâm lý chính trị chính là các học giả Pháp. Họ đã đào sâu vào tìm hiểu tâm lý hành vi của con người trong đám đông, tìm hiểu tâm lý của một dân tộc…Phải chăng chính cú sốc của khủng bố tinh thần trong cuộc Cách mạng Pháp nổ ra vào cuối thế kỷ 18 vẫn còn dư chấn, khiến cho nhiều học giả phải tự hỏi: các hành vi điên rồ và mất nhân tính ở trong Cách mạng Pháp, mà cụ thể là giai đoạn Terreur (27/6/1793-27/7/1794) với việc lê máy chém hành quyết vô tội vạ người dân dưới danh nghĩa tiêu diệt “kẻ thù của cách mạng”, đến từ đâu?
Gustave Le Bon đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên với các lý thuyết về tâm lý đám đông qua các tác phẩm Les Lois Psychologiques de l’Évolution des Peuples (1894); Psychologie des Foules (1895) và Psychologie du Socialisme (Psychology of Socialism – 1896). Hai tác phẩm trước đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Những quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc” và “Tâm lý đám đông”.
Sau Le Bon chúng ta phải kể tới Freud với những phát hiện quan trọng về tâm lý con người mà ông đã đưa lên thành một trường phái đó chính là trường phái phân tâm học Freud. Qua Freud chúng ta nhận ra được rằng tâm lý con người không hề đơn giản và để hiểu được nó chúng ta cần bóc tách từng lớp, từng lớp một. Hành vi nói chung hay hành vi chính trị nói riêng của con người chỉ phản ánh một phần nhỏ nào đó của cái mê cung tâm lý phức tạp của con người mà thôi.
Bên cạnh Gustave Le Bon và Sigmund Freud còn có một số học giả Ý, Đức và Mỹ khác cũng đóng góp cho quá trình xây dựng nền tảng tư duy và lý thuyết của “tâm lý chính trị” mà độc giả có thể đọc thêm về các tác phẩm của họ tại đường link này.
Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học máy tính và y khoa, “tâm lý chính trị” đã có một công cụ đắc lực mới đó chính là “khoa học não bộ” (cognitive science). Những diễn biến tâm lý bên trong não bộ của chúng ta sẽ được quan sát, phân tích và từ đó chúng ta có thể rút ra được những kết luận quan trọng về cách thức não bộ cũng như tâm lý của con người vận hành ra sao.
Lê Duy Nam

Chat với AI (3): “Nhân chi sơ tính bản ác” và Leviathan của Thomas Hobbes

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về thế giới quan của Thomas Hobbes nhân dịp ra mắt tác phẩm triết học kinh điển của ông: Leviathan. Mặc dù ChatGPT không thể thay thế được việc tự đọc và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Thomas Hobbes, nhưng độc giả có thể nắm được một số ý tưởng chính và vai trò của ông thông qua hỏi đáp với ChatGPT. Book Hunter: Bạn có biết

Book Hunter

02/09/2023

“Cộng hòa” của Plato là một cơn ác mộng toàn trị, chứ không phải là utopia (xã hội lý tưởng)

Xã hội lý tưởng (utopia) đầu tiên của văn học cho thấy chúng ta đã đi được bao xa. Các ý quan trọng trong bài Cộng hòa của Plato là cuốn tiểu thuyết xã hội lý tưởng đầu tiên, hoàn chỉnh với một thành phố lý tưởng: Kallipolis. Khuynh hướng toàn trị của Kallipolis đã khiến nhiều nhà tư tưởng chỉ trích tầm nhìn về xã hội lý tưởng của Plato. Cuốn Cộng hòa của Plato chứa đựng những ý tưởng mà nhiều độc giả

Book Hunter

30/12/2022

Những cuốn sách kinh điển về tâm lý chính trị

Tâm lý học chính trị có thể nói là một môn khoa học khá mới mẻ, ít được các nhà tư tưởng thời cổ đại của phương Tây chú ý. Tuy nhiên, kể từ sau cách mạng công nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng Pháp với những hệ quả nặng nề mang tính chính trị và tâm lý, các nhà tư tưởng phương Tây đã bắt đầu thực sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này. Hiện nay, tâm lý
le-nam

Lê Nam

01/10/2017

Nghiên cứu về Niccolò Machiavelli để hiểu về quân chủ và dân chủ

Tại sao lại viết về Machiavelli? Machiavelli chắc chắn đã đóng góp một lượng lớn các diễn ngôn trong tư tưởng phương Tây – đáng chú ý là trong lĩnh vực lý thuyết chính trị, nhưng đồng thời còn có cả lịch sử và thuật chép sử, văn chương Ý, nguyên lý chiến tranh và ngoại giao. Nhưng Machiavelli chưa bao giờ tự nhận mình là một triết gia – thật vậy, ông thường thẳng thừng từ chối các vấn đề triết học – và
le-nam

Lê Nam

01/02/2018

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1) : Định nghĩa và các chức năng của Pháp quyền

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền Lê Duy Nam chuyển ngữ Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law Thảo luận giữa các nhà lý thuyết về pháp quyền bị chia rẽ bởi bất đồng xoay quanh định nghĩa của từ pháp quyền, các nguyên tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt phổ quát, và những câu hỏi phức hợp
le-nam

Lê Nam

06/07/2014