Home Soát Muốn cứu thế giới, giải pháp không phải là ăn chay!

Muốn cứu thế giới, giải pháp không phải là ăn chay!

Thâm canh thịt và sữa là một tai họa, nhưng cả những cánh đồng đậu nành và ngô cũng vậy, chỉ là một cách thức khác mà thôi.
Số lượng người ăn chay ở Anh tăng mạnh trong vài năm qua – từ 0.5 triệu người trong năm 2016 lên đến hơn 3.5 triệu người (tương đương 5% dân số chúng ta) trong năm 2018. 
Các tài liệu có uy tín như Cowspiracy và What the Health đã đưa ra một nhấn mạnh về ngành công nghiệp thâm canh thịt – sữa, phơi bày những ảnh hưởng lên sức khỏe động vật, con người và môi trường rộng lớn hơn.
Nhưng kêu gọi tất cả chúng ta hoàn toàn chuyển sang sử dụng thực phẩm làm từ thực vật, bỏ qua một trong những hình thức hữu dụng nhất mà chúng ta phải giảm thiểu các rủi ro: chăn thả và trông nom động vật.
Thay vì bị lôi cuốn bởi những lời khuyên ăn nhiều sản phẩm được làm từ đậu tương, ngô và ngũ cốc công nghiệp, chúng ta nên khuyến khích các hình thức sản xuất thịt và sữa bền vững dựa trên hệ thống xoay vòng truyền thống, đồng cỏ cố định và chăn thả bảo tồn. 

Ít nhất, chúng ta cũng nên đặt câu hỏi về đạo đức của việc thúc đẩy nhu cầu cây trồng sẽ đòi hỏi đầu vào phân bón, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ cao, đồng thời hình thành các hình thức chăn nuôi bền vững để có thể khôi phục đất và đa dạng sinh học.

“Đất của chúng ta gần như không thể sử dụng được. Giờ đây chúng ta có 19 loại sâu, 23 loại bọ hung trong một đống phân bò.”
Năm 2000, tôi và chồng chuyển trang trại 1.400 hecta ở Tây Sussex sang chăn thả gia súc, chăn thả tự do những đàn bò sừng dài giống Anh cổ, lợn Tamworth, ngựa Exmoor, hươu đỏ hoang như một phần của dự án tái thiết. 
Trong suốt 17 năm qua, chúng tôi đã phải vật lộn để ngành chăn nuôi thông thường và kinh doanh sữa của mình có lãi, nhưng trên nền đặc đất sét Low Weald, chúng tôi không bao giờ có thể cạnh tranh với các trang trại có nền đất nhẹ hơn. 
Một quyết định đã chuyển vận may quay về bên chúng tôi. Bây giờ, du lịch sinh thái, cho thuê các tòa nhà hậu nông nghiệp, và 75 tấn thịt động vật hữu cơ ăn cỏ trong một năm đã góp phần tạo nên một doanh nghiệp có lợi nhuận. Và kể từ khi các loài động vật sống bên ngoài quanh năm, với rất nhiều thứ để ăn, chúng không đòi hỏi ta phải cho ăn liên tục và hiếm khi ta cần phải tìm gặp bác sĩ thú y.
Các loài động vật sống trong đàn tự nhiên và đi lang thang bất cứ nơi nào chúng muốn. Chúng đắm mình trong những dòng suối và các đồng cỏ. Chúng nghỉ ngơi ở nơi nào tùy ý (chúng khinh thường các nhà kho mở ra cho mình như một nơi trú ẩn) và ăn những gì chúng thích. 
Bầy gia súc và hươu gặm hoa dại và cỏ nhưng chúng cũng ăn cả các bụi rậm và cây cối. Những con lợn ủi đất giúp loài thân rễ và thậm chí ủi cả con vẹm trong ao. Chúng gặm cỏ, lội nước và đạp chân lên thảm thực vật theo nhiều cách khác nhau, từ đó tạo ra cơ hội cho các loài khác, bao gồm những loại động vật có vú và loài chim nhỏ.
Điều quan trọng là, bởi vì chúng tôi không dùng các loại avermectin (các tác nhân chống sâu bệnh thường xuyên được nuôi trong các hệ thống thâm canh) hoặc kháng sinh với chúng, nên phân của chúng có thể làm thức ăn cho giun đất, vi khuẩn, nấm và các động vật không xương sống như bọ hung, những loài đưa phân vào sâu trong lòng đất. 
Đây là một quá trình quan trọng của sự phục hồi hệ sinh thái, trả lại chất dinh dưỡng và cấu trúc cho đất. 

Mất đất là một trong những thảm họa lớn nhất đối với thế giới hiện nay. Một báo cáo năm 2015 của UN Food and Agriculture Organization cho biết, có từ 25 đến 40 tỷ tấn đất bề mặt trên toàn thế giới bị xói mòn hàng năm, chủ yếu vì cày xới và thâm canh. 

Ở Anh, sự suy giảm đất bề mặt rất nghiêm trọng. Trong năm 2014, tạp chí thương mại Farmers Weekly đã thông báo rằng chúng ta có thể chỉ còn lại 100 vụ thu hoạch. 
Để cho đất trồng trọt được bỏ trống và đưa đất trở lại thời kỳ chăn thả gia súc – như nông dân từng làm trước khi phân bón nhân tạo và cơ giới hóa khả năng tạo ra vụ thu hoạch liên tục – là cách duy nhất để đảo ngược quá trình suy giảm chất lượng đất đó, ngăn chặn xói mòn và xây dựng lại đất, theo UN Food and Agriculture Organization
Chăn thả gia súc không chỉ cung cấp cho nông dân thu nhập, mà còn cung cấp phân động vật, nước tiểu và thậm chí cả cách chúng ăn cỏ, giúp tăng tốc độ phục hồi đất. Điều quan trọng là chăn nuôi hữu cơ và giữ số lượng vật nuôi ở mức thấp để ngăn chặn việc chăn thả quá mức.
Hai mươi năm trước, đất tại trang trại của chúng tôi bị suy thoái nghiêm trọng sau nhiều thập kỷ cày cấy và hấp thụ hóa chất, đã gần như “chết” về mặt sinh học. Bây giờ, chúng tôi có nấm và phong lan xuất hiện trong những cánh đồng trồng trọt cũ: một dấu hiệu cho thấy mạng lưới nấm dưới đất đang lan rộng. 
Chúng tôi có 19 loại giun đất – loài giữ vai trò chủ chốt trong sự thông khí, quay vòng, sự phì nhiêu, độ ẩm và thậm chí là cả giải độc đất. 
Chúng tôi đã tìm thấy 23 loài bọ hung trong một đụn phân bò, một trong số đó – loài bọ cánh cứng màu tím – chưa từng thấy ở Sussex trong vòng 50 năm qua. Những loài chim ăn côn trùng bị thu hút bởi thứ phân giàu dinh dưỡng này đang tăng mạnh. 
Việc ủi đất của lợn tạo cơ hội cho hệ thực vật bản địa và cây bụi nảy mầm, bao gồm cả cây liễu bụi, và điều này đã làm gia tăng các đàn bướm đêm (purple emperors) lớn nhất ở Anh, một trong những loài bướm hiếm thấy nhất nhất của chúng ta, đẻ trứng trên lá của cây.

Hệ thống chăn thả tự nhiên này không chỉ hỗ trợ môi trường tự nhiên để phục hồi đất, đa dạng sinh học, côn trùng thụ phấn, chất lượng nước và giảm nhẹ lũ lụt mà còn đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho động vật, và chúng trả lại cho chúng ta lượng thịt tốt cho sức khỏe. 

Trái ngược với thịt của động vật ăn ngũ cốc và thóc gạo từ các hệ thống thâm canh, thịt của các loài chăn nuôi trên đồng cỏ có hàm lượng cao các chất beta carotene, canxi, selenium, magiêkali, vitamin E-B, axit linoleic liên hợp (CLA) – axit chống ung thư. Nó cũng có hàm lượng cao trong chuỗi axit béo omega-3 DHA, thứ rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của con người nhưng những người ăn chay rất khó có được.
Phần lớn các chất đó được tạo ra từ khí thải mêtan của vật nuôi, nhưng có hàm lượng thấp hơn trong các hệ thống đồng cỏ sinh học bao gồm thực vật hoang dã như cây bạch chỉ, cây lam cận thông thường, cây rau tề và cỏ chân chim vì những thứ này chứa axit fumaric – một hợp chất mà khi thêm vào trong chế độ ăn của cừu tại Viện Rowett ở Aberdeen, đã làm giảm 70% lượng khí thải mêtan.
Trong phương trình thuần chay, ngược lại, chi phí tái đầu tư carbon hiếm khi được xem xét. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, theo một báo cáo năm 2017 trên tạp chí khoa học Nature, có đến 70% lượng carbon trong đất trồng trọt của chúng ta đã bị thải ra ngoài khí quyển.

Vì vậy, có một trách nhiệm rất lớn ở đây: nếu các sản phẩm chay của bạn không có nguồn gốc từ các hệ thống hữu cơ không đào bới, thì tức là bạn đang tích cực tham gia vào việc phá hủy sinh khối đất, thúc đẩy một hệ thống đe dọa sự mất mát giống loài, bao gồm động vật có vú nhỏ, chim và các loài bò sát, trong nhiều điều kiện sống và góp phần đáng kể vào quá trình biến đổi khí hậu.

Hệ sinh thái của chúng tôi phát triển với nhữnh động vật ăn cỏ lớn – với những đàn động vật hoang dã tự do như bò rừng châu Âu, tarpan (giống ngựa nguyên thủy), nai sừng tấm, gấu, bò rừng, nai đỏ, hoẵng, heo rừng và hàng triệu con hải ly. Chúng là những loài có tương tác duy trì với môi trường và thúc đẩy cuộc sống. 
Sử dụng động vật ăn cỏ như một phần của quy trình chăn nuôi có thể đưa ta đi một chặng đường dài hướng tới nông nghiệp bền vững.

Rõ ràng là tất cả chúng ta nên ăn ít thịt hơn, và việc kêu gọi chấm dứt các sản phẩm thịt của loài ăn hạt, có hàm lượng carbon cao, gây ô nhiễm, phi đạo đức là một hành động nghiêm túc đáng khen ngợi. Nhưng nếu bạn quan tâm đến môi trường, phúc lợi cho động vật và sức khỏe của chính bạn với tư cách là một người ăn chay, thì bạn không thể tiếp tục giả vờ rằng những điều này có được bằng cách từ bỏ ăn thịt và các sản phẩm từ sữa. 

Mặc dù có vẻ ngược đời, nhưng việc thỉnh thoảng thêm món bít tết hữu cơ từ thịt của động vật ăn cỏ vào khẩu phần ăn của bạn có thể là cách làm đúng để giải quyết vấn đề nan giải này.

Tác giả: Isabella Tree (hiện điều hành Knepp Castle Estate cùng chồng – nhà bảo tồn Charlie Burrell, và bà là tác giả của cuốn sách Wilding: The Return of Nature to a British Farm). 

Buộc phải chấp nhận một thực tế rằng đất trang trại Knepp của mình là đất sét đặc Low Weald – một loại đất khó canh tác và khó đem lại sự phát triển kinh tế bền vững, Isabella Tree cùng chồng là Charlie Burrell đã thực hiện một bước nhảy vọt ngoạn mục: Họ quyết định sử dụng mô hình chăn nuôi xoay vòng (tương tự mô hình Vườn – Ao – Chuồng tại Việt Nam) để chăn thả các loại gia súc tự do. Nhờ sự thay đổi mô hình này, trong hơn một thập kỷ, đất trang trại của bà được tái tạo không ngờ, đa dạng sinh học cũng tăng mạnh.

Wilding: The Return of Nature to a British Farm là cuốn sách viết về “thử nghiệm Knepp” – cũng chính là dự án tái tạo đất tiên phong đầy táo bạo của Isabella Tree cùng chồng là Charlie Burrell tại Tây Sussex. Hai người đã dùng các loài động vật chăn thả tự do như ngựa, lợn, hươu,… để tạo ra môi trường sống mới cho động vật hoang dã. 

Cuốn sách chứa một phần hồi ký, một phần thông tin hấp dẫn về hệ sinh thái nông thôn, nhưng trên tất cả, Wilding: The Return of Nature to a British Farm là câu chuyện tràn đầy cảm hứng của niềm hy vọng. 

Đầy tính cá nhân và truyền cảm hứng, cuốn sách là thông điệp đáng kinh ngạc về vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên, khi nó được trao càng nhiều tự do càng tốt.

 

Nguồn bài: If you want to save the world, veganism isn’t the answer

Nguyễn Hoàng Dương dịch

Bài đã đăng trên Ipick.vn

Thoái Tăng Trưởng là gì và tại sao có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu

Cứu tinh cho biến đổi khí hậu có thể là một nền kinh tế chậm chạp. Không có cách nào khác khi nói về nó – vì biến đổi khí hậu ngày càng bao trùm lên cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ phải thay đổi cách ta sống. Điều đó có nghĩa là phải chuẩn bị cho thời tiết bất thường hơn, thay đổi chế độ ăn uống, và sử dụng năng lượng sạch hơn. Nhưng, một ý tưởng về tăng trưởng kinh

Minh Tân

25/12/2022

SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong vài thập niên qua, nền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố, động lực khác nhau. Về vĩ mô, đó là tác động của quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa. Bên cạnh đó là những thay đổi về mặt chính sách phát triển từ các cơ quan nhà nước kể từ khi thực

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG

Một người phụ nữ trẻ chạy đến gõ cửa nhà tôi một ngày nọ và nói với tôi là cô ấy đang gây quỹ để dạy những người nông dân ở Philipine về “Phát triển bền vững”. “Wow”, tôi trả lời “Cô hẳn phải là một một chuyên gia tầm cỡ để người Philipine vượt nửa vòng Trái Đất và mời cô tới dạy họ.” “Oh”, cô nói. “Chà, chúng tôi chưa bao giờ nói chuyện với người Philipine cả. Chỉ là chúng tôi cần

Suối thượng nguồn cạn & câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nên được kể thế nào?

Điều thôi thúc tôi viết bài viết này chính là con suối Lũng Vầy ở tỉnh Hà Giang, một con suối đang bị “bức tử” bởi xả thải và các hoạt động khai khoáng ở thượng nguồn. Tôi chưa từng đến đây, cũng chẳng quen biết bất cứ người dân nào tại khu vực này. Bài phóng sự “Bức tử dòng suối huyết mạch ở Hà Giang” được đăng tải trên báo Thanh Niên đúng lúc tôi đang có phiên trò chuyện tại group Read&Chat

THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ NHIÊN

Quy hoạch tập trung sinh thái không thể bảo vệ môi trường, nhưng nó có thể phá hủy quyền tự do dân sự và kinh tế của chúng ta. Nhiều nhà môi trường không hài lòng với hồ sơ môi trường của các nền kinh tế tự do. Chủ nghĩa tư bản, được cảnh báo, là một hệ thống lãng phí, phạm tội khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất trong một nỗ lực vô ích nhằm duy trì một mức