Home Đọc Những cuốn sách kinh điển về tâm lý chính trị

Những cuốn sách kinh điển về tâm lý chính trị

le-nam

Lê Nam

01/10/2017

Tâm lý học chính trị có thể nói là một môn khoa học khá mới mẻ, ít được các nhà tư tưởng thời cổ đại của phương Tây chú ý. Tuy nhiên, kể từ sau cách mạng công nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng Pháp với những hệ quả nặng nề mang tính chính trị và tâm lý, các nhà tư tưởng phương Tây đã bắt đầu thực sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này. Hiện nay, tâm lý chính trị với sự giúp đỡ của bộ môn khoa học não bộ đã và đang ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý nhằm giúp sức cho các chính trị gia tìm được cách giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. BookHunter xin được giới thiệu một số những cuốn sách đã đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy của những nghiên cứu về tâm lý chính trị ở phương Tây. Có thể chúng tôi bỏ sót một vài tác giả hoặc một vài cuốn sách mà độc giả thấy quan trọng trong lĩnh vực này. Nếu như vậy, chúng tôi mong các độc giả đó hãy gửi mail cho chúng tôi để chúng tôi có thể bổ sung trong các bài tiếp theo sau này.
Sau đây là danh sách một số cuốn sách kinh điển trong lĩnh vực tâm lý chính trị. (Có một số cuốn không tìm được bản in, chúng tôi xin phép cung cấp đường link ebook hiện đang được ở public domain trên Archive.org)

#1. Essai d’une psychologie politique du peuple anglais au XIXe siècle (Essay on the political psychology of the people in 19th century England), 1901

Émile Boutmy (1835-1906) là một nhà khoa học chính trị và xã hội học Pháp, sinh ra và lớn lên tại Paris. Choáng váng chước sự mông muội và điên rồ của Công xã Paris, ông đã thành lập Ecole Libre des Sciences Politiques (Sciences Po – ngôi trường đào tạo các chính trị gia hàng đầu của Pháp) với những học giả và nhà công nghiệp quan trọng lúc bấy giờ. Tác phẩm Essai d’une psychologie politique du people anglais au XIXe siècle được xuất bản năm 1901 và được dịch sang tiếng Anh vào năm 1904, là một trong những đóng góp quan trọng nhất của ông cho tâm lý chính trị. Cuốn sách sẽ cho chúng ta một trải nghiệm thú vị khi đọc bởi nó được viết bởi một người ngoại quốc (Pháp) về một quốc gia có cá tính khá rõ ràng (Anh). Cả bản tiếng Pháp và tiếng Anh của sách đều được công bố miễn phí để những ai quan tâm đều có thể đọc.
Link sách tiếng Pháp:  https://archive.org/details/essaidunepsycho00boutgoog
Link bản dịch tiếng Anh:  https://archive.org/details/englishpeoplestu00bout
 

#2. Eléments d’une psychologie politique du peuple américain(Elements of the political psychology of the American people), 1902

Tác phẩm nghiên cứu tâm lý chính trị thứ hai của người sáng lập ra Sciences Po chính là Eléments d’une psychologie politique du people américain, được xuất bản vào năm 1902. Hiện chưa tìm được bản dịch tiếng Anh của cuốn sách này.
Link sách tiếng Pháp:  https://archive.org/details/elmentsdunepsy00boutuoft
 

#3. Les Lois Psychologiques de l’Évolution des Peuples (1894); The Psychology of Peoples (1898)

Đây là cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt bởi NXB Thế giới (2016) với tựa đề “Những quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc”. Nếu bạn tin rằng mỗi một dân tộc đều có một tính đặc trưng và nó sẽ có sự quyết định lớn vào vận mệnh của dân tộc đó thì đây là một cuốn sách thú vị cho bạn đọc. Gustave Le Bon viết rất nhiều sách về tâm lý học, đặc biệt là tâm lý của đám đông. Trong cuốn sách này ông đã viết “Tâm hồn của chúng tộc điều khiển vận mệnh của các dân tộc, xác định các tín ngưỡng, thiết chế và nghệ thuật của họ…Nó là quyền lực duy nhất mà không quyền lực nào khác có thể chống lại. Nó đại diện cho sức mạnh của hang ngàn thế hệ, là sự tổng hợp của tư tưởng của họ…”
Link mua sách:  The Psychology of Peoples – Gustave Le Bon

#4.Psychologie des Foules (1895); The Crowd: A Study of the Popular Mind (1896)

“Tâm lý học đám đông” không chỉ là một cuốn sách kinh điển mà còn là một cuốn sách có tính khoa học trong lĩnh vực hành vi đám đông và tâm lý xã hội được ưa thích một cách rộng rãi. Ông phân tích bản chất của đám đông và vai trò của đám đông trong các phong trào chính trị. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1895, đây là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về tâm lý chính trị. Sau hơn một thế kỷ, những gì được bàn trong cuốn sách vẫn tạo được sự liên hệ mạnh mẽ tới độc giả đương đại.
Link mua sách:  The Crowd: A Study of the Popular Mind – Gustave Le Bon

#5.Psychologie du Socialisme (Psychology of Socialism – 1896)

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 trong thời kỳ khủng hoảng của nền dân chủ Pháp. Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. “Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền’’. Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.Giá bán:
Link mua sách:  Psychology of Socialism – Gustave Le Bon

#6. The Ruling Class, McGraw-Hill Book Company, Inc., 1939

Xuất bản năm 1896, cuốn The Ruling Class (Elementi di Scienza Politica) của Gaetano Mosca đã nhanh chóng nhận được đánh giá là một kiệt tác lý thuyết chính trị theo lộ trình mà 400 trước Machiavelli đã đặt ra. Mosca nhận thấy rằng cách thức giai cấp thống trị tuyển người mới có một vai trò rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của quốc gia. Lý thuyết về các lực lượng xã hội và giai cấp thống trị có quyền lực kiểm soát các lực lượng xã hội đó đóng vai trò nền tảng lý thuyết cho chủ nghĩa Phát-xít ở Ý.
Link mua sách:  Ruling Class – Gaetano Mosca
 

#7.The Mind and Society, New York: Harcourt, Brace and Company, 1935.

Bộ sách đồ sộ của Vilfredo Pareto được in thành bốn phần với tổng số hơn 2000 trang. Dù cho Pareto có bị chỉ trích bởi đã viết ra những dòng chữ mà Mussolini sử dụng để xây dựng chế độ Phát-xít, nhiều học giả vẫn phải thán phục và công nhận tài năng của Pareto. Ông là một aristocrat, một kỹ sư lành nghề, một triết gia thực thụ. Ông có quan điểm mạnh mẽ, rõ ràng và đôi khi có thể nói là kỳ thị. Ông lựa chọn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà thờ và luôn nhận thức rõ sự tự do đó của bản thân. Đối với ông, cuộc chiến giữa Tôn giáo và Khoa học vẫn luôn là một câu hỏi quan trọng và cháy bỏng.
Ông chính là người đưa ra nguyên lý nổi tiếng 80-20 trong kinh tế học được biết dưới thuật ngữ Nguyên lý Pareto.
Link mua sách:  The Mind and Society (Trattato di Sociologia generale) Volumes I through IV (volumes one through four)
 

#8.The Rise and Fall of Elites: An Application of Theoretical Sociology, Transaction Publishers, 1991.

Tác phẩm này giải thích cách thức và nguyên nhân mô hình dân chủ của chính phủ trải qua thời kỳ luỵ tàn và cuối cùng lại được thổi bùng sức sống trở lại. Hơn bất kể một nhà khoa học xã hội nào đương thời, Pareto đưa ra một lý thuyết về thay đổi cuốn hút, được phát triển tốt và rành mạch dựa trên góc nhìn khoa học tự nhiên và mô hình xây dựng cân bằng xã hội. Cơ chế này bao gồm một cân bằng chuyển dịch giữa các lực lượng mâu thuẫn nhau như tập trung hoá và giải tập trung hóa quyền lực, phát triển và thu hẹp kinh tế, cách tân và bảo thủ trong quan điểm của người dân. Tới năm 1920, Pareto đã phát triển một mô hình dự đoán các chuyển dịch về quy mô của các lực lượng này và những thay đổi về tính chất xã hội được gây ra bởi các chuyển dịch đó. Cuốn sách này sẽ giúp sinh viên, giáo viên và nhiều độc giả thông thường có quan tâm tới khoa học chính trị, xã hội học và lý thuyết xã hội cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Link mua sách:  The Rise and Fall of Elites: An Application of Theoretical Sociology

#9. Group Psychology and the Analysis of the Ego

Cuốn sách này là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Freud cho tâm lý học. Nó tìm hiểu tính đồng nhất và hành vi của nhóm thông qua lăng kính phân tâm học. Liệu tính cá nhân có thực sự tồn tại trong tâm lý bầy đàn? Hội nhóm sẽ ảnh hưởng như thế nào lên các quyết định của mỗi cá nhân? Freud sẽ giúp bạn thử đi tìm câu trả lời cho các vấn đề mà chúng ta vừa thử đưa ra.
Link mua sách: Group Psychology and the Analysis of the Ego

#10. The Future of an Illusion

Trong môi trường triết học của thế kỷ 18, Freud cho rằng tôn giáo và khoa học là hai kẻ thù không đội trời chung. Tác phẩm này là tác phẩm nổi tiếng nhất của Freud về tìm hiểu tôn giáo qua góc nhìn của phân tâm học. Ông đã đúc kết nhiều năm nghiên cứu và suy nghĩ của mình trong tác phẩm xuất sắc này.
Link mua sách:  The Future of an Illusion – Sigmund Freud

#11.The Mass Psychology of Fascism, 1946 (Massenpsychologie des Faschismus, translated by Theodore P. Wolfe)

Wilhelm Reich (1897-1957) là nhà phân tâm học hàng đầu của Áo. Ông cho rằng các bệnh về thần kinh đều xuất phát từ việc thiếu một thứ mà ông gọi là “orgastic potency”. Ông tuyên bố mình đã tìm ra một thứ năng lượng dục từ vũ trụ và ông đặt tên nó là “Orgone”. Ông tự xuất bản và bán sách viết về các lý thuyết của mình và bán các công cụ tích tụ Orgone và vì thế mà ông đã bị bắt ngồi tù và qua đời trong ngục. Sách của ông rất phổ biến và vẫn được in rộng rãi tới tận bây giờ.
Trong cuốn The Mass Psychology of Fascism ông đã viết, “Cấu trúc trên bảo dưới nghe của loài người đơn giản là tới từ sự tích hợp của ức chế dục và nỗi sợ bên trong sinh vật có ham muốn tình dục.” Ông khẳng định, “sự ức chế và giải phóng dục đóng vài trò tiên quyết đối với sự tồn tại của các gia đình có tính chất độc đoán và là nền tảng căn bản nhất trong cấu trúc của giai cấp trung lưu thấp vốn bị kiểm soát bởi nỗi sợ mang tính chất tôn giáo. Chúng ta phải đối mặt với vấn đề về mối liên hệ giữa tôn giáo với việc xem ham muốn dục là xấu xa.”
Ông nói thêm, “Trong thực tế, những người theo tôn giáo trở nên hoàn toàn vô vọng. Bởi sự ức chế năng lượng dục, anh ta mất đi khả năng đạt được hạnh phúc cũng như tính chiến đấu cần thiết để đối mặt với sự khó khăn của cuộc sống. Ông viết thêm, “Từ kinh nghiêm khám chữa bệnh, tối nhận thấy những người có tuổi thơ gặp vấn đề về dục thường có xu hướng tôn thờ Thiên chúa giáo một cách bệnh hoạn.”
Các cuốn sách của Wilhelm Reich gây rất nhiều tranh cãi nhưng vẫn được trích dẫn rất nhiều. Độc giả sẽ còn bàn luận về các tác phẩm của Reich trong một thời gian dài nữa.
Link mua sách: The Mass Psychology of Fascism – Wilhelm Reich

#12. Reason and Revolution: Hegel and the Rise of Social Theory (1941)

Một tác phẩm kinh điển bởi nó không chỉ giới thiệu một độ sâu và hướng đi mới trong tư duy, mà những tri kiến của nó còn trường tồn mãi tới tận bây giờ. Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1940, Reason and Revolution của Herbert Marcuse đã được hoan nghênh bởi những luận giải sâu sắc và xác đáng đối với lý thuyết chính trị và xã hội của Hegel. Các tác phẩm của Marcuse được trân trọng đến tận ngày nay và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Link mua sách:  Reason and Revolution: Hegel and the Rise of Social Theory

#13. The Authoritarian Personality (1950)

Kết hợp giữa những phát kiến của phân tâm học và khoa học xã hội, cuốn sách này xuất hiện trong bối cảnh cần phải nghiên cứu nguồn gốc của chủ nghĩa bài Do Thái ở nước Đức sau Thế chiến II. Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1951, nó đã được ca ngợi và xem trọng vì đã soi sáng con đường nghiên cứu sự phân biệt đối xử. Xuất phát là một nhánh của chủ nghĩa vị chủng, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa Phát-xít đã reo rắc những bóng đen mới lên thế giới và đề tài này yêu cầu được nghiên cứu và các hành động mang tính xã hội. Cuốn sách “The Authoritarian Personality” sẽ mãi là một tài liệu quan trọng của thời đại chúng ta.
Link mua sách:  The Authoritarian Personality (1950)

#14. Human Nature in Politics (1908)

Các hệ thống chính trị hoạt động dựa trên một mặc định là con người là động vật có tư duy lý trí. Tuy nhiên, Wallas đã khởi đầu cuốn sách Human Nature in Politics của mình bằng một giả thuyết: Liệu có khả năng mà các mô hình hành vi của con người bị lệ thuộc quá nhiều vào các hành vi lý tính? Wallas có vẻ tin rằng con người chỉ một phần lý tính mà thôi. Mà con người cần phải xuất phát từ phần lý tính đó để lên kế hoạch cho những phần không lý tính kia. Vấn đề thực sự đó là xu hướng cảm thấy dễ chịu trong các hội nhóm của con người rất phi lý tính và dễ dẫn tới các cuộc chiến tranh sắc tộc.
Link mua sách:  Human Nature in Politics

#15. Propaganda Technique in the World War (1927; Reprinted with a new introduction, 1971)

Harold Lasswell (1902-1978) là một học giả hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về tuyên truyền. Ông tập trung vào thực hiện các phân tích cả định tính và định lượng về tuyên truyền, tìm hiểu nội dung tuyên truyền, và phát hiên ra các hiệu ứng của tuyên truyền lên đám đông. Lasswell cho rằng một phân tích nội dung cần xem xét cả tần suất các biểu tượng cụ thể xuất hiện trong một thông điệp, phương hướng mà thông điệp đó muốn thuyết phục quan điểm của khán giả, và cường độ các biểu tượng được sử dụng. Bằng cách hiểu nội dung của thông điệp, Lasswell sẽ hiểu được “dòng chảy của ảnh hưởng chạy từ sự kiểm soát tới nội dung và từ nội dung tới khán giả.” Những phân tích nội dung nổi tiếng nhất của Lasswell chính là những khám định các nội dung tuyên truyền cua Thế chiến I và II. Lasswell nhận thấy rằng, các tuyên truyền càng rộng khắp, càng bao phủ nhiều khía cạnh của cuộc sống thì càng hiệu quả. Lasswell đặc biệt quan tâm tới xem xét các hiệu ứng của tuyền thông trong việc hình thành nên quan điểm của người dân trong các hệ thống dân chủ.
Link mua sách:  Propaganda Technique in the World War

#16. Psychopathology and Politics, (1930; reprinted, 1986)

Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1930, tác phẩm kinh điển về mô hình phân loại nhân cách này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các nhân vật nổi tiếng đương đại. Tiên phong trong việc áp dụng các nguyên lý của tâm lý học để tìm hiểu các nhân vật có quyền lực trong chính trị, kinh doanh và thậm chí cả nhà thờ của Lasswell cho chúng ta những tri kiến sâu sắc về sự nghiệp của những người lãnh đạo từ Adolf Hitler tới những nhân vật gần đây hơn như Richard Nixon, Donald Trump và gia đình Clintons.
Link mua sách:  Psychopathology and Politics
 
Lê Duy Nam

Chat với AI (3): “Nhân chi sơ tính bản ác” và Leviathan của Thomas Hobbes

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về thế giới quan của Thomas Hobbes nhân dịp ra mắt tác phẩm triết học kinh điển của ông: Leviathan. Mặc dù ChatGPT không thể thay thế được việc tự đọc và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Thomas Hobbes, nhưng độc giả có thể nắm được một số ý tưởng chính và vai trò của ông thông qua hỏi đáp với ChatGPT. Book Hunter: Bạn có biết

Book Hunter

02/09/2023

“Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh” – Vài điều suy nghĩ

“Hầu hết người ta là kẻ khác” « Tư tưởng của họ là quan niệm của kẻ khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, đam mê của họ là sự trích dẫn lại từ kẻ khác » Oscar Wilde Đó là những câu Amartya Sen sử dụng để mở đầu cuốn sách « Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh ». Điều này có nghĩa là cá nhân của mỗi chúng ta đều bị định nghĩa bởi người khác, bị một số mệnh

Kỹ thuật tuyên truyền và ảnh hưởng tới xã hội

Là một dạng thức của truyền thông (communication), tuyên truyền (propaganda) được tận dụng rộng khắp trong mọi thiết chế xã hội và xuyên suốt lịch sử nhân loại. Chính cấu tạo từ “propaganda” đã hàm chứa ý nghĩa chính của khái niệm này: tiền tố “pro-” trong gốc Latin có nghĩa là “tiến về phía trước” và “paganda” có gốc Latin là “pagare” với nghĩa “tiếp nối vào”, để tạo thành hàm nghĩa là “nhân rộng”. Khi một thông điệp được lan rộng một

Định kiến xã hội đã giới hạn chúng ta!

BookHunter: Đây là bản tham luận của Nguyễn Hồng Tâm trong buổi Seminar “Thế Giới Mà Xã Hội Tạo ra: Góc Nhìn của Xã Hội Học về Thực Tại và Con Người” do BookHunter thực hiện tại NXB Tri Thức, 53 Nguyễn Du. Bài viết dựa trên ba cuốn sách: Lời mời đến với Xã hội học, Sự kiến tạo Xã hội về Thực tại, và Đám đông cô đơn. Chúng tôi xin đăng lại toàn bộ bài tham luận để bạn đọc có thể

TÂM LÝ CHÍNH TRỊ – Chủ đề nghiên cứu quan trọng của thời đại mới

Mặc dù “tâm lý chính trị” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì, tuy nhiên vẫn không có ít bạn đọc vẫn chưa có một hiểu biết đủ chính xác về lĩnh vực này. Nhiều độc giả dễ dàng hiểu “tâm lý chính trị” là những chiêu trò tâm lý được một người hoặc một phe cánh sử dụng nhằm đạt được thêm quyền lực chính trị. Nếu hiểu “tâm lý chính trị” theo nghĩa này thì các bạn đang bị nhầm lẫn
le-nam

Lê Nam

06/11/2017