Home Đọc Những cuốn sách cho bạn thấy bản chất của chính trị

Những cuốn sách cho bạn thấy bản chất của chính trị

Bề mặt xã hội có nhiều thay đổi trong hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng những thay đổi này chỉ là các biểu hiện

Bề mặt xã hội có nhiều thay đổi trong hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng những thay đổi này chỉ là các biểu hiện bên ngoài. Bản chất của con người không có quá nhiều thay đổi, bởi thế bản chất của nền chính trị (ngành quản trị xã hội con người) cũng không có nhiều thay đổi. Mặc dù rất nhiều lý tưởng chính trị được đề xuất, rất nhiều cuộc cách mạng được diễn ra, rất nhiều thay đổi về đời sống xã hội nhưng đặc tính của các mối quan hệ chính trị chưa bao giờ lỗi thời. Do đó trong list sách này các bạn sẽ thấy đa số là những cuốn được viết từ rất lâu đời và đã trở thành kinh điển.
#1. Chính trị luận – Aristotle
“Chính trị luận” của Aristotle là cuốn khảo lược về chính trị nền tảng của nền chính trị phương Tây. Những triết gia chính trị hay các nhà nghiên cứu chính trị sau này đều dựa trên các vấn đề được đề cập trong “Chính trị luận” để lập thuyết. “Chính trị luận” đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tuy nhiên bản dịch có nhiều khái niệm được sử dụng không chính xác với đặc tính của thời đại mà Aristotle viết. Mặc dù vậy, các bạn vẫn có thể đọc một bản tóm tắt “Chính trị luận” để nắm sơ lược về cuốn sách.

Link tóm tắt: https://bookhunterclub.com/chinh-tri-luan-cua-aristoltle-va-su-phe-phan-cac-mo-hinh-xa-hoi/

#2. Hàn Phi Tử – Hàn Phi
“Hàn Phi Tử” là tập hợp những bài luận về cách cai trị quốc gia của Hàn Phi. Những bài luận này là nền tảng của phái Pháp gia ở Trung Quốc và cũng là mẫu mực cho cách tư duy về chính trị của người Trung Quốc từ thời Tần – Hán đến nay. Sách “Hàn Phi Tử” đã được dịch ra tiếng Việt từ rất lâu nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn của độc giả và của những nhà làm chính trị ở Việt Nam.

Link đọc Online: https://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvn2nnn2n31n343tq83a3q3m3237nvn

#3. Quân vương – Niccolò Machiavelli
“Quân vương” được đánh giá là tác phẩm khoa học chính trị thực tiễn đầu tiên của chính trị phương Tây. Mặc dù nhiều học giả lên án “Quân vương” về khía cạnh đạo đức của tác phẩm nhưng tác phẩm vẫn cho những người làm chính trị một cái nhìn rất thực tiễn, không thể chối bỏ. “Quân vương” có ảnh hưởng lớn đế các tác giả nghiên cứu về tâm lý chính trị từ thế kỷ 19 đến nay.

Link sách: https://www.hangcao.info/san-pham/quan-vuong/

#4. Tâm lý học đám đông – Gustav Lebon
“Tâm lý học đám đông” của Gustav Lebon lúc nào cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả, cho dù họ có tìm hiểu về chính trị hay không. “Tâm lý học đám đông” lý giải cho chúng ta thấy các biểu hiện của đám đông trong dòng lịch sử để đi đến kết luận rằng đám đông không có một đóng góp nào cho văn minh nhân loại ngoài sự hủy diệt.

Link sách: https://www.hangcao.info/san-pham/tam-li-hoc-dam-dong/

#5. Xã hội diễn cảnh – Guy Debord
“Xã hội diễn cảnh” là một tác phẩm hiện đại khá thú vị nhưng khó đọc bởi các khái niệm phức tạp. Tác phẩm cho thấy mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội thông qua tương tác giữa các thế giới quan. Cuốn sách được viết bằng một giọng hóm hỉnh và thông minh. Tác phẩm được chính phủ Pháp công nhận là “bảo vật quốc gia” và đã bỏ một số tiền rất lớn để sở hữu bản quyền tác phẩm.

Link sách: https://www.hangcao.info/san-pham/xa-hoi-dien-canh/

Cáo Hà Thành

Luận giải Đạo Đức Kinh (2): Thuận theo Đạo là không thiên lệch

>> Đọc đầy đủ chùm bài: Luận giải Đạo Đức Kinh Archives - Book Hunter Bất thượng hiền, sử dân bất tranh; Bất quý nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo; Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.Thị dĩ Thánh nhân chi trị: Hư kì tâm, Thật kì phúc, Nhược kì chí, cường kì cốt. Thường sử dân vô tri vô dục. Sử phu trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, tắc vô bất trị. Đạo xung, nhi dụng

Biên niên sử Narnia – Bài học về sự trưởng thành

Nhiều bạn bè có hỏi tôi về những cuốn sách có thể cho con cái họ đọc. Tôi hỏi họ rằng họ muốn biến con cái họ sau này thành người như thế nào? Thế là họ im lặng. Ai cũng muốn điều tốt nhất cho con cái mình, nhưng điều tốt nhất ấy là gì, đó là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ, điều tốt nhất mà mỗi bố mẹ có thể mong muốn ở đứa con của mình, đó là sự trưởng thành.

“Con nhân mã trong vườn” và những giấc mơ phóng túng

“Tôi rất hay sực tỉnh giữa đêm, tưởng như vừa nghe thấy một tiếng động gì quái lạ (có phải tiếng xao xác của những chiếc lông trên cặp cánh của con ngựa bay?) nhưng đó chỉ là tưởng tượng mà thôi… Ngủ cạnh nhau bao nhiêu lâu như thế đã làm cho những giấc mơ của chúng tôi hòa trộn vào nhau. Con ngựa mà vừa một lúc trước đó tôi đã thấy đang im lặng bay giữa những đám mây giờ đây đã đang

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 10 NĂM 2021: TÁM BÀI HỌC VỀ THƠ, KIẾN THỨC VỀ KIẾN TRÚC CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC, TRÊN DƯỚI NĂM NGHÌN NĂM…

Chớm đông, đối với những bạn yêu sách thì còn gì thỏa mãn hơn việc nhâm nhi một tách trà nóng ở ban công trong thời tiết se lạnh và chậm rãi đọc cuốn sách ưa thích của mình... Trong phần điểm sách tiếng Trung tháng 10 này, chúng ta cùng tìm hiểu về Bình kịch, cách đọc - cảm nhận và làm thơ, về Kiều Chí Dung – người từ bỏ Nho giáo để kinh doanh và kiên định với tư tưởng “Kết nối

Những cuốn sách về dòng chảy của tri thức

Tri thức đã được hình thành, lưu trữ và lưu truyền thế nào trong suốt một chiều dài lịch sử để đến nay chúng ta có một kho khổng lồ được gọi là "tri thức nhân loại"? Đó là một câu hỏi lớn cho những ai quan tâm đến tri thức và mang tri thức đến với cộng đồng của mình. Dưới đây là một số cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này được bán trên Amazon và chưa có bản tiếng Việt. Hi