Home Đọc Phê bình tư tưởng của John Locke về tài sản

Phê bình tư tưởng của John Locke về tài sản

Tóm lược
Các bộ luật về tài sản, từ phạm vi nội địa cho đến phạm vi quốc gia, thậm chí là phạm vi quốc tế, phần nhiều lấy cảm hứng từ những công trình chính trị của những nhà tư tưởng tự do hậu Phục Hưng như John Locke, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi xướng cuộc tranh luận giữa các quan điểm liên quan đến đề tài này. Các phân tích về nguồn cảm hứng phía sau các quan niệm đương thời về tài sản, mà đặc biệt là từ tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính quyền dân sự” của John Locke, cung cấp một nền tảng nhằm hiểu rõ làm thế nào mối xung đột hiện tại, về cụ thể là sự bất công bằng trong xã hội, được khơi nguồn từ những khác biệt cơ bản hiện tại về mặt lý thuyết đã được đề cập trên những công trình trên.
I. Lời mở đầu
Những tranh chấp về tài sản – hoặc là phạm vi nội địa, phạm vi quốc gia hay trên quy mô quốc tế – đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng, mang tính chất lịch sử trong việc kích động một mối xung đột chính trị giữa các thành phần khác nhau của xã hội. Từ những khái niệm về mặt lý thuyết cho đến những ứng dụng thực tế trong đất đai, yếu tố sản xuất hay cách thức phân phối hợp lý các giá trị này, những mối quan hệ về tài sản đã được minh chứng là yếu tố nền tảng trong việc tìm hiểu cách thức xã hội được vận hành như thế nào, và cách các mâu thuẫn nảy sinh. Có thể dẫn ra các phản hồi điển hình nhất của những cuộc tranh cãi về các quan điểm về tài sản như là các cuộc cách mạng tại Pháp, Mexico và Nga. Do đó, tầm quan trọng của việc nhìn nhận lại các tư tưởng cổ điển về tài sản, cũng như những phương cách lý giải trong quá khứ về tài sản dưới góc độ của đa dạng các cấu trúc pháp luật khác nhau vẫn không suy giảm. Việc phân tích các quan điểm này cũng cho chúng ta một nền tảng trong việc tìm hiểu sâu sắc về nguồn gốc của cuộc xung đột xuất phát từ những khác biệt về mặt lý thuyết của các nhà triết học chính trị hàng đầu. Hầu hết các luật về tài sản tại Mỹ hầu hết được xây dựng trên những công trình nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị hậu Phục hưng như John Locke, và có thể nói rằng những quan điểm trái ngược đương thời về phân bố của cải có thể được bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong chính quan điểm của ông. Bằng việc tìm hiểu về xung đột về bất bình đẳng giữa cả những đánh giá mang tính lý thuyết hay tính lịch sử từ quá khứ, sẽ tốt hơn để có thể tìm hiểu một cách sâu sắc chủ đề này một cách tổng thể.
II. Giới thiệu
John Locke, triết gia người Anh, người đã được biết đến nhiều trong giới học thuật như người bảo vệ cho chủ nghĩa tự do cổ điển, đã nỗ lực xây dựng các bối cảnh cần thiết và các điều kiện tiên quyết cho một xã hội lý tưởng thông qua các công trình của ông. Trong đó, có lẽ công trình nổi tiếng nhất của ông, “Hai Khảo luận về Chính phủ”, ông đã chỉ ra những dạng tồn tại của chính phủ, cấu trúc hình thành xã hội và yếu tố quyền con người đã thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất trong một xã hội lý tưởng, cũng như cách thức các loại hình đa dạng của các yếu tố đã nêu trên hoạt động mâu thuẫn với sự tiến bộ của loài người. “Hai Khảo luận về Chính phủ” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1690 và được biên soạn thành hai cuốn; “Khảo luận thứ nhất”, với nội dung phản hồi lại những ý kiến trong cuốn “Chế độ phụ hệ” của nhà lý luận chính trị Sir Robert Filmer đã đề cao quyền lực thần thánh của nhà vua; và cuốn “Khảo luận thứ hai”, đưa ra những phân tích về nhà nước tự nhiên và các quy luật tự nhiên để phát triển các tranh luận nhằm gợi ý cho việc hình thành một hình thức nhất định của chính phủ. “Khảo luận thứ hai” của John Locke đã làm hình thành những điều tiếng về quan niệm về một chính phủ chuyên trách tồn tại dưới sự cho phép của một sự điều hành khối lượng lớn và học thuyết khế ước xã hội.
Trước khi đào xới sâu hơn vào đề tài “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của Locke và kiểm nghiệm cuộc tranh luận về tác phẩm của ông, quan trọng hơn là phải thừa nhận yếu tố về thời đại sống của nhà lý luận này và cách thức nó tác động đến phương cách lý giairi của ông trong những tác phẩm của mình. Là một nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ Khai sáng, ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ những nhà học thuật khác, những người vẫn còn mang những định kiến triết học từ thời Trung Cổ, những quan điểm tin tưởng vào sự tập trung quyền lực tuyệt đối, chủ nghĩa phụ hệ và tư tưởng chống dân chủ đã tràn lan trong tâm trí họ vào cái thời điểm tác phẩm của Locke được xuất bản. Nhất thiết phải nhấn mạnh rằng có nhiều người đã sống vào thời điểm kết thúc của thời kỳ Trung Cổ và đã thể hiện những ý kiến cho rằng có thể làm suy yếu quyền lực của những quy phạm về đạo đức về tư tưởng tập trung quyền lực tuyệt đối đã thường xuyên bị đàn áp – một yếu tố đã được John Locke ảnh hưởng nhiều đến quan điểm của Lock trong các bài viết của ông.
III. Tổng quan “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự”
Tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự”, vốn được xây dựng trên nền tảng từ tác phẩm “Khảo luận thứ nhất” của John Locke, đã cung cấp cho chúng ta một kiểm nghiệm thực tế về nhà nước tự nhiên và các quy luật tự nhiên trong việc xây dựng các lập luận ủng hộ một hình thức chính phủ phù hợp nhất với các nhu cầu về sự tiến bộ và tự do xã hội. Thông qua tác phẩm này, ông đã đặt vai trò của chủ quyền quốc gia vào tay của bộ phận xã hội, đồng thời đưa ra định hướng rằng tất cả mọi con người đều có những quyền tự nhiên được tạo hóa ban cho họ, và không bị quản lý bởi một tổ chức hay cá nhân đặc biệt nào cả ngoại trừ các quy luật tự nhiên. Bàn về các quy luật tự nhiên, các cá nhân có quyền được thực hiện các quyền trừng phạt với những người vi phạm các quyền tự nhiên của họ mà không phải lo sợ về những hậu quả đã thấy trong xã hội thể chế đã cưỡng chế để ngăn chặn các hành vi này của họ. Tuy nhiên, John Locke cuối cùng nhận ra rằng có một số vấn đề liên quan vẫn còn tồn đọng làm trì trệ trong một nhà nước tự nhiên và thậm chí còn đẩy mạnh việc chối bỏ một số quyền tự nhiên, cụ thể rằng, để có thể hòa nhập vào một xã hội có tổ chức và sống hài hòa cùng các cá nhân khác – cá nhân không thể giữ lại tất cả các quyền tự nhiên trong một xã hội đã được công nhận, bởi lẽ việc chấp nhận các quyền tự nhiên này bởi một số cá nhân có thể đe dọa hạnh phúc của người khác. Chính do đó, nhu cầu về một bộ phận của chính phủ có khả năng đưa ra các quyết định về luật pháp, và dưới danh nghĩa của một quyền hành pháp trong học thuyết khế ước xã hội, cùng với việc phải tuân thủ các luật được phát triển mới hướng đến việc đảm bảo các quyền cho mọi cá nhân sống trong một xã hội nhất định đã được phát sinh. Tuy nhiên, Locke cũng nhấn mạnh vào ba điểm quan trọng trong việc xây dựng mối đồng thuận về khế ước xã hội giữa những nhà chức trách của một phạm vi nhất định và những người nằm trong sự quản lý của họ: 1) người dân chấp thuận sự ràng buộc của luật pháp một quốc gia nơi họ sinh sống, 2) người dân không bị ràng buộc vào các nghĩa vụ liên quan đến các chính sách sai lầm của chính phủ và 3) những sự chấp thuận này vẫn phụ thuộc vào các nghĩa vụ chính trị của chính phủ theo mức độ đa dạng. Vì thế, tính chất hợp lý vẫn phụ thuộc vào khu vực công dưới sự điều hành của chính phủ và hàng hóa công cộng.
IV. Tổng quan về Tài sản
Locke chia tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của ông thành vài chương khác nhau, tiếp cận đến nhiều vấn đề khác nhau trong lý thuyết quản lý nhà nước bao gồm từ sức mạnh của phụ hệ, xã hội dân sự, các hình thức của mô hình khối thịnh vượng chung, quyền lập pháp và quyền hành pháp, cùng với các đặc quyền và hành vi bạo ngược quyền lực. Chương 5 tập trung vào quan điểm về tài sản và những mối quan hệ của nó với một xã hội cụ thể. John Locke bắt đầu bằng việc đề cập rằng tất cả con người đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc hưởng thụ những lợi ích từ trái đất; và ông cũng cho rằng với tài sản cũng tương tự vậy. Tuy nhiên, Locke cũng cho rằng, cần thiết phải có một hình thức phục vụ việc trao đổi các tài sản cá nhân nhằm mục đích bảo toàn giá trị của các tài sản này – được hình thành và duy trì trên tuyên bố “làm thế nào mỗi người có thể sở hữu một tài sản mà một phần trong đó, được Chúa ban cho nhân loại, và không tồn tại một thỏa hiệp rõ ràng nào giữa các cá nhân trong nhân loại đó.” Trên quan điểm về tài sản của cá nhân trong xã hội, Locke xây dựng một khái niệm khác về tài sản, trong đó, ông khẳng định sự đầu tư sức lao động cá nhân vào một vật chất cụ thể nhằm biến vật chất đó thuộc về quyền sở hữu của riêng họ, dựa trên những giá trị đầu vào đã đưa vào vật chất đó. Tương tự, các cá nhân phải tôn trọng sức lao động đã được đầu tư vào vật chất bởi người khác, bởi vì chúng, dựa trên những định hướng vấn đề của ông, đã chuyển hóa vật chất này trở thành tài sản của chính họ. Ngoài ra, một phần xác định của lợi nhuận cũng phải được sử dụng để ngăn cản việc chiếm dụng các lợi ích từ trái đất. Từ đó, lập luận của ông càng tiến đến đồng tình với việc thu thập được càng nhiều càng tốt những gì có thể được sử dụng cho việc phát sinh lợi ích cho mỗi cá nhân, đồng thời cũng duy trì sự phát triển ổn định và toàn vẹn cho tất cả. Rất nhanh sau đó, ông sử dụng sức lao động như một chất quỳ để quyết định giá trị của tài sản và thúc đẩy sự luân chuyển của các thỏa thuận song phương trên cơ sở tiền tệ như một tiêu chuẩn thể hiện giá trị này. Quan điểm của Locke về tài sản được thể hiện trong chương 5 chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của sự quốc tế hóa và bình thường hóa của các quan niệm tự do về quan hệ sở hữu đất đai trong những thế kỷ tiếp theo thời đại của ông.
V. Tổng thể
Một kiểm định chặt chẽ trong “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của Locke, chương 5 đã khẳng định sự đáng khen ngợi trong các lý luận của ông khi đồng tình với việc bảo toàn tư tưởng rằng tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ các lợi ích từ trái đất; và cách đánh giá trái đất cũng là một tài sản. Chương này trình bày chi tiết về những nguyên tắc vốn từng được coi là không tưởng, không chính thống và mang tính chất cách mạng nếu xét trong thời Trung Cổ, và những thời kỳ đầu của thời đại Khai sáng, khi các nỗ lực được thực hiện để xua đi những tư tưởng về quan niệm quyền lực quân chủ tuyệt đối, tư tưởng phong kiến và tư tưởng về phụ hệ. Mô hình của Locke về sự tích lũy những tài sản của trái đất dựa trên nhu cầu của cá nhân đồng thời cũng lấy hoạt động mua bán lại các lợi ích từ trái đất làm cơ bản của giá trị thặng dư, dường như đã làm hài hòa được những giải pháp cho những khả năng tối thiểu trong việc tiếp cận các quyền về tài sản của con người và những quyền lực không được kiểm soát về tước đoạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các phân tích của Locke về những mối liên hệ về tài sản với con người, dễ có thể nhận ra là đã tồn tại vài vấn đề liên quan tới lý luận của ông.
Thứ nhất, dường như có thể đưa ra vài ví dụ đi ngược lại với lập luận chính của Locke. Khi ông chấp nhận rằng tất cả mọi cá nhân đáng được hưởng một quyền lợi bình đẳng trong việc tiếp cận các sự vật tự nhiên trên trái đất, ông vẫn không xác định được rõ ràng trong quan điểm về sự tước đoạt không có kiểm soát, và dường như gần như là bảo vệ cho thực tế về sự tích lũy không có giới hạn được đề cập trong cuối chương. Bằng việc chỉ ra sự không thống nhất này, đã công nhận rằng sự gia tăng bất bình đẳng trong xã hội có khả năng cao để trở thành một vấn đề tất yếu và lâu dài, và sẽ sản sinh ra một cơ chế gây phản tác dụng với mục tiêu giúp mọi con người có quyền bình đẳng với những lợi ích từ trái đất.
VI. Lập luận đồng tình về quyền bình đẳng (Mục 26)
Mục 26 trong chương 5 – “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của Locke dường như đưa ra các tranh luận đồng tình với sự bình đẳng xã hội và sự công bằng trong việc phân phối các quyền sở hữu của trái đất. Xuyên suốt mục này, Locke đã đề cập đến sự quan trọng của việc không tồn tại một cá nhân đặc biệt nào có khả năng ngăn cản phần nhân loại còn lại có thể tiếp cận các quyền lợi được ban cho từ các thế lực thần linh. Locke đã viết trong Mục 26 như sau:
Và tất cả các hoa lợi này bản thân tự chúng sinh ra, và động vật là tự nuôi sống chúng, tất thảy đều thuộc về chung nhân loại, như chúng được sản xuất bởi bàn tay vô thức của tạo hóa; và không ai vốn có quyền riêng biệt trong việc quản lý chúng khỏi tay của bộ phận còn lại của nhân loại, đối với bất kỳ sự vật gì ở trạng thái tự nhiên của chúng: cho đến khi chúng được trao cho mục đích sử dụng của con người, thì cần phải có một sự tích lũy, theo một cách nào đó, các giá trị, trước khi chúng được mang ra sử dụng, hoặc là phục vụ bất kỳ một lợi ích nào của một người cụ thể.
Locke đã mở đầu quan điểm của ông bằng việc đề cập đến “trái đất được trao cho con người với mục đích cung cấp cho họ lương thực và sự bình yên.”
Một phân tích cụ thể trong Mục này đã chỉ ra rằng sự phân bố công bằng các nguồn lực và tài sản trên trái đất là nền tảng cho hạnh phúc của loài người và sức lao động một người chuyển hóa vào tài sản với mục đích cá nhân nhằm chuyển thành một dạng tài sản cá nhân khác mà không ai có quyền tước đoạt hoặc phủ nhận chúng. Mục 26 cũng đã chỉ ra trách nhiệm to lớn của biến những hoa lợi, vốn được sản xuất dưới bàn tay vô thức của tự nhiên, trở nên hữu dụng đối với những ai tiêu dùng chúng cho lợi ích riêng của họ, trong đề cập của ông “thổ dân da đỏ, những người không biết đến việc bảo vệ và phân chia đất đai, và vì thế họ không có một quyền cá nhân gì lên khoảng đất đai đó, trước khi nó có thể giúp họ cải thiện cuộc sống của họ.” Vấn đề cụ thể của chương dường như đã đề cao giá trị của việc khẳng định chắc chắn quyền bình đẳng với các lợi ích từ trái đất đồng thời đưa ra cái nhìn sâu sắc vào nhu cầu phát sinh tiền tệ nhằm kiểm soát sự phân bố của cải.
VII. Lập luận chống lại quyền bình đẳng (Mục 49)
Mục 49 trong “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của Locke – chương 5, tuy nhiên, lại gợi ra một lập luận lảng tránh những mối nguy hại từ sự tích lũy không giới hạn, điều có thể dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội về sau. Mục này, một trong những mục ngắn nhất của toàn chương, gắn liền sự khởi đầu của thế giới với việc tìm ra châu Mỹ và gián tiếp đề cập đến quan điểm cho rằng quan niệm về hệ thống tiền tệ khi đó còn chưa được biết đến trong trạng thái nguyên thủy nhất của nó. Quan điểm này dường như cổ vũ cho việc thực hiện tiền tệ hóa các tài nguyên tự nhiên và các lợi ích từ trái đất cho việc mở rộng các tài sản cá nhân – một điểm không hàm chứa những ảnh hưởng bất tương đồng của một khối của cải không được kiểm soát, cùng với những sự hình thành bất bình đẳng sau đó. Như Locke đã viết, “Do đó, trong thời kỳ khởi đầu của thế giới là châu Mỹ, và cả từ đó cho đến nay, không có nơi nào tiền tệ không được biết tới. Để tìm ra một thứ gì đó có giá trị sử dụng và có thể quy đổi ra giá trị bằng tiền, so với những người hàng xóm của nó, bạn sẽ dễ thấy được rằng tất cả mọi người sẽ bắt đầu mở rộng quyền sở hữu của họ.”
Mặc dù vài người có thể lý giải về khẳng định của ông như là một lời giới thiệu về một cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người để tích lũy các tài nguyên của trái đất phục vụ cho việc phát triển tài sản cá nhân của riêng họ, điều mà rốt cuộc sẽ khẳng định tính cá nhân của họ bởi lý do, lượng sức lao động họ đầu tư để sử dụng cho các hàng hóa cá nhân, dường như giống như một sự gợi ý rộng mở cho việc tích lũy của cải không có kiểm soát, cùng với sự tiền tệ hóa xảy về sau. Sự gia tăng đều đặn của các của cải tạo ra các môi trường nơi mà một số lượng nhỏ những ai có sức lao động đầu tư vào tài nguyên của họ lớn hơn, sẽ dẫn đến tài sản và vốn của họ, sẽ có giá trị cao hơn của những người không có nhiều sức lao động đầu tư vào như họ. Mục này đã đi trái ngược lại với tuyên ngôn của Locke, cho rằng mọi cá nhân có các quyền bình đẳng để tiếp cận với tài nguyên, trong khi thực tế, một số người lại được tiếp cận nhiều hơn những người khác.
VIII. Lập luận đồng tình với quyền bình đẳng (Mục 27)
Cho dù hầu hết các phản bác chống lại trong chương này của Locke đều có liên quan đến cùng một vấn đề rằng mọi người có quyền bình đẳng đối với các lợi ích từ trái đất, so với sự đề cao đáng kể của ông về sự tích lũy không giới hạn của cải, quá trình lựa chọn ra giữa nhiều quan điểm có mục tiêu bảo vệ cho quan điểm bình đẳng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc nhìn nhận về những ưu nhược điểm trong thông điệp của ông. Trong mục 27, chẳng hạn như, ông bắt đầu giải thích về quá trình yếu tố lao động đầu vào và làm thế nào yếu tố này khiến các sản phẩm của tự nhiên trở thành của cải của những cá nhân đầu tư vào nó. Ông tiếp tục mục này bằng những thảo luận về thực tế rằng tài sản được các cá nhân đầu tư vào sẽ thuộc về không ai ngoại trừ người đó, và được trao cho mọi người với lượng vừa đủ để họ có thể sử dụng chúng. “Đó là do anh ta đã loại bỏ khỏi nó cái trạng thái thông thường mà tự nhiên đã đặt vào nó, và cùng với sức lao động được đặt vào nó và kiểm soát nó, dẫn đến loại bỏ cái yếu tố quyền chung của người khác đặt lên nó. Sức lao động này, không còn nghi ngờ gì, là tài sản của chính người lao động, và không ai ngoài anh ta, những người đã tham gia vào việc này, ít nhất là khi mà có một lượng đủ và tốt, để lại cho chung những người còn lại.”, Locke khẳng định trong Mục 27. Mục cuối cùng trong phát biểu của Locke, nằm trong đoạn có vai trò quan trọng nhất, khi nó dường như đã chỉ trích trực tiếp sự độc quyền chiếm hữu tài sản không đảm bảo quyền sở hữu tài sản cho số đông nhân loại. Mặc dù ông đã cẩn trọng đề cập rằng tài sản, cùng với sức lao động được đầu tư của một cá nhân sẽ chỉ thuộc về nguyên cá nhân cụ thể đó, ông dường như đã cố nói tránh đi về cái giới hạn nên được nhấn mạnh quyết liệt. Khi ông chạm tới những giới hạn đó, lý luận của ông đều hàm chứa những bằng chứng cho rằng ông đang ủng hộ một hình thức nào đó của sự bình đẳng và công bằng. Điều này vẫn đúng, xuyên suốt qua từ khởi đầu của chương này, khi ông có vẻ như ủng hộ tư tưởng về một cơ hội công bằng cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận tài sản họ đã đầu tư vào đó thời gian và sức lao động. Sự ủng hộ của ông cho bình đẳng xã hội ở đầu chương mâu thuẫn với phần còn lại, khi ông lảng tránh kết quả của sự tích lũy không giới hạn.
IX. Lập luận chống lại quyền bình đẳng (Mục 50)
Một cách lý giải cẩn trọng hơn trong phần thứ hai của chương, như đã đề cập trước đó, đã hé lộ về cái tự nhiên mà Locke đã cởi mở bảo vệ cho sự bình đẳng xã hội được mang đến bởi sự tích lũy của cải không chịu kiểm soát. Trong mục 50 của “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự”, ông đã thảo luận về một sự cho phép gián tiếp, một thỏa thuận gián tiếp được hình thành bởi các cá nhân, về bình đẳng xã hội và một sự phân phối của cải không được trôi chảy theo hướng của những người nắm giữ các lợi ích của trái đất. Như Locke đã lập luận trong Mục 50:
“Khi mà vàng và bạc, trở nên hữu dụng với cuộc sống con người và liên quan trực tiếp đến lương thực, quần áo hay giao thông, vận tải, mà giá trị của chúng chỉ được chấp nhận bởi con người, được hình thành từ sức lao động, về phần lớn thì theo phương pháp, thành thực mà nói, là việc con người đồng thuận với một sự sở hữu quy mô lớn và không bình đẳng, thông qua một sự cho phép gián tiếp và có tính tự nguyện, họ tìm ra cách mà qua đó một người có thể thỏa đáng sở hữu nhiều đất đai hơn là anh ta có thể sử dụng những sản phẩm; nhận được qua việc trao đổi lấy vàng bạc, quý kim dư thừa; có thể tích lũy mà không làm tổn hại đến lợi ích của ai, những kim loại này không làm suy giảm giá trị hay bị phá hủy trong tay người sở hữu chúng.”
Một phân tích trong cùng đoạn có vẻ như đã mang đến một ấn tượng rằng Locke tin tưởng rằng các cá nhân sẽ tham gia vào một khế ước không nói ra, nơi họ có những nhận thức về tính khả thi của công bằng xã hội, theo sau việc đầu tư sức lao động vào tư liệu sản xuất nhưng vẫn chịu một ảnh hưởng nhẹ bởi việc tiền tệ hóa các tài sản trở thành tiền tệ quý kim – loại không bị suy giảm giá trị theo thời gian. Đơn giản hóa, ông biện hộ cho sự tích lũy không giới hạn các nguồn lợi của trái đất, bởi lẽ việc tiền tệ hóa các tài sản sẽ ngăn cản việc chúng bị sụt giảm giá trị và tính hữu dụng, điều mà ông cho rằng sẽ không làm tổn hại đến sự hạnh phúc của những ai cần một nguồn lực nhất định nào đó. Sự tích lũy tiền vàng không có kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho việc mua bán các lợi ích, chẳng hạn vậy, sẽ không gây tổn hại đến hạnh phúc của nhân loại như là sự gia tăng tích trữ nguồn lợi thực tế không có giới hạn, vốn có thể bị sụt giảm giá trị nếu đặt dưới sự kiểm soát của một người sau một thời gian.
X. Lập luận đồng tình với quyền bình đẳng (Mục 31)
Mặc dù có vài Mục tại phần mở đầu của chương dường như cổ vũ cho bình đẳng quyền đối với nguồn lợi từ trái đất, lại có một mục nổi trội hơn khi nói về vấn đề này, khi thảo luận về mâu thuẫn sau đó của ông, với lập luận tương tự. Mục 31 trong chương 5 của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” đã kiểm chứng các quyền lợi của Chúa ban cho con người, cùng với mối quan hệ sở hữu của họ, và quy luật chung nhất cho rằng những gì nhiều hơn phần của một người đáng được hưởng thì sẽ phải thuộc về những người khác. “Chúa đã ban cho chúng ta mọi thứ rất hào phóng, 1 Tim. vi. 12. chính là giọng nói của lý trí được thể hiện bằng cảm hứng. Nhưng ngài sẽ còn ban tặng chúng cho chúng ta đến khi nào? Để hưởng thụ. Càng có thể sử dụng hữu ích những giá trị của cuộc sống trước khi nó tự hủy diệt, cùng với cây trống, chúng ta càng có thể biến đổi tài sản của mình; và tất cả những gì vượt qua ngưỡng đó, vượt qua những gì chúng ta đáng được nhận, đều thuộc về những người khác,” Locke viết. Thấu hiểu cụ thể Mục này là rất quan trọng để có thể hiểu cách lý giải của ông về bình đẳng trong xã hội, đã được ông đề cập trong phần bắt đầu của chương này. Khi ông đề cập đến Chúa ban cho chúng ta “mọi thứ một cách hào phóng” đã gián tiếp gợi ý rằng, mọi nguồn lợi từ trái đất nên là sẵn có và bình đẳng, trong dạng nguyên thể tự nhiên của chúng, tuy nhiên, trách nhiệm chuyển hóa chúng, những nguồn lợi đó trở thành tài sản là thuộc về chúng ta, và phụ thuộc vào sự đầu tư sức lao động của chúng ta vào sản phẩm cụ thể đó. Điều đó khẳng định rằng chúng ta đáng được hưởng những cơ hội bình đẳng trong việc xử lý những gì được những thế lực thần thánh ban cho và chuyển đổi chúng thành những tài sản không thể bị tước đoạt, và cần có một hệ thống pháp luật công bằng và chủ động để bảo vệ những giá trị lao động được đầu tư vào các tài sản đó. Trên tổng thể, Mục này cho chúng ta một nền tảng để có thể hiểu được rõ về những gì chúng ta có, hoặc là, chúng ta đáng được có, là quyền bình đẳng được tiếp cận và sử dụng những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của chúng ta cho sự hạnh phúc. Tuy nhiên, sự bình đẳng tự nhiên trong phân phối những nguồn lợi từ trái đất dường như đã chấm dứt tại thời kỳ khởi đầu của việc đầu tư lao động và những mối quan hệ sở hữu sẽ nảy sinh về sau, khi có tình trạng người này thực hiện đầu tư nhiều hơn người khác.
XI. Lập luận chống lại quyền bình đẳng (Mục 36)
Một Mục khác trong chương 5 cũng đã đưa ra quan điểm mâu thuẫn với những phần trước đó của chương, thông qua việc đồng thuận với những dấu hiệu của sự bất bình đẳng xã hội, với sự thiếu những giới hạn rõ ràng về quyền tước đoạt không được kiểm soát. Trong Mục 36, Locke đề cập rằng “sự mở rộng đất đai không mang lại giá trị đáng kể gì nếu không có sức lao động, như tôi đã nghe được sự thừa nhận rằng, ở Tây Ban Nha, một người có thể được cho phép cày cấy, gieo hạt và gặt hái mà không bị ngăn cản trên mảnh đất của anh ta sử dụng nó, chứ không phải là mảnh đất mà anh ta đặt tên cho nó.” Đoạn này dường như đưa chúng ta đến việc hiểu rằng sự tích lũy vô tận của của cải, đặc biệt hơn cả trong hình thức đất đai, được minh chứng bằng việc sử dụng và đầu tư sức lao động vào nó. Có vẻ dường như là đã đề cao những khả năng có giới hạn của sự “bị gián đoạn” bởi các tác động cưỡng chế có thể điều chỉnh đến sự chiếm đoạt những đất đai này. Ông nối tiếp Mục này bằng việc đề cập rằng “mọi người đều sẽ có đủ các tài nguyên trong mức họ còn có thể sử dụng được” và “khi đã có đủ đất đai trên trái đất đáp ứng đủ cho gấp đôi dân số, thì chính sự phát minh ra tiền và những thỏa thuận ngầm của con người sẽ đặt ra giá trị cho nó,” một điều không bị giới hạn bởi sự đầu tư sức lao động vào những nguồn lợi từ trái đất cùng các quan hệ sở hữu của chúng. Ý kiến của Locke trong việc giới hạn sự kiểm soát lên việc sử dụng những món quà của tự nhiên gần như là đã thể hiện một mặt khác của chủ nghĩa tự do. Ở đây, thay vì tự do tồn tại trong quan điểm về bình đẳng xã hội và tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng để tiếp cận những món quà từ Thượng đế, lại là dạng tồn tại của tự do trong việc đầu tư sức lao động vào tự nhiên nhằm chuyển hóa chúng từ sự hoang sơ trở thành những tài sản đã được tiền tệ hóa. Sự mâu thuẫn nằm trong sự bất khả thi để có thể xây dựng ra những khuôn thước riêng để có thể ngăn cản sự tích lũy không giới hạn trong khi lại đề cao những lợi ích từ sự công bằng trong xã hội đã nêu từ đầu chương.
XII. Bối cảnh tương quan đến quan điểm của Locke về tài sản
Cách lý giải của Locke về tài sản có thể đưa người đọc đến giả thuyết rằng hoặc là ông đang đồng tình với quyền bình đẳng đối với các nguồn lợi từ trái đất và đề cao chủ nghĩa bình đẳng, hoặc là hiểu rằng ông đang bảo vệ cho quan điểm về sự tích lũy không giới hạn của cải, thông qua việc đề cập rằng con người đáng được sử dụng càng nhiều càng tốt những hoa lợi mà anh ta có thể giá trị hóa chúng để thuộc về quyền sở hữu của mình, thông qua việc truyền vào đó sức lao động. Nhờ vào việc xác định rằng ông đang nhấn mạnh vào phần thứ hai, hãy cùng tập trung vào lập luận mà Locke đã sử dụng để bảo vệ cho quan điểm bình đẳng xã hội và giả như chúng trong một chủ nghĩa cá nhân không ổn định nơi tất cả mọi người dường như có thể đáp ứng để nhận được cùng một lượng những quyền sở hữu trên sản phẩm mà họ tạo ra. Đáng lưu tâm là Locke đã từng là một người mua bán dẫn đầu với Royal Africa Company, một tập đoàn đã đầu tư rất nhiều vào buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, và còn công khai ủng hộ chế độ nô lệ của Phi châu, bất chấp việc phản đối nô lệ của người Anh. Thực tế lịch sử này rất quan trọng, nếu muốn tìm hiểu về quan điểm của ông về tài sản, bởi sự khác nhau về quan niệm về sở hữu của người châu Phi và người Anh có, ngay cả khi họ có thể cùng đầu tư một lượng sức lao động như nhau vào sản phẩm. Trong thời của Locke, sức lao động của người Anh, những người không sử dụng nô lệ cho việc nông trên một mảnh đất đai cụ thể sẽ khác rất nhiều sơ với lượng sức lao động một chủ nô lệ người Anh đầu tư trên cùng mảnh đất đó. Trong khi người thứ nhất đầu tư nhiều hơn lao động vào việc chuyển hóa hoa lợi thành tài sản bởi vì anh ta làm nó một cách độc lập, trong khi người thứ hai đầu tư ít sức lao động hơn bởi vì anh ta sử dụng sức người của các nô lệ để làm lao động khổ sai cho anh ta mà không trả họ tiền lương.
XIII. Bảo vệ quan điểm về sự tích lũy không giới hạn (Mục 37)
Trong Mục 37 tại chương 5 – “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự”, Locke tiếp tục việc đưa ra ý kiến ông ủng hộ cho việc nắm giữ tài sản thông qua việc đầu tư sức lao động và đấu tranh vì quyền chiếm đoạt đất đai cho con người cho quyền được canh tác của họ. Ông viết rằng “anh ta, người nắm giữ đất đai cho anh ta bằng sức lao động của chính mình, không làm giảm, mà còn làm tăng quyền lợi chung của nhân loại, và cho việc phục vụ hỗ trợ cho các nhu cầu của cuộc sống con người, được sản xuất ra bằng acre một thửa đất đai được bao bọc và canh tác, nhiều hơn mười lần những gì thu được từ một acre đất của một sự giàu có công bằng hoang phí về mặt nhìn chung.” Giả thuyết rằng Locke đơn thuần chỉ nói rằng, sẽ tốt hơn cho một người nếu anh ta được nắm giữ một quyền lợi từ tự nhiên, đầu tư sức lao động vào đó và sử dụng nó để làm thỏa mãn nhu cầu của một người mà không bị kiểm soát, thay vì tái phân bổ đất công bằng cho tất cả mọi người, không kể đến lượng lao động họ đầu tư vào nó. Đoạn này đã hưởng ứng cho việc truyền sức lao động và sức người để phát triển những nguồn lợi được mang đến bởi Thượng đế để họ có thể sử dụng tối đa chúng và cho hạnh phúc của những người đầu tư sức lao động vào chúng.
Locke tiếp tục bằng việc đề cập rằng “anh ta, người đã bảo bọc mảnh đất, và có một sự thuận lợi hơn cho cuộc sống của mình từ mười acre, hơn là việc anh ta có thể có một trăm acre đem trả lại cho tự nhiên, hoặc thực tế là, đem chín mươi acre cho nhân loại: sức lao động của anh ta bây giờ cung cấp cho anh ta mười acre, nhưng nằm trong đó có thể là sản phẩm của một trăm acre.” Điều này đã ủng hộ quan điểm, và củng cố lập luận của ông đồng tình với việc tích lũy không có kiểm soát bởi những người có khả năng đầu tư vào một nguồn lợi cụ thể từ tự nhiên có thể sử dụng cho sự hạnh phúc phổ thông mà theo Locke, có thể đã để lại cho tự nhiên “không có sự cải thiện, việc canh tác và nông nghiệp”. Ông đồng tình rằng không nên có một sự kiểm soát lên những người chiếm đoạt đất đai bằng sức lao động.
XIV. Bất bình đẳng xã hội sinh ra bởi sự tích lũy không giới hạn (Mục 37)
Lập luận của Locke trong Mục 37 của chương 5 có vẻ là bảo vệ quyền lợi của sự tích lũy không giới hạn các nguồn lợi từ trái đất thông qua việc đầu tư vào đó sức lao động, và thiết lập ra các bối cảnh thuận lợi hóa cho bất bình đẳng xã hội. Trong khi đề cập “anh ta, người chiếm đoạt đất đai cho anh ta bằng sức lao động, không phải làm giảm, mà còn làm tăng lợi ích phổ thông của nhân loại,” Locke đã thất bại trong việc phân biệt giữa cả hai loại lao động được sử dụng và sự sử dụng giá trị của lợi ích phổ thông được sản xuất. Đề cập về việc kiểm chứng hình thức lao động nào được sử dụng, Locke dường như đã gạt đi khẳng định đã đưa ra trong chương trước “Về Tài sản”, đã biện hộ rằng chế độ nô lệ, và người chủ cá nhân có liên quan trực tiếp đến nô lệ lao động. Locke không phân biệt rõ lao động được đầu tư bởi một người tự do và lao động được đầu tư bởi một nô lệ. Sức lao động từ một người tự do sẽ mang đến cho anh ta mối quan hệ sở hữu lên chính nguồn lợi anh ta đã chuyển đổi thành dạng được tiền tệ hóa của tài sản, trong khi sức lao động của người nô lệ sẽ chỉ mang đến cho chủ của anh ta mối quan hệ sở hữu lên nguồn lợi từ trái đất đã chuyển hóa thành tư bản. Do đó, người tự do sử dụng sức lao động nô lệ sẽ hưởng được nhiều tài sản hơn người tự do không sử dụng nô lệ bởi vì anh ta không đầu tư sức lao động của cá nhân anh ta vào việc nông nghiệp hay đất đai, chẳng hạn vậy. Sự bất bình đẳng xã hội giữa hai thế lực này tăng lên, và những cá nhân không thể sử dụng sự thuận tiện của sức lao động nô lệ sẽ thua lỗ nhiều hơn tiền và tài sản hơn những người có thể. Kể đến giá trị sử dụng của những lợi ích, giả thuyết rằng sự bất bình đẳng xã hội nảy sinh theo sự phân chia các dạng của sức lao động đầu tư vào các tài sản sống, rất cấp thiết phải đặt câu hỏi về lượng được phép tiếp cận của mỗi cá nhân trong nhân loại sẽ có trong nguồn lợi ích phổ thông với sự phát triển của tiền tệ. Những người sử dụng sự đầu tư sức lao động nô lệ có thể sẽ sản xuất ra thêm những tài sản tiền tệ hóa có thể đáp ứng nhiều hơn lợi ích phổ thông hơn là những người không sử dụng.
XV. Bảo vệ quan điểm về sự tích lũy vô hạn (Mục 44)
Trong Mục 44 – chương 5, Locke tiếp tục lập luận đáng lưu ý của ông về đồng tình với sự tích lũy của cải không giới hạn, chống lại quan điểm trước đó của ông về bình đẳng quyền cho con người, bằng việc thảo luận về sức mạnh của cá nhân, những người đầu tư sức lao động vào những nguồn lợi từ trái đất và những nghĩa vụ không nên đặt nên anh ta, có thể hạn chế sự phát triển của anh ta. Locke viết rằng, “con người, bằng việc làm chủ chính mình, và nắm quyền sở hữu chính anh ta, và các hành động hoặc sự lao động, và anh ta vẫn đóng vai trò là nền móng của tài sản đó, điều mà đã tạo nên phần lớn của những gì anh ta hỗ trợ hay cảm thông với sự tồn tại của chính anh ta, khi mà những phát minh và nghệ thuật đã cải thiện sự tiện lợi của cuộc sống, và không thuộc về phổ thông các cá nhân khác.” Xuyên suốt mục này, Locke đã đề cao khả năng của một con người khi họ tạo ra giá trị từ một thứ gì đó, vốn được cung cấp cho phổ thông nhân loại, và tạo ra sự tiện lợi, hoặc hơn nữa, phục vụ những niềm vui thích cụ thể. Thông qua công trình của ông về tiền tệ hóa các tích lũy tài sản, con người trở thành chủ nhân của chính mình và cải thiện cuộc sống của chính anh ta. Về chung, những người có thể tích lũy được tài sản được cung cấp cho họ từ những thế lực thần thánh có thể vượt qua xa hình thức tự cung tự cấp, điều mà sẽ ủng hộ quan điểm rằng một người sẽ không lấy thêm vượt mức họ cần để sử dụng, với sự hình thành của tiền tệ và sự tiền tệ hóa những gì họ đạt được. Trong Mục này, Locke cho rằng con người có thể tích lũy các giá trị của cải tự nhiên và làm cho những tài sản thu được từ chúng mà không để xảy ra hoang phí nhờ có sự hình thành của tiền tệ và vai trò của nó khi làm việc đầu tư làm ra tiền trở nên khó khăn hơn. Sự hình thành của tiền tệ và sự tiền tệ hóa tài sản đã tạo nên một sự phân chia giữa lao động và nguồn vốn, trong mắt của Locke, vốn đều đại diện cho cái còn lại và phản ánh sự bình đẳng của tất cả mọi người khi có thể tích lũy các cơ hội từ nền tảng là trái đất mà không qua sự kiểm soát.
USG. Bất bình đẳng xã hội sinh ra từ sự tích lũy không giới hạn (Mục 44)
Lập luận của Locke trong Mục 44 của chương 5, dường như bảo vệ quyền được tích lũy không giới hạn các nguồn lợi từ trái đất của những người đầu tư sức lao động vào chúng, và xây dựng nên một kịch bản khi mà sự bất bình đẳng xã hội gia tăng là do sự vắng mặt của sự kiểm soát. Khi ông đề cập rằng con người “là nền tảng giá trị cho tài sản”, ông đã giả thuyết rằng tất cả mọi người đều được trao cho cùng một sức lao động khi sinh ra và sẽ cùng đạt được cùng một lượng của cải từ nền tảng tài sản của họ. Mục này, và về tổng quan của lập luận, bảo vệ cho quan điểm về tích lũy tài sản không giới hạn, không lý giải cho những người không sinh không cùng các đặc điểm chủng tộc hay thể chất, trong khi những người có thể đánh giá bản thân họ như không hề phụ thuộc vào sự thuần hóa của người khác trong khi cùng nắm giữ cả hai khối trong cùng một loại tiêu chuẩn. Bằng việc đặt mọi người trong cùng một tiêu chuẩn không nhận thức cho sự phát triển của của cải qua sự tiền tệ hóa các tài sản sau khi truyền sức lao động, trong khi loại bỏ các chướng ngại mà thực tế một số người nhất định đã phải đối mặt vào thời kỳ của Locke, ông đã xây dựng một tiêu chuẩn không được hợp lý cho tất cả những người được kỳ vọng là sẽ đi theo và xây dựng lên những quan điểm mang tính bình thường hóa về quyền tài sản. Một điều chắc chắn là một dạng của bất bình đẳng xã hội, hoặc là đã không được tuyên bố ra bởi Locke, hoặc là đã được che đậy có chủ ý khỏi sự chú ý của tất cả những ai đang có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận những nguồn lợi từ trái đất.
Khi đề cập rằng “khi những phát minh và nghệ thuật đã cải thiện cuộc sống trở nên tiện lợi, và không thuộc về lợi ích của các cá nhân phổ thông khác,” ông đã tước chỗ của sự tiến triển được thực hiện bởi con người từ việc tiền tệ hóa tài sản và sự đầu tư sức lao động vào tham vọng mang tính cá nhân và tránh ra khỏi nguồn gốc hình thành của sự tiến bộ này, những nguồn lợi từ trái đất, vốn được ban cho tất cả mọi người. Do đó, Locke đã đề cao sự tích lũy không có giới hạn và sự tư nhân hóa những tiến bộ này bởi lẽ yếu tố đầu vào lao động của con người, hình thành một dạng của bất bình đẳng xã hội, và chỉ hướng tới quyền lợi cho những người chiếm đoạt nhiều hơn.
ASG. Kết luận
Một phân tích trong chương 5 trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự” của Locke đã đưa ra hai ý. Thứ nhất, là sự tồn tại những mâu thuẫn trong quan điểm của ông về tài sản, bởi những xung đột về khả năng bình đẳng trong tiếp cận của mọi người tới các nguồn lợi từ trái đất; và việc đấu tranh cho việc tích lũy tài sản không có giới hạn của cải bởi việc sử dụng chúng sẽ mang lại sự tiến bộ cho hạnh phúc và một số thỏa mãn nhất định. Chẳng hạn như, trong Mục 26, ông dường như ủng hộ quan điểm về sự công bằng và sự phân phối cân bằng các quyền sở hữu trên thế giới, đề cập về sự quan trọng của việc chống không để có một cá nhân nhất định nào có thể ngăn cản phần còn lại của nhân loại tiếp cận những quyền lợi được ban xuống từ các thế lực thần thánh. Nhưng trong Mục 49, ông có vẻ như lại hưởng ứng việc tiền tệ hóa các nguồn lực tự nhiên và các nguồn lợi của thế giới, nhằm cho việc mở rộng của các tài sản cá nhân – một điểm nhấn không được tính vào những ảnh hưởng trái chiều của sự tích lũy của cải không có kiểm soát, cùng với sự phát sinh bất bình đẳng về sau.
Thứ hai, khi Locke bảo vệ sự tích lũy tài sản không giới hạn vào lúc cuối, điều này gây phản tác dụng với các nỗ lực đã được thực hiện trong sự tin tưởng vào chủ nghĩa tự do sẽ cải thiện sự công bằng xã hội, quan điểm dường như đã được cổ vũ trong đầu chương. Các biện hộ bảo vệ cho quan điểm về tích lũy của cải không giới hạn của ông đã không tính đến yếu tố con người, như nô lệ, những người không được sinh ra với cùng những đặc điểm chủng tộc hay thể chất với những người có thể tự coi họ như có thể độc lập phát triển mà không phụ thuộc vào quan điểm của người khác, đã sinh ra một bối cảnh cho sự bất bình đẳng. Cố gắng của Locke trong việc cố gắng làm tốt hơn quy luật tự cung tự cấp, với sự hình thành của tiền tệ đã xây dựng nên một sự phân tách nguy hiểm giữa yếu tố sức lao động và vốn tư bản, có thể đẩy mạnh sự bất bình đẳng. Khi Locke tiếp cận đến lý thuyết của ông về tài sản từ một hướng đi tốt, đã có những mâu thuẫn trong lập luận của ông dường như đã đối chọi lẫn nhau – một phía ủng hộ quan điểm công bằng, còn phía kia, lại cho quan điểm tích lũy tài sản không có giới hạn.
 

Dịch bởi Nguyễn Hoàng Nam,CTV Phía Trước
Ramiro S. Fúnez

 
Bài gốc: https://www.jpinyu.com/uploads/2/5/7/5/25757258/2._ramiro_final.pdf

TÂM LÝ CHÍNH TRỊ – Chủ đề nghiên cứu quan trọng của thời đại mới

Mặc dù “tâm lý chính trị” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì, tuy nhiên vẫn không có ít bạn đọc vẫn chưa có một hiểu biết đủ chính xác về lĩnh vực này. Nhiều độc giả dễ dàng hiểu “tâm lý chính trị” là những chiêu trò tâm lý được một người hoặc một phe cánh sử dụng nhằm đạt được thêm quyền lực chính trị. Nếu hiểu “tâm lý chính trị” theo nghĩa này thì các bạn đang bị nhầm lẫn
le-nam

Lê Nam

06/11/2017

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (2): Những lợi ích chính của pháp quyền

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền Lê Duy Nam chuyển ngữ Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law Những lợi ích chính của pháp quyền và các vấn đề liên quan đến mỗi lợi ích 1. Cải thiện Độ chắc chắn, Khả năng đoán trước, và Sự an toàn trên hai vũ đài: Giữa công dân và chính quyền (theo chiều dọc) và giữa công dân với nhau (theo chiều ngang). Với sự lưu tâm tới
le-nam

Lê Nam

23/04/2017

“Cộng hòa” của Plato là một cơn ác mộng toàn trị, chứ không phải là utopia (xã hội lý tưởng)

Xã hội lý tưởng (utopia) đầu tiên của văn học cho thấy chúng ta đã đi được bao xa. Các ý quan trọng trong bài Cộng hòa của Plato là cuốn tiểu thuyết xã hội lý tưởng đầu tiên, hoàn chỉnh với một thành phố lý tưởng: Kallipolis. Khuynh hướng toàn trị của Kallipolis đã khiến nhiều nhà tư tưởng chỉ trích tầm nhìn về xã hội lý tưởng của Plato. Cuốn Cộng hòa của Plato chứa đựng những ý tưởng mà nhiều độc giả

Book Hunter

30/12/2022

Những tác phẩm kinh điển về Địa chính trị

Địa chính trị (tiếng Anh: Geopolitics) là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.1 Nhờ sự
le-nam

Lê Nam

21/05/2018