Home Đọc BARDO THÖDOL – KINH VĂN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

BARDO THÖDOL – KINH VĂN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Viết bởi Matt Stefon

Matt Stefon là nhà biên tập về chủ đề tôn giáo cho trang Bách khoa toàn thư Britannica. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Anh học và Mỹ học tại trường đại học bang Pennsylvania và tốt nghiệp thạc sỹ khoa học xã hội ngành tôn giáo và văn học và thạc sỹ nghiên cứu Thần học về triết học, thần học và đạo đức (có đối chiếu vấn đề đạo đức trong tôn giáo) tại đại học Boston, tại đây ông cũng hoàn thành luận án theo chương trình nghiên cứu bậc tiến sỹ về thần học đối chiếu và lịch sử tôn giáo Mỹ. Là người bản xứ vùng Đông Bắc, Stefon sinh trưởng tại Pennsylvania và được học tập tại đây và Massachusetts, và đó cũng là nơi ông dạy Tiếng Anh và triết học ở đại học và vận hành một trung tâm về viết lách.

Ông rất quan tâm đến các lĩnh vực văn học và phong tục tập quán của những vùng mỏ Anthracite (vùng mỏ than phía Bắc Pennsylvania) và vùng đông Bắc Hoa Kỳ (bao gồm các tiểu bang Maine, New Hamsphire, Vermort, Massachusetts, Rhode Island và Connecticut). Xu hướng “học thuật” hơn mà ông theo đuổi bao gồm các đề tài về thuyết siêu nghiệm Mỹ, Khổng giáo và Tống Nho[i], Đạo Lão, triết học và thần học quá trình, sự chuyển dịch tôn giáo châu Á tại Mỹ, và sự giao thoa giữa tôn giáo với văn học và những môn nghệ thuật khác.

Bardo Thödol, (Tây Tạng: “Sự giải thoát ở cõi trung giới bằng việc nghe kinh cầu”), cũng có tên gọi khác là Tử Thư Tây Tạng, trong Phật giáo Tây Tạng, là kinh văn trong đám tang được tụng niệm để xoa dịu, làm thanh thản tâm thức của người vừa qua đời, thân thể bắt đầu tan rã, hỗ trợ nó tới cõi giới tái sinh tốt đẹp.

Giáo lý trọng tâm của tất cả các trường phái Phật giáo đó là sự gắn kết và sự khao khát những thứ thuộc về thế giới vật chất sẽ dấy lên sự khổ đau và bứt rứt không yên (dukkha), điều đó gây ảnh hưởng lên những hành động mà sẽ cộng dồn hiệu ứng, ảnh hưởng lại, hay karma – nghiệp, buộc những cá nhân vào luân hồi (samsara). Những người đã đạt được giác ngộ (bodhi) bằng cách hiểu được quy luật này đã tu tập để được giải thoát khỏi luân hồi, đạt được tự do (moksha). Những người vẫn chưa giác ngộ sẽ bị nghiệp (karma) kéo đi , bất kể tốt hay xấu vào cuộc đời mới ở một trong sáu cõi giới sinh tồn: ví dụ như bị đẩy xuống địa ngục (chịu đựng những tra tấn dã man); hoặc hồn ma vất vưởng (bởi những ham muốn không được thỏa mãn), thành con vật (do bị chi phối bởi bản năng), á thần (bởi tham vọng quyền lực), con người (bởi sự cân bằng giữa bản năng và lý chí), hoặc một vị thần (bị “giam cầm” trong cuộc đời kéo dài của họ với niềm tin là mình bất tử).

Phật giáo Kim Cương thừa Vajrayana (một dòng của Mật Tông) đã du nhập vào Trung Á và đặc biệt là vùng Tây Tạng, và phát triển khái niệm về bardos, cõi trung giới hoặc những trạng thái chuyển đổi ghi nhận cuộc sống của một cá nhân từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi và tái sinh. Giai đoạn giữa lúc chết và tái sinh kéo dài 49 ngày và bao gồm 3 bardos – trạng thái chuyển đổi. Trạng thái đầu tiên là cái chết. Tâm thức của người mới chết trở nên ý thức và chấp nhận sự thật rằng nó vừa mới chết, và nó sẽ lắng đọng lại kiếp sống đã qua. Trong trạng thái thứ hai, nó chạm trán với những ma quỷ đáng sợ. Nếu không có sự hiểu biết rằng những ma quỷ đó không có thật, ý thức sẽ trở nên bối rối, và phụ thuộc vào nghiệp của nó, có thể bị kéo vào một sự tái sinh ngăn cản sự giải thoát. Trạng thái thứ ba là sự đầu thai vào một cơ thể mới.

Trong khi ở trạng thái giữa sống và chết, ý thức của cơ thể đang tan rã có thể vẫn hiểu được những từ ngữ và những lời cầu nguyện thay cho mình, do đó có thể giúp ý thức định hướng vượt qua những bối rối và được tái sinh vào cõi giới mới giúp có nhiều cơ hội hơn để đạt tới giác ngộ. Tụng niệm Bardo Thodol, thường được thực hiện bởi một lama (một bậc thầy tôn giáo), bắt đầu ngắn trước khi chết (nếu được) và tiếp tục qua thời gian 49 ngày để tái sinh.

Mặc dù truyền thống cho là Bardo Thödol được đóng góp bởi Padmasambhava – Tantric guru (một người thầy chỉ dẫn tâm linh) của Ấn Độ – người đã giới thiệu Phật giáo vào Tây Tạng ở thế kỷ 7, quyển sách này dường như được biên soạn vào thế kỷ 14. Từ đầu thế kỷ 20, văn bản này đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ Tây phương khác nhiều lần. Bản dịch tiếng Anh đầu tiên được dịch bởi Walter Evans-Wentz (1927), ông đặt tên cho cuốn sách là “Tử thư Tây Tạng” bởi những điểm tương đồng mà ông tuyên bố đã phát hiện ra giữa văn bản này và Tử Thư Ai Cập – ví dụ như những giai đoạn mà ý thức của người chết phải du hành qua trước khi tái sinh.

Dịch: Susan – Biên tập: Lê Duy Nam

Nguồn: Britannica

[i] Tiếng Hán được gọi là Tống Minh lý học, một chủ thuyết tu tâm dưỡng tính ảnh hưởng bởi Khổng giáo và xuất phát từ thời Đường sau đó được Tống, Minh phổ biến.

Đọc “Thiền uyển tập anh” để nhớ về thịnh thế của Phật giáo trên cõi Việt

Hôm nay, tôi đi trên đường và bắt gặp Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc. Một chiếc xe khách to, rú còi ầm ĩ, phóng vun vút tranh làn đường của người dân, trên xe chở nhiều ông sư với cái đầu trọc lốc. Chiếc xe đi theo hướng những anh cảnh sát giao thông đứng dẹp đường, dẫn về phía Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, nơi Đại hội diễn ra. Tôi bật cười, thầm nghĩ: “Sư bây giờ cũng vội
le-nam

Lê Nam

23/11/2017

Tantra và truyền thống tantra của Hindu giáo và Phật giáo

Thuật ngữ tantra và truyền thống tantra của Hindu giáo và Phật giáo đã bị hiểu sai trầm trọng ngay cả tại Ấn Độ và phương Tây. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với truyền thống tantra, từ những hiểu biết mang màu sắc huyền thoại như con đường dẫn tới sự giải thoát cho đến những mối liên hệ tương đối rộng gắn tantra với ma thuật và tình dục phóng đãng. Tương tự như vậy, các truyền thống tantra cũng vô

Đọc “Siddhartha” của Herman Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý

Siddhartha gặp Đức Cồ Đàm và được nghe về Tứ diệu đế và Bát chính đạo, nhưng chàng không dừng ở đó, chàng không gia nhập giáo đoàn của Đức Cồ Đàm như người bạn thân từ thủa thiếu thời Giovinda của chàng. Vẫn còn điều gì đó thôi thúc bên trong chàng: đi theo Đức Cồ Đàm để diệt khổ sẽ không mang lại bình yên trong tâm trí của chàng. Đức Cồ Đàm lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng Siddhartha chẳng để
le-nam

Lê Nam

15/09/2017

Trà đạo vô ngôn thấu suốt lẽ nhàn

“Vi kỳ nhàn đắc địa” – Nguyễn Sưởng Thế cục cuộc đời tựa hồ bàn cờ mà trong đó mọi quyết định và diễn biến đều là các nước đi của chính ta và tha nhân. Cuộc đời không bày sẵn trận để đưa ta vào thế khó, thoạt tiên, cuộc đời chúng ta là một khoảng trống mênh mông. Nhất niệm – bước đi đầu tiên, khi ta khai trận, đã đưa đẩy chúng ta đến với thế cục mà ta phải đối mặt,

Mắt xích còn thiếu trong lịch sử y học Trung Quốc: Một ghi chú nghiên cứu về những nội dung liên quan y học trong Đại Tạng Kinh

Dẫn nhập về Y học Phật giáo Nhiều văn bản đã được tạo ra vào khoảng giữa năm 150 và 1100 SCN đã giới thiệu y học Ấn Độ đến Đông Á. Những điều này về mặt lịch sử đại diện cho một kho kiến thức liên quan đến sức khỏe tương đối rời rạc, không được tích hợp vào y học Trung Quốc và thường bị bỏ qua trong lịch sử y học chính thống của Trung Quốc. Các văn bản Phật giáo không