Home Chuyên đề tháng Mắt xích còn thiếu trong lịch sử y học Trung Quốc: Một ghi chú nghiên cứu về những nội dung liên quan y học trong Đại Tạng Kinh

Mắt xích còn thiếu trong lịch sử y học Trung Quốc: Một ghi chú nghiên cứu về những nội dung liên quan y học trong Đại Tạng Kinh

Dẫn nhập về Y học Phật giáo

Nhiều văn bản đã được tạo ra vào khoảng giữa năm 150 và 1100 SCN đã giới thiệu y học Ấn Độ đến Đông Á. Những điều này về mặt lịch sử đại diện cho một kho kiến thức liên quan đến sức khỏe tương đối rời rạc, không được tích hợp vào y học Trung Quốc và thường bị bỏ qua trong lịch sử y học chính thống của Trung Quốc. Các văn bản Phật giáo không cung cấp bằng chứng rõ ràng về một truyền thống chữa bệnh thống nhất được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, những nguồn này rất quan trọng để hiểu về lịch sử y học ở Trung Quốc thời trung cổ. Ngoài ra, không quá lời khi nói rằng kho tài liệu này cung cấp một trong những nguồn bằng chứng văn bản phong phú nhất cho việc truyền bá xuyên khu vực và tiếp nhận các tư tưởng y học ở châu Á có sẵn ở bất cứ đâu trong thế kỷ đầu tiên SCN. Mặc dù thực tế là trong thời gian dài, chúng gần như không có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử y học Trung Quốc như các mô hình y học cổ điển, nhưng những tư tưởng và thực hành y học của Phật giáo đáng được chú ý hơn những gì chúng nhận được cho đến nay. Ghi chú nghiên cứu ngắn gọn này nhằm giới thiệu tới các nhà sử học y học Trung Quốc một bộ sưu tập văn bản dễ tiếp cận có thể được sử dụng để dần bổ khuyết vào ‘mắt xích còn thiếu’ này.

Ngày nay, các học giả và tín đồ Đông Á thường sử dụng thuật ngữ ‘Y học Phật giáo’ để chỉ những kiến thức y học của nước ngoài kết hợp với sự truyền bá của Phật giáo đến vùng đó. Mặc dù bản thân thuật ngữ này là hiện đại, các văn bản giới thiệu về Đông Á với y học Ấn Độ đã được tạo ra vào khoảng giữa năm 150 và 1100 SCN, và trong lịch sử đã đại diện cho một kho kiến thức liên quan đến sức khỏe tương đối rời rạc. Bao gồm cả bản dịch tiếng Trung từ Phạn ngữ và các ngôn ngữ Phật giáo khác cũng như các sáng tác bản địa, kho văn bản này chỉ được tích hợp một phần vào tư tưởng y học chính thống của Trung Quốc.

Điều tương tự cũng có thể nói về sự tích hợp của nó vào lịch sử của y học Trung Quốc – ít nhất là trong chừng mực học thuật bằng tiếng Anh. Các nguồn tài liệu Phật giáo Trung Quốc đã được các học giả của Nghiên cứu Tôn giáo nghiên cứu rộng rãi về những gì chúng tiết lộ về lịch sử tôn giáo, tổ chức xã hội và sản xuất văn hóa địa phương và xuyên khu vực. Tuy nhiên, chỉ với một vài ngoại lệ, các nhà sử học về khoa học và y học có xu hướng bỏ qua Phật giáo, thậm chí đôi khi còn cố gắng bác bỏ tôn giáo này vì nó ít liên quan đến chủ đề của họ. Điểm mù này có thể hiểu được, vì việc phân tích kinh điển Phật giáo đòi hỏi kiến thức nền tảng và kỹ năng ngôn ngữ rất khác so với những kiến thức mà các nhà Hán học được đào tạo bài bản thường sở hữu. Bất chấp những khó khăn về nguồn tài liệu, kho tài liệu Phật giáo Trung Quốc mang lại cả những cơ hội thú vị cho việc nghiên cứu về lịch sử các truyền thống chữa bệnh của Trung Quốc và cách chúng liên quan đến lịch sử y học toàn cầu trong thời kỳ tiền cận đại.

Tiếp tục vấn đề thứ hai trong số này: Kinh điển Phật giáo không cung cấp bằng chứng rõ ràng về một truyền thống chữa bệnh thống nhất đã được du nhập từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Đúng hơn, do nguồn gốc và quyền tác giả đa dạng, những nguồn này mang đến cho chúng ta một bản giao hưởng của những tiếng nói chồng chéo và đôi khi trái ngược nhau từ nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau – thường được xếp chồng lên nhau trong cùng một văn bản. Tuy nhiên, sau khi điều tra, những tác phẩm này thường thể hiện những điểm tương đồng hấp dẫn với các chuyên luận y học từ Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á, Tây Tạng và Đông Nam Á. Đôi khi chúng thu hẹp khoảng cách giữa các văn bản cổ của Ấn Độ và các truyền thống sống động ở những nơi khác ở châu Á. Chúng cũng thường trình bày cho chúng ta những công thức đặc biệt về kiến thức y học Ấn Độ chưa được chứng thực ở các nguồn khác. Hãy nhớ rằng các văn bản Phật giáo Trung Quốc thường (mặc dù không phải lúc nào cũng vậy) chứa siêu dữ liệu đáng tin cậy về nguồn gốc và quyền tác giả, chúng cũng có thể bắt đầu lấp đầy những lỗ hổng đáng kể trong hiểu biết của chúng ta về sự lan rộng và phát triển của tư tưởng và thực hành y học trên khắp khu vực trong thiên niên kỷ đầu tiên. Thật vậy, không quá lời khi nói rằng kho tài liệu này cung cấp một trong những nguồn bằng chứng văn bản phong phú nhất về giao tiếp xuyên khu vực và tiếp nhận các tư tưởng y học trong thiên niên kỷ thứ nhất SCN ở Châu Á có sẵn ở bất cứ đâu.

Bên cạnh tầm quan trọng của chúng đối với lịch sử xuyên văn hóa hoặc toàn cầu, những nguồn tài liệu này còn rất quan trọng để hiểu lịch sử y học ở Trung Quốc thời trung cổ. Các học giả đã khám phá vị trí của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo Trung Quốc đã cho thấy những nguồn này chứa đựng bằng chứng quan trọng về bản chất đa nguyên và phức tạp về mặt xã hội của việc chữa bệnh trong thời kỳ trung cổ.  Rõ ràng là việc chữa bệnh bắt nguồn từ Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc thời trung cổ – trong một số bối cảnh nhất định đã tích hợp hoặc thậm chí làm lu mờ hoàn toàn truyền thống y học cổ điển. Được vận dụng bởi các nhà sư-chữa bệnh Phật giáo, thường là người nước ngoài đến từ Ấn Độ hoặc các vùng khác của châu Á, hoặc là các học trò của họ, các tư tưởng và thực hành y học của Ấn Độ được thể hiện như những giải pháp kỳ lạ và mới lạ cho những vấn đề quen thuộc trong việc phòng và trị bệnh.

Đến thế kỷ thứ 6 – 7, y học Phật giáo dưới hình thức này hay hình thức khác đã được các gia đình quý tộc bảo trợ, trở thành mốt trong giới thượng lưu và được phổ biến khắp mọi tầng lớp trong xã hội thời trung cổ. Tuy nhiên, có thể đoán trước được, do có nguồn gốc từ nước ngoài, y học Phật giáo cuối cùng đã trở thành mục tiêu bị chỉ trích ngày càng nhiều khi môi trường trí thức dần bài ngoại và cổ điển hơn vào cuối triều đại nhà Đường. Nhiều đóng góp công khai thuộc về nước ngoài của Phật giáo đã bị bỏ qua khi giáo dục y học được triều đình nhà Tống tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, một số khía cạnh nhất định vào thời điểm đó đã được thuần hóa thông qua quá trình chuyển dịch và tích hợp văn hóa vẫn tiếp tục là một phần cấu trúc của văn hóa dưỡng sinh Trung Quốc.

​ Tất cả những điều trên cho thấy rằng, mặc dù thực tế là về lâu dài y học Phật giáo gần như không có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử y học Trung Quốc như các mô hình y học cổ điển, nhưng các tư tưởng và thực hành của y học Phật giáo đáng được quan tâm nhiều hơn những gì chúng đã nhận được cho đến nay. Ghi chú nghiên cứu ngắn gọn này nhằm giới thiệu đến các nhà sử học về y học Trung Quốc một kho văn bản dễ tiếp cận, có thể được sử dụng để bắ đầu điền vào “mắt xích còn thiếu” này. Ghi chú nghiên cứu nàu cung cấp một cuộc khảo sát các văn bản liên quan đến nhiều khía cạnh của y học và chữa bệnh được tìm thấy trong các phần tiếng Trung thời Trung cổ của Đại tạng Kinh. Được biên soạn vào đầu thế kỷ 20 ở Nhật Bản, bộ sưu tập 100 tập này bao gồm một mẫu văn bản lịch sử đa dạng và toàn diện từ khắp Đông Á. Đây là bộ sưu tập Phật giáo đồ sộ vô cùng nổi tiếng và thường được các học giả Nghiên cứu Phật giáo Đông Á trích dẫn nhất, và hiện nay có thêm lợi thế là được số hóa hoàn toàn và có thể tìm kiếm bằng từ khóa.

Phần đánh giá của tôi dưới đây về các tài liệu liên quan trong bộ sưu tập này tập trung vào toàn bộ văn bản hoặc các chương trong đó được soạn hoặc dịch ở Trung Quốc thời trung cổ và chỉ bao gồm những phần chủ yếu dành riêng cho các tư tưởng và thực hành liên quan đến bệnh tật, chữa bệnh, người chữa bệnh, điều dưỡng, và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Mẫu rất rộng nhưng không có nghĩa là đầy đủ, vì có nhiều phần mà những chủ đề như vậy được đề cập ngắn gọn hoặc ám chỉ mà tôi chưa đưa vào phần đánh giá bên dưới. Tôi cũng chưa đề cập đến các bộ sưu tập về những nguồn được tiếp nhận khác ngoài Đại tạng Kinh. Ngoài ra, phần đánh giá tổng quan này không bao gồm nhiều văn bản có liên quan khác tồn tại ở dạng bản thảo (chẳng hạn như được tìm thấy tại các thư viện đền thờ ở Đôn Hoàng, Thổ Lỗ Phồn (Turfan) và Nhật Bản), thuộc về các bối cảnh văn hóa và thể chế khác với các tuyển tập kinh điển có thẩm quyền, và do đó cung cấp những quan điểm thuận lợi khác nhau về việc truyền bá kiến thức y học trong cộng đồng Phật giáo địa phương. (Một phần nhỏ của những bản thảo như vậy được tìm thấy đã được đưa vào Đại tạng Kinh, và những điều này sẽ được đề cập dưới đây). Các nội dung y học của những văn bản như vậy chưa được các học giả nói tiếng Anh phân tích sâu, mặc dù chúng đã được nghiên cứu một cách có hệ thống bằng tiếng Trung Quốc và ở mức độ thấp hơn bằng tiếng Pháp.

Bất chấp những hạn chế này và những hạn chế khác, bản phác thảo chủ đề ngắn gọn dưới đây nhằm mục đích tiết lộ tính không đồng nhất và tính lan tỏa của các bài giảng đạo Phật giáo Trung Quốc về y học, cũng như một số chủ đề chính của tài liệu nguồn. Tôi hy vọng nó sẽ hữu ích như một hướng dẫn hoặc điểm khởi đầu cho các nhà sử học về y học Đông Á, những người có thể quan tâm đến việc khám phá những điều mà các nguồn này cung cấp.

Học thuyết căn bản

Phần trình bày có ảnh hưởng nhất của quan điểm triết học Phật giáo Đại thừa về sức khỏe và bệnh tật trong kho tài liệu Đông Á có lẽ là chương có tựa đề “Văn Thù Bồ Tát Thăm Bệnh” trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (Vimalakīrtinirdeśa Sūtra). Chương này mô tả cuộc đối thoại giữa Bồ Tát Văn Thù và ngài Duy Ma Cật về bản chất trống rỗng và huyễn hoặc của cơ thể vật lý và các bệnh tật của nó.

Những đoạn kinh văn này được trích dẫn rộng rãi trong các tác phẩm lịch sử và đương đại của Phật giáo Trung Quốc về bản chất huyễn hoặc của bệnh tật, và sức mạnh của tâm giác ngộ để nhìn thấu đau khổ thể xác. Một quan điểm tương tự được tìm thấy trong một chương trong Kinh Niết Bàn (Đại Niết Bàn Kinh), liên quan đến bệnh tật của chính Đức Phật, mà Ngài, cũng như Duy Ma Cật, đã có chủ đích ‘hiển lộ’ vì lợi ích của việc dạy người khác giáo lý Đại Thừa.

Trong khi Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh và Đại Niết Bàn Kinh tập trung vào kết nối sức khỏe và bệnh tật với các chủ đề lớn hơn trong triết học Phật giáo thay vì giải thích học thuyết y học, tiếp theo là chủ đề chính của một chương thường được trích dẫn trong Kim Quang Minh Kinh. Chương này, còn tồn tại trong hai bản dịch tiếng Trung khác nhau được hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 8, kể lại cuộc trò chuyện của một y sư đầy tham vọng với người cha thông thái của mình, trong đó các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng y học Ấn Độ – chẳng hạn như Tứ đại (mahabhuta), cái gọi là các thể dịch trong cơ thể (ba dosha), các loại vị dùng trong trị liệu (rasa), và mối liên hệ giữa các mùa với bệnh tật – đều được giải thích. Những lời khuyên thực tế hơn về sức khỏe nhằm vào từng tạng người được đề cập đến trong Phật Thuyết Phật y Kinh vào thế kỷ thứ 3. Bản kinh văn này, bề ngoài là một phân đoạn của một bản kinh dài hơn hiện đã bị thất lạc, trình bày các hướng dẫn về một chế độ ăn uống lành mạnh và nhấn mạnh sự điều độ, các kiềm chế và linh hoạt theo mùa. Vệ sinh cá nhân là chủ đề của Ôn Thất Tiển Dục Chúng Tăng Kinh từ thế kỷ thứ 3 đến đầu thế kỷ thứ 4, giải thích các thủ tục cũng như lợi ích sức khỏe của việc tắm rửa, và liệt kê các bệnh cụ thể có thể được tiêu trừ.

Một loạt các văn bản có thể được gọi chung là ‘tường thuật về phôi thai học’ thảo luận về sự thụ thai, sự phát triển của bào thai và quá trình sinh nở. Có niên đại từ thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 đến thế kỷ thứ 8, những văn bản này quan tâm nhất đến việc truyền cảm hứng về sự bất tịnh của tái sinh, nhưng chúng chứa rất nhiều thông tin giải phẫu và sinh lý. Những văn bản này mô tả các bước trong quá trình phát triển của phôi thai theo tuần và nhấn mạnh ảnh hưởng của nghiệp đối với sự hình thành cơ thể thai nhi. Một số văn bản khác có độ dài và ý nghĩa khác nhau đề cập đến một loạt các học thuyết y học, nhưng không nhất thiết chỉ tập trung vào y học. Ví dụ, Du Già Sư Địa Luận (Yogacara-bhumi) kết hợp rất nhiều kiến ​​thức y học khi giải thích các mối liên hệ giữa cơ thể và ý thức.

Một đoạn dài trong một bản dịch đã hoàn tất của Kinh Hoa Nghiêm, trình bày chi tiết các học thuyết về tứ đại nguyên tố, phân loại bệnh tật và các nguyên tắc y học cơ bản khác. Nhiều văn bản khác cũng bao gồm các cuộc thảo luận về lý thuyết sinh lý, và thiền định về các bộ phận và quá trình của cơ thể.

Các vị thần chữa bệnh

Phật Dược Sư chắc chắn là vị thần Phật giáo có vị trí cao nhất liên quan đến việc chữa bệnh. Kinh văn được biết đến phổ biến với cái tên Dược Sư Kinh, hiện còn bốn bản dịch bằng tiếng Trung và được tôn sùng rộng rãi trong Phật giáo Đông Á, do đó chắc chắn được xếp vào hàng những kinh điển phù hợp nhất cho việc nghiên cứu y học Phật giáo. Ba phiên bản đầu của kinh được dịch từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7 giới thiệu về tiền kiếp của Đức Phật Dược Sư và phác thảo những nghi lễ mà người ta có thể thực hiện để cầu khẩn Ngài. Những nghi lễ chữa bệnh này bao gồm các câu thần chú, thờ cúng các hình ảnh của Đức Phật, và tôn kính chính bản kinh.

Bản dịch tiếng Trung cuối cùng của Dược Sư Lưu Ly Quang Bổn Nguyện Kinh, cũng tương tự nhưng giới thiệu Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai (Bhaishajya guru) đứng đầu trong 7 vị Phật Dược Sư, mỗi vị chịu trách nhiệm một khía cạnh chữa bệnh khác nhau. Các kinh văn khác dành cho Phật Dược Sư phác thảo các thực hành nghi lễ khác liên quan đến Ngài. Xây dựng dựa trên các đoạn trong các kinh điển nói trên, các văn bản nghi lễ này bao gồm các câu thần chú bổ sung khác nhau, cũng như các hướng dẫn để thiết lập không gian nghi lễ, xây dựng các mạn đà la, sắ đặt nến, thực hiện các lễ cúng, đọc tụng kinh văn, sử dụng các cử chỉ nghi lễ (ví dụ như thủ ấn), và thiết lập kết giới của nghi lễ như một kênh dẫn các năng lực chữa bệnh của Đức Phật.

Một loạt các vị thần khác liên quan đến việc chữa bệnh được trình bày trong các văn bản khác. Bồ tát Dược Vương có chương riêng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, được xếp vào hàng những bộ kinh Phật có ảnh hưởng nhất ở Đông Á. Chương này không tập trung vào khả năng chữa bệnh của Bồ tát, mà đề cao những hành động tự thiêu và hy sinh bản thân của ngài trong các kiếp trước. Vị Bồ tát này, cùng với em trai của Ngài, Vô Thượng Bồ Tát, là trọng tâm của kinh Phật Thuyết Kinh Quán Dược Vương – Dược Thượng Nhị Bồ Tát, dạy một số câu thần chú và quán tưởng thiền định có thể được sử dụng để chữa lành bệnh tật và tiêu trừ những điều bất hạnh khác.

Các vị bồ tát khác được ca tụng rộng rãi vì khả năng can thiệp trong các trường hợp bệnh tật là Quan Âm hay Quan Thế Âm (Avalokitesvara) và Phổ Hiền (Samantabhadra). Các nghi thức giúp kéo dài tuổi thọ và chữa bệnh được trình bày chi tiết trong một số văn bản trong phần kinh điển bí truyền của Đại Tạng Kinh. Một số nghi lễ bí truyền được thảo luận trong phần tiếp theo về khẩn cầu các vị tiểu thần có khả năng chữa bệnh.

Chữa bệnh kiểu bí truyền

Mặc dù có một số trùng lặp với phần trước, nhưng phần này tập trung vào các văn bản chữa bệnh theo nghi lễ bí truyền hoặc tantra, trở nên cực kỳ thịnh hành vào thế kỷ thứ 7. Chữa bệnh thường xuyên được trình bày như một trong những lợi ích chính của việc thực hành nghi lễ bí truyền nói chung, và từ một khía cạnh nào đó, danh sách các nghi lễ tốt cho sức khỏe của một người có thể bao gồm hầu như toàn bộ các nghi lễ bí truyền hợp pháp. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào những văn bản thừa hưởng lợi ích tốt nhất cho sức khỏe liên quan tới các chủ đề của bài khảo sát này hoặc có liên quan đáng kể và rõ ràng đến các chủ đề như vậy. Chúng vẫn tồn tại với tư cách là các nghi lễ độc lập và các phần của các tuyển tập lớn hơn được biên soạn trong thời kỳ trung cổ.

Một đặc điểm chính của phương pháp chữa bệnh bí truyền của Phật giáo là sử dụng dharani (thần chú hay chú), những câu chú tập trung sức mạnh của các vị thần Phật giáo và kinh văn thành các chuỗi từ hoặc âm tiết ngắn. Cùng với dharani, việc ứng dụng thực hành kinh văn Phật giáo Trung Quốc thời Trung cổ đã sử dụng nhiều trong chữa bệnh. Những câu chú này được dạy bởi các vị Phật, bồ tát, chư thiên (tiểu thần) như Brahma, hoặc những nhân vật ngoài lề hơn như ma quỷ và phù thủy, và thường cũng bao gồm hướng dẫn về số lần lặp lại câu chú đối với các hành động nghi lễ đi kèm với nó. Chữa bệnh bằng thần chú có thể là thuốc chữa bách bệnh chữa khỏi “tất cả các bệnh” (hoặc nói một cách thông tục hơn là “404 loại bệnh”) hoặc chúng có thể nhằm mục đích tiêu giảm bớt nghiệp chướng. Từ bệnh sốt rét đến sự quấy nhiễu từ thế lực âm, bệnh ở trẻ em, bệnh theo mùa, hôi nách và một số bệnh thường gặp thời trung cổ cũng được quan tâm.

Điểm cốt lõi của phương pháp chữa bệnh bí truyền của Phật giáo liên quan đến việc sử dụng các vật dụng làm bùa chú. Những loại bùa kiểu Trung Quốc được gọi là ‘chú ấn’ (zhouyin) được làm để xua đuổi bệnh tật và các ảnh hưởng xấu khác. Thần chú được viết ra, tên của các vị thần, các đoạn kinh văn, hoặc các từ ngữ có sức mạnh kỳ diệu khác thường được dùng hoặc đặt trên cơ thể để thanh lọc hoặc bảo vệ.

Các đồ vật bùa chú khác có hiệu quả tiêu tai giải hạn bao gồm các biểu tượng hoặc hình ảnh khác (ở dạng hai hoặc ba chiều), cũng như các vật liệu được hiến cúng theo nghi thức như nước, dầu, roi và dây. Các cử chỉ nghi lễ với bàn tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể được quy định để chữa bệnh và bảo vệ. Một số văn bản dường như ủng hộ việc xông hơi hoặc tắm bằng cây thuốc và các chất khác chủ yếu dựa trên sức mạnh ma thuật của chúng hoặc mối liên hệ của chúng với các vị thần, chứ không dựa trên tác động của chúng về mặt sinh lý học. Một lĩnh vực cuối cùng của thực hành chữa bệnh bí truyền liên quan đến việc sử dụng linh hồn cho các mục đích chẩn đoán và điều trị, đây là một loại thực hành đã trở nên phổ biến vào cuối thời kỳ trung cổ.

Các phương pháp thiền chữa bệnh

Phần 2 ở trên bao gồm một số văn bản thiền mô tả những hình dung gợi lên khả năng chữa bệnh của chư Phật và Bồ tát. Ngoài ra, Đại Tạng Kinh cũng bao gồm một số ít các kinh văn trình bày chi tiết các phương pháp thiền cụ thể để chữa các bệnh cụ thể – đặc biệt là đối với các chứng bệnh mắc phải thông qua việc thực hành thiền. Một trong những kinh văn như vậy là “Các Phương Pháp Bí Mật Cần Thiết Để Chữa Bệnh Thiền Định” (Trị Thiền Bệnh Mật Dược Pháp), trình bày một loạt các quán tưởng để chữa các bệnh do kỹ thuật thiền không đúng. Chúng bao gồm sự mất cân bằng của Tứ đại và một loạt các tình trạng thể chất khác, bên cạnh những rối loạn và mất tập trung về tinh thần. Một bộ thực hành khác được trình bày trong ba luận thuyết về thiền định của Đại sư Trí Khải (người sáng lập tông phái Thiên Thai – ND). Cả ba đều bao gồm các phần quan trọng về chữa bệnh, bao gồm giới thiệu phương pháp thiền và thở của Ấn Độ và Trung Quốc để loại bỏ các triệu chứng cụ thể. Ngoài ra, một số văn bản cũng ủng hộ việc quán chiếu các đức tính của Đức Phật như “Những Yếu tố Thức tỉnh – Thất Bảo” (sapta-bodhyanga) nhờ khả năng chữa bệnh của chúng.

Dấu tích của các vị y sư

Ngoài các kinh văn giới thiệu các vị phật và Bồ tát chính trong chữa bệnh đã được đề cập ở trên, các bài viết của Phật tử cũng cung cấp các đại diện lý tưởng hóa của một loạt các y sư bao gồm nhân loại và bán nhân loại. Một trong những người đó là Jalavahana (thực ra là một kiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni), người đã học y thuật từ cha mình và trở thành một y sư nổi tiếng trong chương nói về bệnh tật trong Kim Quang Minh Kinh.

Tuy nhiên, có lẽ vị y sư-cư sĩ quan trọng nhất trong truyền thống Phật giáo là Jivaka Kumarabhrta. Thường được gọi là ‘Vua thầy thuốc’ (Y Vương) trong các nguồn của Trung Quốc, Jivaka được cho là một tín đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi sinh ra đã có định mệnh đạt được khả năng chẩn đoán và điều trị phi thường. Tiểu sử của ông còn tồn tại trong một số tác phẩm của Trung Quốc, một số đã trải qua sửa đổi đáng kể để phù hợp với các khuôn mẫu văn học và kỳ vọng văn hóa Trung Quốc.

Đại Tạng Kinh cũng chứa một số tuyển tập tiểu sử Trung Quốc thời trung cổ của các thành viên lỗi lạc của Tăng đoàn – những người nổi tiếng với khả năng chữa bệnh của họ. Bằng cách giới thiệu các nhà sư như những người dẫn đường cho các lực lượng chuyển hóa mạnh mẽ, những câu chuyện như vậy đã thể hiện sự vượt trội của Tăng đoàn đối với các tu sĩ Đạo giáo, thầy lang và thầy thuốc. Những câu chuyện liên quan đến sự can thiệp của các nhà sư hoặc bởi các vị thần Phật giáo để chữa bệnh cho các tín đồ cũng là một phần chính của các tuyển tập ‘truyện dị thường’ (Tiểu Thuyết Chí Quái) và các câu chuyện ma thuật khác, cho thấy rằng khả năng chữa bệnh của Phật giáo đóng một vai trò lớn trong việc phổ biến tôn giáo ở Trung Quốc tới tất cả các tầng lớp trong xã hội. Những câu chuyện như vậy cũng có thể liên quan đến bất kỳ vị thần Phật giáo nào, bao gồm Phật Dược Sư, Phật Di Đà, và các vị bồ tát khác, cũng như một loạt các vị thần, chư thiên, linh hồn và các thành viên của tăng đoàn; tuy nhiên, sự hiện diện phổ biến nhất là Phật Bà Quan Âm.

Chăm sóc trong tu viện

Đại Tạng Kinh lưu giữ rất nhiều thông tin lịch sử có liên quan dành cho các nhà sử học muốn phục dựng các hoạt động về y học, điều dưỡng và vệ sinh thực hành của Tăng đoàn. Những nguồn quan trọng nhất về các chủ đề này là các văn bản về kỷ luật tu viện. Có năm Luật tạng Ấn Độ còn tồn tại trong bản dịch tiếng Trung: Hóa Địa Bộ – Sa Di Tắc (Mahishasaka), Đại Chúng Bộ – Ma Ha Tăng Kỳ (Mahasamghika), Pháp Tạng Bộ – Đàm Vô Đức (Dharmaguptaka), Thập Tụng Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), và Hữu Bộ Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ (Mulasarvastivada), mỗi bộ bao gồm một phần về ‘các quy tắc về thuốc’ trình bày chi tiết các quy trình thu hái, bảo quản và sử dụng dược liệu, và liệt kê các quy trình xử lý bệnh tật được phép và bị cấm cho các cộng đồng tu viện khác nhau ở Ấn Độ. Tất cả những Luật tạng này chứa các tài liệu bổ sung về điều dưỡng, chăm sóc cuối đời và những quy định khác liên quan đến các nhà sư bị bệnh, được phân phối khắp các phần còn lại của văn bản. Mặc dù Luật tạng Pali không còn tồn tại bằng tiếng Trung, nhưng các bản luận bàn về nó chứa đựng một số tài liệu y học được phân tán khắp cả văn bản. Dựa vào kiến ​​thức của nhờ nghiên cứu Luật tạng và sự mặc khải thiêng liêng, nhà cải cách tu viện Daoxuan đã trình bày một hình ảnh lý tưởng về các thực hành sức khỏe của một tu viện Ấn Độ trong “Kinh văn tái hiện lại viễn cảnh Tu viện Jetavana của Sravasti ở miền Trung Ấn Độ” (Zhong Tianzhu Sheweiguo Qihuansi Tujing). Một phần của văn bản này phác thảo các cơ sở y tế, vệ sinh và nhà tế bần của tu viện tưởng tượng theo các thuật ngữ viển vông.

Một báo cáo đáng tin cậy hơn về các thực hành y tế và vệ sinh của tu viện Ấn Độ được viết bởi nhà hành hương người Trung Quốc tên là Nghĩa Tịnh (Yijing), người đã dành nhiều thời gian ở nước ngoài và học tập tại trung tâm tu viện Nalanda của Ấn Độ. Bản dịch các văn bản kỷ luật của tu viện Ấn Độ và các bản tường thuật về các tu viện Ấn Độ (dù nhìn từ xa hay bằng cách khác) không chắc là bằng chứng đáng tin cậy về các thực hành thực tế của Tăng đoàn ở Trung Quốc. Để có bức tranh chính xác hơn về lối sinh hoạt của các tu viện trong nước, sẽ hữu ích hơn nếu tham khảo các quy tắc kỷ luật do Tăng đoàn Trung Quốc đề ra. Ví dụ sớm nhất có liên quan đến vấn đề này là “Bản luận bàn về Thực hành Tu viện từ Luật tạng Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka)”, cũng do Daoxuan biên soạn năm 626-630. Văn bản này có một chương trình bày các hướng dẫn về thực hành điều dưỡng trong tăng đoàn, mặc dù tiêu đề của văn bản là tổng hợp một số trích dẫn từ khắp các Luật tạng của Ấn Độ cũng như các tài liệu liên quan khác. Các văn bản trong nước khác có các quy tắc bổ sung liên quan đến vệ sinh, điều dưỡng và thuốc men.

Ẩn dụ và ngụ ngôn

Khi các kinh văn Phật giáo nói rằng Đức Phật là ‘Thầy thuốc vĩ đại’ hay Pháp (Dharma) là ‘Thuốc chữa bệnh tuyệt diệu’, những câu nói ẩn dụ như vậy thường được hiểu theo nghĩa đen. Như đã đề cập ở trên, các loại vị thần của thường xuyên được viện dẫn cho khả năng chữa bệnh của họ và các kinh văn Phật giáo (trong hình thức câu chú hoặc tôn thờ chính cuốn kinh văn) thường xuyên được sử dụng như tác nhân chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các ẩn dụ và ngụ ngôn để kết nối các tư tưởng Phật giáo với y học cũng là một phương pháp để truyền bá rộng rãi Phật giáo. Có quá nhiều ví dụ về việc sử dụng các ẩn dụ và ngụ ngôn trong y học để trích dẫn một cách thỏa đáng ở đây. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất từ ​​kinh Phật là một đoạn trong Niết Bàn Kinh, so sánh Đức Phật với một vị thầy thuốc toàn tri, và việc Ngài sử dụng những phương tiện thiết thực để giảng dạy Pháp cho sự nhạy bén của người thầy thuốc trong việc điều trị thuốc men. Cũng đáng chú ý là cuối thế kỷ thứ 10, Phật Thuyết Y Dụ Kinh, một kinh văn ngắn hoàn toàn dành để tạo mối liên hệ giữa logic của Tứ diệu đế và sự hiểu biết của một người thầy thuốc giỏi về các loại bệnh cụ thể, nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách loại trừ chúng. Một so sánh khác thường xuất hiện là so sánh giữa khả năng của thầy thuốc trong việc loại bỏ ba dosha (tức sự mất cân bằng của ba thể dịch Gió, Mật và Đờm) với khả năng của Phật là diệt trừ ba nỗi khổ của thế gian là tham, sân si và ảo tưởng.

Các công trình tham khảo

Ngoài các bộ kinh văn đã được đề cập ở trên, ít nhất vẫn còn ba tác phẩm tham khảo còn tồn tại từ thời trung cổ cùng trích dẫn các đoạn Kinh văn liên quan đến việc chữa bệnh từ khắp các tài liệu Phật giáo kinh điển. Những tác phẩm này không toàn diện, nhưng chúng cung cấp cho chúng ta dấu hiệu về quan điểm của các tác giả về những tác phẩm Phật giáo có liên quan tới sức khỏe, bệnh tật và liệu pháp chữa trị. Hai cuốn bách khoa toàn thư của Daoshi (? – 683) bao gồm các chương rất giống nhau có tên “Về nỗi khổ của bệnh tật” giới thiệu một loạt các tài liệu từ các học thuyết y học cơ bản đến các quy tắc kỷ luật, các phần của các bộ kinh lớn và nhỏ, và các câu chuyện thần kỳ. Bên cạnh những bách khoa toàn thư này, một bảng chú giải đầu thế kỷ thứ 11 chứa một phần ngắn về điều dưỡng có vẻ dựa trên các tác phẩm của Daoshi, mặc dù có giới thiệu một vài nguồn bổ sung. Ngoài việc bao gồm hầu hết các các chủ đề y học được đề cập trong bài báo này, các nguồn này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc tế bần trong cộng đồng tu viện.

Những bản kinh văn được phục hồi

Như đã đề cập ở trên, một số cửa ngõ thú vị nhất để tiếp cận việc thực hành chữa bệnh của Phật giáo Trung Quốc là những bản kinh văn được tìm thấy từ những nơi như hang động Mogao ở Đôn Hoàng. Mặc dù chắc chắn không phải tất cả các bản kinh văn ở Đôn Hoàng liên quan đến việc chữa bệnh đều được đưa vào Đại Tạng Kinh. Nhưng chúng cho chúng ta một cái nhìn chưa từng có về việc chữa bệnh của Phật giáo “một cách sống động” trong một thời gian và địa điểm cụ thể, và do đó rất hữu ích khi xem xét một cách độc lập hoặc theo cả 1 bộ kinh văn. Một số kinh văn này là sự chắt lọc hoặc bình luận về nội dung y học trong các kinh điển nổi tiếng. Những bản khác khác trình bày một loạt các thực hành chữa bệnh kết hợp các yếu tố từ y học cổ điển, Đạo giáo, các truyền thống tôn giáo và y tế phổ biến khác, và các kiến thức địa phương. Gần đây, các bản kinh văn ở Đôn Hoàng liên quan đến y học đã bắt đầu nhận được sự chú ý từ các học giả, mặc dù giống như hầu hết các văn bản được giới thiệu trong bài báo này – chúng vẫn là một bộ sưu tập nguồn tài liệu phong phú cho nghiên cứu học thuật.

Sophia Ngo dịch

Nguồn:

Pierce Salguero, 2018, “A Missing Link in the History of Chinese Medicine: A Research Note on the Medical Contents in the Chinese Buddhist Taishō Tripiṭaka,” East Asian Science, Medicine, and Technology 47: 93–119

Trà đạo vô ngôn thấu suốt lẽ nhàn

“Vi kỳ nhàn đắc địa” – Nguyễn Sưởng Thế cục cuộc đời tựa hồ bàn cờ mà trong đó mọi quyết định và diễn biến đều là các nước đi của chính ta và tha nhân. Cuộc đời không bày sẵn trận để đưa ta vào thế khó, thoạt tiên, cuộc đời chúng ta là một khoảng trống mênh mông. Nhất niệm – bước đi đầu tiên, khi ta khai trận, đã đưa đẩy chúng ta đến với thế cục mà ta phải đối mặt,

BARDO THÖDOL – KINH VĂN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Viết bởi Matt Stefon Matt Stefon là nhà biên tập về chủ đề tôn giáo cho trang Bách khoa toàn thư Britannica. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Anh học và Mỹ học tại trường đại học bang Pennsylvania và tốt nghiệp thạc sỹ khoa học xã hội ngành tôn giáo và văn học và thạc sỹ nghiên cứu Thần học về triết học, thần học và đạo đức (có đối chiếu vấn đề đạo đức trong tôn giáo) tại đại học Boston, tại đây

Đọc “Thiền uyển tập anh” để nhớ về thịnh thế của Phật giáo trên cõi Việt

Hôm nay, tôi đi trên đường và bắt gặp Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc. Một chiếc xe khách to, rú còi ầm ĩ, phóng vun vút tranh làn đường của người dân, trên xe chở nhiều ông sư với cái đầu trọc lốc. Chiếc xe đi theo hướng những anh cảnh sát giao thông đứng dẹp đường, dẫn về phía Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, nơi Đại hội diễn ra. Tôi bật cười, thầm nghĩ: “Sư bây giờ cũng vội
le-nam

Lê Nam

23/11/2017

Hệ thống các vị Phật, bồ tát và thần, quỷ trong Phật giáo

I – Giáo đoàn của Thích Ca Mâu Ni và các hệ thống kinh điển Những chứng tích về Thích Ca Mâu Ni Đức Phật Cồ Đàm (Siddhattha Gotama) hay Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) là cái tên đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt và chúng ta được nghe kể rất nhiều về cuộc đời của ông qua các truyền thuyết Phật giáo được lưu lại trong văn bản kinh sách, thế nhưng, nếu tiếp cận cuộc đời của ông dưới góc

Đọc “Siddhartha” của Herman Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý

Siddhartha gặp Đức Cồ Đàm và được nghe về Tứ diệu đế và Bát chính đạo, nhưng chàng không dừng ở đó, chàng không gia nhập giáo đoàn của Đức Cồ Đàm như người bạn thân từ thủa thiếu thời Giovinda của chàng. Vẫn còn điều gì đó thôi thúc bên trong chàng: đi theo Đức Cồ Đàm để diệt khổ sẽ không mang lại bình yên trong tâm trí của chàng. Đức Cồ Đàm lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng Siddhartha chẳng để
le-nam

Lê Nam

15/09/2017