Home Hiểu Tantra và truyền thống tantra của Hindu giáo và Phật giáo

Tantra và truyền thống tantra của Hindu giáo và Phật giáo

Thuật ngữ tantra và truyền thống tantra của Hindu giáo và Phật giáo đã bị hiểu sai trầm trọng ngay cả tại Ấn Độ và phương Tây. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với truyền thống tantra, từ những hiểu biết mang màu sắc huyền thoại như con đường dẫn tới sự giải thoát cho đến những mối liên hệ tương đối rộng gắn tantra với ma thuật và tình dục phóng đãng. Tương tự như vậy, các truyền thống tantra cũng vô cùng đa dạng, khiến cho việc phát triển một định nghĩa đủ rộng để bao quát các truyền thống tantra khác nhau trở nên khó khăn. Nhiều nỗ lực phân biệt nguồn gốc của các truyền thống tantra đã được thực hiện. Mặc dù có rất ít bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng tồn tại những truyền thống tantra tồn tại trước thế kỷ thứ 5 nhưng đã có những nỗ lực truy ngược lại những truyền thống này trước đó, về thời đại của Đức Phật hoặc các nhà hiền triết Hindu giáo cổ đại, hoặc thậm chí trở lại nền văn minh Thung lũng sống Ấn, và các bằng chứng cho thấy  gần như chắc chắn rằng tantra dưới một kiểu hình riêng biệt lần đầu xuất hiện trong Hindu giáo vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất.

Từ đó, cái nhìn tổng quát về lịch sử các truyền thống tantra đã bắt đầu bằng khảo sát sự phát triển của truyền thống tantra Hindu giáo, từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất cho đến thời kỳ thuộc địa, khi truyền thống tantra ở Nam Á bước vào thời kỳ suy tàn, rồi tiếp đó là thời kỳ phục hưng ở thế kỷ 20. Sự hiện diện mang tính lịch sử của truyền thống tantra Phật giáo đã diễn ra sau vài thế kỷ, trong suốt thế kỷ thứ 7. Truyền thống tantra Phật giáo chịu ảnh hưởng lớn khi mới thành lập bởi các truyền thống Hindu giáo phái thờ Shiva lúc bấy giờ, nhưng cũng dựa trên các nghi thức tế lễ và ma thuật phát triển trong vài thế kỷ, chí ít là từ thế kỷ thứ 5 trong Phật giáo Đại thừa. Sự truyền bá của truyền thống tantra nhanh chóng theo sau sự phát triển của chúng tại Ấn Độ. Chúng được phổ biến đến Nepal, Trung Đông và Đông Nam Á, sau nữa là sang phương Tây. Các truyền thống tantra Hindu giáo và Phật giáo cũng có ảnh hưởng đáng kể đến một số truyền thống tôn giáo khác bao gồm Jain giáo, đạo Sikh, đạo Bön của Tây Tạng, Đạo giáo và cả Shintō của Nhật Bản.

Tantra hay truyền thống tan tra bắt nguồn từ một sự phát triển của Hindu giáo trong thiên niên kỷ đầu tiên. Trong suốt thiên niên kỷ này, Hindu giáo đã trải qua sự biến đổi đáng kể, chuyển từ truyền thống Vệ Đà cổ đại sang truyền thống cổ điển của Hindu giáo. Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng của cả các phong trào sùng tín tantra và Bhakti. Trong khi rút ra từ xu hướng nhất thần thường thấy trong kinh sách Vệ Đà giai đoạn sau, tantra phát triển từ chính truyền thống nghi lễ Vệ Đà ví dụ như truyền thống thiện định và yoga cũng như trong truyền thống của Phật giáo và Jain giáo. Hindu giáo bấy giờ đang được tu tập theo lối pha trộn giữa các phương pháp tiếp cận tantra và cải tiến trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên.

Mối liên hệ giữa các pháp tu Hindu giáo đương đại như nghi lễ thờ phụng hàng ngày (pūjā, nityapūjā) do nhiều người Hindu giáo tiến hành trong các đền thờ tư gia hoặc đền thờ cộng đồng, với các truyền thống tantra cũng như nền kinh văn phong phú của truyền thống Hindu giáo, mà đa phần mọi người không hiểu rõ, ngay cả những học giả, cho đến nay vẫn còn bị bỏ qua. Trong khi hầu hết các truyền thống Hindu giáo đã nhận sự ảnh hưởng từ tantra, trọng tâm tại đây sẽ là các truyền thống Hindu giáo này rõ ràng được đồng nhất với tantra. Nhưng tantra, trong khi bắt nguồn từ Hindu giáo, lại không giới hạn trong Hindu giáo. Các truyền thống tantra Hindu giáo ban sơ đã tác động đáng kể đến Phật giáo Đại Thừa ở Nam Á, dẫn đến sự phát triển của truyền thống tantra Phật giáo riêng biệt. Chúng cũng có tác động đôi chút đối với Jain giáo và vài tôn giáo khác. Truyền thống tantra Phật giáo nổi lên trong khoảng thế kỷ thứ 7 và nhanh chóng truyền đến Đông Nam Á, Đông Á và Trung Á, định hình sự phân tách truyền thống Đông Á và Tây Tạng. Từng bước những giáo phái này lại ảnh hưởng đến sự phát triển của Đạo giáo, Shinto ở Đông Á cũng như đạo Bön ở Tây Tạng.

Các truyền thống tantra ở Hindu giáo và Phật giáo đồng thời phải chịu nhiều tai tiếng cũng như thiếu hiểu biết. Do chính sự liên đới chặt chẽ giữa truyền thống tantra với các pháp tu ma thuật, và thứ được gọi là truyền thống tantra tả đạo (vāmācāra) gắn với nghi lễ tình dục và bạo lực, truyền thống tantra ít nhất là trong vài thế kỷ đã liên đới tới hắc thuật tại Ấn Độ. Các truyền thống tantra đã có tác động to lớn đến pháp tu Hindu giáo mà hiện nay hầu hết những người Hindu đều không đánh giá cao, thuật ngữ tantra hiện nay được biết đến nhiều nhất ở Nam Á  trong tổ hợp các bài chú tantra. Các học giả phương Tây về văn hóa và lịch sử Ấn Độ thường coi thường các truyền thống tantra, dùng các cáo buộc suy đồi như một cái cớ để bỏ qua khí cạnh quan trọng này của lịch sử tôn giáo châu Á.

Định nghĩa tantra

Truyền thống tantra rất đa dạng, trải dài qua một số truyền thống tôn giáo và nền văn hóa. Do đó, chúng rất đa dạng, điều này là thách thức cho việc đưa ra một định nghĩa thích hợp, một định nghĩa đủ rộng để có thể áp dụng cho tất cả các truyền thống tantra nhưng không quá lan man.

Các truyền thống tantra đã được dán cho vài cái nhãn, nhưng không có cái nhãn nào được toàn bộ các truyền thống này chấp nhận. Tính từ “tantric”, một từ tiếng Anh có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Phạn tāntrika, có nghĩa đơn giản là liên quan đến tantra, loại thánh kinh đóng vai trò là cơ sở kinh điển cho các truyền thống tantra khác nhau. Kinh điển tantra là những tác phẩm chú trọng vào pháp tu tế lễ và thiền định, do đó thuật ngữ “tantric” cũng bao hàm các pháp tu liên quan đến những kinh văn vốn được phổ biến theo truyền thống bởi các tāntrika (thuật ngữ Sankrit để chỉ những người tu tập tantra), theo các văn bản. Do đó “truyền thống tantra” là cộng đồng những người tu tập, bảo tồn, và truyền trao kinh văn và pháp tu qua cả thời gian và không gian.

Điểm quan trọng cần lưu ý đó là việc sử dụng thuật ngữ này ở dạng số nhiều. Các truyền thống tantra đa dạng và cũng có nguồn gốc đa dạng ở cả kinh sách và pháp tu. Một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong lịch sử truyền bá tantra đó là sự truyền thừa không gián đoạn, từ sư phụ đến đệ tử, được gọi là guruparaṃparā. Chú trọng vào truyền thừa phổ biến trong thế giới tantra, bắt nguồn từ Ấn Độ, đặc biệt truyền sang Tây Tạng và Đông Á, đến nay vẫn là mối quan tâm chính của các cộng đồng tantra đương đại.

Ở phương Tây, các truyền thống tantra thường được định danh là “tantrism”, một thuyết tân học do các học giả phương Tây đặt ra mà không hề phản ánh sự hiểu biết về bất cứ một truyền thống tantra nào.

Thuật ngữ “tantrism” chắc chắn là  sự sáng tạo của phương Tây. Theo truyền thống, Ấn Độ chỉ biết đến những kinh văn được gọi là “tantra”. Hơn nữa những kinh văn này không bao gồm toàn bộ các văn bản tantra, cũng như những kinh văn tantra mà được gọi là tantra. Ấn Độ cũng biết về từ tantraśāstra, tức “những chỉ dẫn về tantra” như là tính từ tāntrika, “Tantric”, đối lập với “vaidika”, “Vedic”, từ đó đặt ra một dạng mặc khải mới và các nghi thức đi ngược lại truyền thống Vệ Đà.

Khái niệm ấy được dưa trên tantra, kinh điển chủ chốt trong nhiều truyền thống tantra, nhưng theo André Padoux, không phải truyền thống tantra nào cũng sử dụng thuật ngữ tantra cho kinh điển của họ, và thuật ngữ này cũng được sử dụng trong những tác phẩm không thuộc tantra. Hơn nữa, các truyền thống tantra cũng sử dụng các thuật ngữ khác cho kinh sách của họ, tantra Hindu giáo cũng sử dụng các thuật ngữ āgama, jñāna, saṃhitā, siddhānta, vidyā, và upaniṣad để gọi kinh sách của họ, trong khi các truyền thống Phật giáo cũng sử dụng các thuật ngữ sūtra và kalpa cho một số kinh sách. Vì thế không thể coi sự hiện diện hay vắng mặt của tantra như một đặc điểm xác định của các truyền thống này. Tương tự như vậy, trong khi các truyền thống tantra Phật giáo Á Đông lưu giữ các bản dịch tiếng Trung của nhiều tantra thì bản thân thuật ngữ tantra không được các truyền thống này biết đến nhiều, và cũng không tự nhận mình có đặc tính tantra. Nhưng chính thuật ngữ tantra đã chỉ ra một khía cạnh quan trọng của những truyền thống này. Những kinh điển được biết đến là tantra được truyền đến Đông Á có xu hướng chú trọng đến miêu tả pháp tu tế lễ, thiền định và yoga. Các truyền thống này có thiên hướng tu tập kiểu phương đông với mục đích đi từ đắc chính quả ở thế gian cho đến sự giải thoát hoàn toàn.

Rõ ràng sẽ là lý tưởng nếu định nghĩa tantra theo những thuật ngữ của thuộc tính được xác định đơn lẻ. Liệu có hay không một đặc tính mà các truyền thống tantra đều chia sẻ, điều này sẽ giúp phân định chính xác những gì thuật ngữ chỉ định trở nên dễ dàng hơn nhiều. Những nỗ lực như vậy bao gồm lập luận của học giả Tây Tạng Tsongkhapa (1357–1419) về yoga thần thánh, quán tưởng bản thân là một vị thần, được xác định là đặc tính của pháp tu tantra; đã bị Ngorchen Kunga Sangpo (1389–1456) phê phán, ông ghi rằng không phải các tác phẩm mang tính huyền hoặc đều có thể được xếp vào tantra. Mặc dù sự quán tưởng bản thân là thần thánh lại là khía cạnh quan trọng của nhiều truyền thống tantra, nhưng không phải là tất cả. Đó cũng là một định nghĩa khá tùy tiện, vì cũng có nhiều yếu tố khác trong pháp tu tantra được tìm thấy trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các truyền thống tantra.

Giải pháp cho khó khăn này đó là phác họa một loạt các đặc điểm có xu hướng đặc trưng cho các xu hướng tantra truyền thừa. Điều này được Teuh Goudriaan thực hiện, người đầu tiên cố gắng định nghĩa “tantraism” theo nghĩa kết hợp với thần thánh, giống Tsongkhapa. Ông đã định nghĩa nó là “cuộc truy cầu có hệ thống để cứu rỗi hoặc đạt cảnh giới tinh thần bằng thức nhân thần tính lưỡng cực, lưỡng tính bên trong cơ thể của mỗi người”. Thế rồi ông tiếp tục liệt kê một số “yếu tố tantra”  đặc trưng cho pháp tu này, bao gồm tư tập riêng biệt (sādhana), sử dụng chú và mandala, quán tưởng và thờ phụng thần thánh, các nghi lễ nhập môn đặc thù, thực hành yoga liên quan đến thể vi tế.

Sự định nghĩa này khá hữu ích vì nó chỉ ra phạm vi của các phương pháp nghi lễ và chiêm nghiệm được các hành giả tantra sử dụng để đạt được quyền năng (siddhi) cũng như giải thoát. Giải thoát trong truyền thống hữu thần Hindu thường được xác định là đạt được sự hợp nhất hay tiệm cân đến vị thần tối cao, trong khi nó được các tu sĩ Phật giáo xác định như chính quả giác ngộ của một vị phật. Đối với cả hai truyền thống, giải thoát được đặc trưng bởi cả tri kiến và tự do.

Trong khi chúng ta tranh luận về những yếu tố nào của pháp tu tantra có thể được đưa vào định nghĩa hoặc phân loại của tantrism, thì cần phải lưu ý rằng các truyền thống tantra của tất cả các hệ phái dù là Hindu giáo hay Phật giáo, đều có đặc trực là sự tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghi lễ và thiền định. Từ một góc độ nào đó, tantrism, theo Jean Filliozat tuyên bố “chỉ đơn thuần là khía cạnh nghi lễ và phương pháp của Hindu giáo”. Điều này là hợp lý khi ai đó coi nghi lễ tantra đã thay thế cho hệ thống nghi lễ của Vệ Đà xa xưa trong Hindu giáo. Tương tự như vậy, trong Phật giáo, tantrism khởi phát chỉ từ những nhân tố nghi lễ trong Phật giáo Đại thừa được thực hành ở Ấn Độ trong nữa đầu thiên niên kỷ, và nó xuất hiện như một truyền thống độc lập khi các hành giả phát triển cảm quan giác ngộ về sự vượt lên khỏi Phật giáo đại thừa chính thống. Do đó, như André Padoux đã lập luận, “tantrism” theo nghĩa đơn giản là một phạm trù học thuật, được tóm lược từ những nghi thức khác nhau được Hindu giáo và Phật giáo tiếp thu. Tùy thuộc vào bối cảnh, nguồn gốc, phong tục địa phương, sự tiến  hóa ít nhiều được đánh dấu bằng sự bác bỏ các quy tắc và quan niệm Vệ Đà chính thống, nó bao gồm ít nhiều các tín ngưỡng, ma thuật và pháp tu bản địa.

Tuy nhiên, do có sự vay mượn đáng kể giữa các quyền thống này, nên có thể thấy được những điểm chung, dù cho chúng đủ đa dạng để chống lại việc thu gọn lại chỉ còn một đặc điểm mang tính định nghĩa mà tất cả các truyền thống đều có.

Nguồn gốc của truyền thống Tantra

Nguồn gốc của truyền thống tantra là một bí ẩn, chủ yếu là do có rất ít bằng chứng lịch sử tại Ấn Độ ở thời kỳ có lẽ chúng xuất hiện lần đầu, thuộc triều đại Gupta (320–550). Điều này dẫn đến rất nhiều suy đoán không thể đối chứng về nguồn gốc của các truyền thống. Không có bằng chứng chắc chắn cho sự tồn tại của các truyền thống tantra trước và giữa thiên niên kỷ thứ nhất. Dù cho rõ ràng một số khí cạnh của tantra, chẳng hạn như các pháp tu đặc trưng hoặc hình tượng, đáng chú ý là chúng có trước lịch sử hình thành của các truyền thống này, tuy nhiên các nỗ lực để xác định thời đại của tantra trước thiên niên kỷ đầu tiên đều dựa trên bằng chứng mong manh.

Chính các phái tantra, cũng như các kinh điển liên quan (āgama, saṃhitā, v.v.), được các truyền thống tương ứng cho là được dạy hoặc được tiết lộ bởi các vị thần. Trong truyền thống thờ Shiva, kinh sách được cho là bắt nguồn từ những lời dạy của Shiva dành cho vợ ông là Devī. Những giáo lý này sau đó đã được truyền cho các nhà hiền triết loài người như Matsendranāth. Các truyền thống mật tông Śākta và Vaiṣṇava, một mặt khác, kính ngưỡng Nữ Thần và Vishnu, coi họ như bậc thầy thần thánh. Truyền thống tantra Phật giáo tuyên bố rằng kinh điển của họ được giảng dạy bởi những vị phật vũ trụ vĩnh hằng và sau đó khải lộ cho những nhà thông thái. Những thần thoại này, vốn, dẫu tuyên bố rằng các kinh điển bắt nguồn từ hiện thân thần thánh vĩnh hằng, thế nhưng lại được tiếp nhận bởi những nhà thông thái (mahāsiddhas) sống ở thời trung cổ, khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, khi hầu hết các kinh điển được đưa ra ánh sáng.

Trong phạm vi mà các kinh điển tantra bàn luận về nguồn gốc, những tiết lộ đều mang tính thần thoại hơn là lịch sử. Coi những thần thoại này như lịch sử hiển nhiên là non kém về phương pháp luận. Ví dụ, một số kinh điển tantra Phật giáo, theo mô hình văn bản của thể loại kinh điển Phật giáo,  bắt đầu bằng lời mở (nidāna) cho biết bối cảnh kinh điển được giảng dạy. Một số phái tantra tuyên bố rằng họ được dạy bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giống như các cuốn kinh. Dù cho có những tuyên bố về nguồn gốc theo cách này thì vẫn chẳng có bằng chứng nào cho thấy rằng tantra Phật giáo có từ thời Đức Phật sống, khoảng thế kỷ 5 TCN. 

Mặc dù những nỗ lực truy tìm nguồn gốc của các phái tantra trong quá khứ xa xôi chỉ dừng ở suy đoán, nhưng chắc chắn rằng những truyền thống này, khi chúng xuất hiện phụ thuộc nhiều vào các truyền thống tư tưởng và thực hành trước đây tại Ấn Độ. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đối với truyền thống tantra là truyền thống Vệ Đà lâu đời hơn của Hindu giáo. Hindu giáo thời Vệ Đà có đặc trưng là tầng lớp tư tế, Bà la môn, những người đảm nhận sứ mệnh thiêng lưu truyền kinh điển thiêng của truyền thống, kinh Vệ Đà, và cũng học những nghi lễ phức tạp mà truyền thống duy trì. Các nghi lễ này tập trung vào cúng dường các vị thần thông qua ngọn lửa thiêng, bao gồm các lễ vật mà chủ yếu là đồ chay được làm thành các đốm lửa (gṛhya) mà các gia đình phải duy trì  cho đến nghi lễ “trang nghiêm” hơn (śrauta) với sự hiến tế động vật. Truyền thống này phát triển vào khoảng 1500 – 500 TCN, đạt đến đỉnh cao vào khoảng 500 TCN, ngay trước khi những tu sĩ bắt đầu phản đối nó. Mặc dù có sự căng thẳng giữa những người ủng hộ truyền thống Vệ Đà và những người ủng hộ truyền thống tantra, thì các truyền thống tantra vẫn ảnh hưởng rất nhiều từ truyền thống Vệ Đà.

Sự vay mượn này bao gồm sự liên hệ đến nghi thức tế lễ lửa, homa, của Vệ Đà và sự biến đổi của nghi thức dâng hiến hoàng gia, rājyasūya, thành nghi thức nhập  môn “hiến dâng”, abhiṣeka, của tantra. Ngay cả pháp tu tantra về quán tưởng bản thân như một vị thần cũng có tiền thân từ Vệ Đà, một số nghi lễ Vệ Đà yêu cầu sự gắn kết nghi lễ với vị thần, cả quán tưởng bên trong và hành động nghi lễ bên ngoài. Đây là kết quả tự nhiên của sự suy tàn trong hệ thống tế lễ hiến dâng  śrauta của Vệ Đà trong khoảng từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13. Và sự suy yếu này song song với sự trỗi dậy của các truyền thống tantra, vốn đã phát triển các hệ thống nghi lễ mới vay mượn nhiều từ các tiền thân Vệ Đà.

Một trong những yếu tố chính dẫn đếm sự xuất hiện của truyền thống tantra là sự trỗi dậy của phong trào từ bỏ thế gian, śramaṇa, từ một ngàn năm trước đó vào khoảng thiên niên kỉ thứ nhất TCN.  Phong trào này bắt đầu từ Hindu giáo nhưng lại dẫn đến sự phát triển của những truyền thống đối lập như Phật giáo và Jain giáo có đặc trưng bởi sự giải thoát (mokṣa) khỏi luân hồi (saṃsāra) với pháp tu chuyên biệt để đạt mục tiêu này. Chúng bao gồm, đáng chú ý nhất, từ bỏ và khổ hạnh như một điều kiện cần thiết để giải thoát. Truyền thống śrama anda của Phật giáo và Hindu giáo cho rằng sự giải thoát là kết quả của một quá trình “tỉnh thức” (bodhi) trong đó hành giả đạt được tri thức đặc biệt hay còn gọi là giác ngộ (jñāna) giúp giải thoát người ta khỏi luân hồi. Hành thiền và yoga được coi là những pháp tu chính để phát triển nhân thức này. Các truyền thống tantra cũng kế thừa mục tiêu này và nhiều pháp tu quán niệm, từ nhiều truyền thống xuất gia trước đó.

Các truyền thống tantra Phật giáo, một cách tự nhiên, chấp nhận các giáo lý vũ trụ học và triết học khởi phát từ Phật giáo trước đó, cũng như nhiều pháp tu quán niệm của họ. Còn các truyền thống tantra Hindu giáo lại chấp nhân và phát triển thêm các học thuyết tâm lý và vũ trụ luận tinh vi được phát triển bởi phái Sāṃkhya, cũng như các phương pháp thực hành quán niệm được phát triển bởi trường phái Yoga liên quan. Cả hai truyền thống này đều tạo điều tạo cơ hội cho chuyển hóa các ý tưởng và pháp tu được phát triển bởi các nhóm śramaṇa của Hindu giáo.

Đầu thiên niên kỷ đầu tiên cũng chứng kiến một bước phát triển quan trọng trong Hindu giáo, đó là sự trỗi dậy của phong trào sùng đạo Bhakti. Sự phát triển này diễn ra cùng lúc với sự gia tăng của truyền thống tantra. Nó được đặc trưng bởi xu hướng theo chủ nghĩa nhất thần, trong đó lòng sùng kính đối với một vị thần sáng tạo tối cao duy nhất được coi là chìa khóa để cứu rỗi. Xu hướng này có từ Hindu giáo xa xưa và rõ rệt trong các Upanisad vào nửa sau của thiên niên kỷ đầu tiên TCN. Các tác phẩm tương tự, ví dụ như Bhgavad Gīta, ước tính có niên đại từ năm 100, đều kêu gọi sự sùng kính Thượng Đế như con đường giải thoát tuyệt đối.

Sự phổ biến và phát triển bùng nổ của Hindu giáo sùng tín đã ảnh hưởng đáng kể đến truyền thống tantra. Sự tôn sùng đối với Thượng Đế là khía cạnh chính trong hầu hết các truyền thống tantra và đặc biệt là truyền thống Vaiṣṇava Pāñcarātra đã kết hợp pháp tu của Bhakti với tantra.  Với việc Phật giáo bác bỏ khái niệm về một Thượng Đế Tạo hóa tối cao, người ta kì vọng ảnh hưởng của Bhakti sẽ giảm trong truyền thống tantra Phật giáo. Đây có thể là trường hợp, dù ảnh hưởng ít hơn, nhưng vẫn tồn tại. Ở bối cảnh Phật giáo, lòng sùng kính thường giới hạn trong phạm vi guru, nhưng đây được coi là điều kiện cần thiết cho tu tập tantra. Sự cần thiết của lòng sùng kính đối với guru được nhấn mạnh trong các  tác phẩm sau này ví dụ như “50 đoản thi về guru”.

Thời gian chính xác mà các truyền thống tantra xuất hiện ở Ấn Độ vẫn còn là một bí ẩn bởi thiếu thốn bằng chứng lịch sử tại Nam Á vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy ở các phần dưới đây, các bằng chứng sẵn có cho thấy rằng thế kỷ thứ 5 là thời kỳ có nhiều khả năng nhất cho thấy sự xuất hiện của các truyền thống tantra, và ban đầu có thể xuất hiện từ truyền thống thờ Shiva của Hindu giáo.

Truyền thống tantra Hindu

Truyền thống thờ Shiva

Mặc dù nguồn gốc của các truyền thống tantra không rõ ràng, nhưng bằng chứng hiện có cho thấy các hình thức tantra của Hindu giáo xuất hiện đầu tiên từ truyền thống Hindu thờ Shiva không chính thống vào khoảng thế kỷ thứ 5.  Do đó, nó lan rộng sang các truyền thống Hindu giáo khác, cũng như Phật giáo, các phái tantra Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ 7. Không thể xác định chính xác sự xuất hiện của các truyền thống tantra Hindu giáo do các kinh văn không được bảo tồn, không có văn bản viết tay tantra Hindu giáo nào có trước thế kỷ thứ 9 còn lưu lại.

Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có chỉ ra rằng thế kỷ thứ 5 là thời điểm có nhiều khả năng nhất khi các truyền thống tantra Hindu giáo thờ Shiva lần đầu tiên xuất hiện. Một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất về các kinh văn và pháp tu tantra được tìm thấy trên một bia đá Gaṅgdhār có niên đại từ năm 423. Dòng chữ này bao gồm nội dung sau đây về ngôi đền của các Mẹ (mātṛ):

“Cũng vì lợi ích tôn giáo, bộ tướng của đức vua đã xây dựng… nơi chốn kinh hoàng này, rải rác vô số (hình ảnh của) Ḍākinīs (tức là) của các Mẹ, điều khiển những người đánh cồng chiêng đầy phúc lạc nhảy múa nổi mây mưa (trên) những cơn gió mạnh mẽ được Tantra triệu hồi”.

Đây là tài liệu tham khảo có lẽ đã sử dụng sớm nhất thuật ngữ tantra từ ghi ghép nghi lễ, cũng như về các ḍākinī, một nhóm nữ thần có liên hệ mật thiết với các truyền thống tantra. Trong khi chúng ta không biết chính xác những văn bản hay truyền thống nghi lễ nào đã được thực hiện ở Gaṅgdhār vào thế kỷ 5, thì đó gần như chắc chắn chính là phái thờ Shiva. Vì truyền thống tantra thờ Shiva là truyền thống duy nhất có bằng chứng cho đến thế kỷ thứ 5.

Kinh văn thờ Shiva theo truyền thống được chia thành ba “con đường”: “con đường tối cao” (atimārga), “con đường thần chú” (mantramārga), và “con đường của gia tộc” (kulamantra). Atimārga được tạo ra bởi ba nhóm riêng biệt: Pāñcārthika Pāśupatas, Lākulas hoặc Kālamukhas, và Kāpālikas hoặc Mahāvratins. Đây là những nhóm người khổ hạnh, những người tìm kiếm sự giải thoát và cũng được cho là sở hữu những quyền năng ma thuật, và họ có lẽ đã tạo ra nền tảng cho những đặc trưng của pháp tu tantra đầu tiên. Nhóm đầu tiên trong số những nhóm này, Pāupatas, có thể hình thành muộn nhất là vào thế kỷ thứ 2. Các Kāpālikas xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tantra Hindu giáo và Phật giáo sau này, do truyền thống này có tính chất chống đối và bạo lực trong cách quan sát.

Truyền thống tantra xuất hiện sớm nhất có lẽ là truyền thống Mantramārga phái thờ Shiva vào thế kỷ thứ 5. Nó được phân chia thành truyền thống Siddhānta phái Shiva, được phổ biến khắp Ấn Độ trong nửa sau của thiên niên kỷ thứ nhất, sau đó bị hạn chế ở Nam Ấn Độ. Nó được đặc trưng bởi các nghi lễ cộng đồng do các tu sĩ thực hiện. Mantramārga cũng bao gồm các truyền thống không thuộc Siddhānta thì thường tập trung vào thờ phụng cá nhân. Sau này được chia thành các phái thuộc hai nhánh: Mantrapīṭha, tập trung vào vị thần Bhairava, và Vidyāpīṭha lấy nữ thần làm trung tâm. Mantramārga sớm nhất xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5, cùng thời với bia ký Gaṅgdhār.  Theo Alexis Sanderson, kinh văn sớm nhất của truyền thống này, Niśvāsatattvasaṃhitā được viết trên lá cọ của người Nepal ở thế kỷ thứ 9, đã được sáng tác vào giữa khoảng thế kỷ thứ 5 đến thứ 7, và đó là Mūlasūtra (/ Niśvāsamūla).

Các tantra Vidyāpīṭha rất đáng chú ý vì tính chất chống đối của chúng. Chúng vay mượn từ truyền thống Kāpālika cổ hơn, tập trung vào mộ địa như một địa điểm lý tưởng để tu tập và được đặc trưng bởi các pháp tu liên quan đến các nữ thần được gọi là Yoginīs hoặc Ḍākinīs. Những hành vi bạo lực và tình dục đều phổ biến trong các tác phẩm này. Tantra Vidyāpīṭha được bảo tồn kém, nhưng chúng có lẽ đã phổ biến vào khoảng thế kỷ thứ 6 và thứ 7. Bằng chứng này bao gồm các tham chiếu đến các ḍākinītantras và bhaginītantras phi Phật giáo quy định các pháp tu bạo lực và tình dục bởi học giả Phật giáo  Dharmakīrti trong bài luận về Pramāṇavārtika của ông, được sáng tác vào khoảng cuối thế kỷ 6 đến đầu thế kỷ 7.

Các pháp tu khiêu dâm, phá giới và tập trung vào các vị nữ thần đã đặc trưng cho Vidyāpīṭha tantra, được phát triển thêm ở “con đường” cuối cùng của pháp tu tantra phái thờ Shiva Kulamārga hay “Con đường của các Thị tộc”, các thị tộc ở đây ám chỉ các thị tộc của các yoginī mà nhà thông thái nam giới hay “anh hùng” (vīra) được khai hóa đã bắt đầu tìm kiếm lối vào. Truyền thống thực hành này được biết đến rộng rãi với tên gọi truyền thống Kaula. Theo Alexis Sanderson, truyền thống này chia sẻ năm đặc điểm với các truyền thống Kāpālika và Vidyāpīṭha trước đó, khiến chúng khác biệt với các truyền thống phái thờ Shiva khác:

  1. Nghi thức khiêu dâm với nữ đồng tu
  2. Thực hành Sanguinary để kính ngưỡng các vị thần hung dữ Mahābhairava / Bhairava và Cāmuṇḍā
  3. Quan niệm rằng sức mạnh siêu nhiên có thể đạt được thông qua đúc rút những tinh yếu từ chúng sinh bằng các phương tiện yoga.
  4. Khởi đầu thông qua việc sử dụng rượu đã được hiến tế.
  5. Trạng thái nhập đồng

Truyền thống Kaula rõ ràng đã được thiết lập vào thế kỷ thứ 9 và có thể khởi phát từ một thế kỷ trước đó. Đó cũng là nền tảng mà từ đó truyền thống Śākta phát triển. Nó đã phát triển thành bốn biến thể nổi tiếng. Đông truyền tập trung vào thần Shiva và nữ thần Kuleśvara & Kuleśvarī. Từ đó phát triển truyền thống Trika tập trung vào bộ ba nữ thần Parā, Parāparā, and Aparā. Bắc truyền đặc trưng bởi nữ thần hung dữ Guhyakālī, được phát triển từ truyền thống Krama vốn thờ nữ thần Kālī. Tây truyền lấy nữ thần lưng gù Kubjikā trong khi Nam truyền lại tập trung vào nữ thần xinh đẹp Kāmeśvarī hay Tripurasundarī. Những truyền thống này đã được hình thành ở Kashmir vào thế kỷ thứ 9. Đặc biệt quan trọng là các truyền thống Trika và Krama không có sự phân biệt giữa thần và hành giả.

Trong thế kỷ thứ 10, một trường phái thờ Shiva mới phát triển, trường phái thờ Shiva bất nhị ở Kashmir. Alexis Sanderson cho rằng đó là sản phẩm của sự đối đầu giữa truyền thống Siddhānta thờ Shiva bảo thủ và truyền thống Kaula phá giới. Ông mô tả điều này như sau:

“Vào thế kỷ 10, khi phái thờ Shiva bị chi phối bởi sự đối đầu của hai trường phái đối lập hoàn toàn: một bên là nhóm truyền thống bất nhị, chủ yếu là Trika và Krama, bên kia là  truyền thống nhị nguyên Siddhānta thờ Shiva. Những người theo chủ nghĩa bất nhị, đề cao học thuyết rằng thế giới và con người không hơn gì trò chơi của quyền năng của bản thể vũ trụ, được vận hành từ bên trong các giáo phái phá giới “bị vấy bẩn” bởi nền văn hóa Kāpālika của các khu hỏa táng và thuyết cứu rối huyền bí của phái Kaulas.

Trường phái bất nhị của phái thờ Shiva tại Kashmir tích hợp các yếu tố của cả truyền thống bất nhị phá giới và phái Siddhānta thờ Shiva chính thống nhị nguyên. Kết quả là một hệ thống nhị nguyên mà các yếu tố phá giới được nội tại hóa và vì thế lại ít mâu thuẫn với yếu tố chính thống hơn.

Một trong những nhà thần học phái thờ Shiva ở Kashmir nổi tiếng nhất là Abhinavagupta (khoảng 975–1025). Ông là tác giả của nhiều bài bình luận về các tác phẩm lớn thuộc truyền thống Trika và Krama, cũng như các tác phẩm về triết học và mỹ học. Theo David White, ông đã thu hẹp khoảng cách giữa các trường phái bảo thủ và phá giới đang hoạt động vào thời điểm đó bằng cách thay đổi cách hiểu của cốt lõi tu tập Kaula.  Trong tác phẩm chú giải Kaula của mình, ông đã “thăng hoa, thẩm mỹ hóa và ngữ nghĩa hóa nhiều pháp tu trong đó thành một kiểu thiền định khổ hạnh với mục đích là nhận ra tính chủ quan siêu việt.” Do đó, ông đã thuần hóa các pháp tu “lõi cứng”, thay thế bằng các bài tập chiêm nghiệm “lõi mềm”. Đây rõ ràng là nguồn gốc của sự phân biệt trong các truyền thống tu tập tantra “tả đạo” hay pháp tu không chính thống (vāmācāra) với “hữu đạo” hay chính thống (dakṣiṇācāra). Sự phát triển tương tự cũng diễn ra ở các truyền thống Phật giáo, khuynh hướng hóa giải các yếu tố phá giới của thực hành tantra thường bằng cách biến đổi pháp tu từ nghi lễ bên ngoài thành quán tưởng bên trong. 

Truyền thống cuối cùng trong số các truyền thống tantra thờ Shiva được phát triển là truyền thống Kānphaṭa Nāth hay “Split-Ear”. Đó là truyền thống thời trung cổ phát triển từ các các tổ chức xuất gia thờ Shiva không chính thống, được gọi là Pāśupatas và Kāpālikas. Trong khi chủ yếu các phái thờ Shiva theo định hướng, một số người Nāth cũng cho rằng các phái thờ Vishnu và Phật giáo, và một số phái khác đã hấp thụ các yếu tố từ đạo Sikh và Islam. Nổi lên trong thoảng thế kỷ 12 hoặc 13, và nhanh chóng nổi tiếng, “đến mức vào thế kỷ 19, thuật ngữ yogi thường được các thực dân Anh tại Ấn Độ giải thích là một thành viên của một trong số các tổ chức Nāth Yogī.  Giáo phái này đã tạo ra các kinh văn tantra của truyền thống Hathayoga mà người ta vẫn in rằng được khải lộ bởi Gorakṣa hay Gorakhnāth thông tuệ. Họ đã tạo ra một số kinh văn tantra như Gorakṣasaṃhitā, Khercarīvidyā, và Haṭhayogapradīpikā vào khoảng thế kỷ 14 và 15. Mặc dù là một truyền thống tương đối muộn, nhưng chúng đã có ảnh hưởng đáng kể đến thực hành yoga đương thời. Họ thực hành một hình thức tantra yoga riêng biệt liên quan đến kiểm soát hơi thở (prāṇāyāma) và lưu giữ, chuyển hóa các tinh chất tình dục thông qua những bài tập yoga phức tạp.

Truyền thống thờ Shakti

Các truyền thống thờ Shakti là các truyền thống thờ Nữ Thần (devī) trong một trong số các hóa thân của bà, như thể thực thể tối thượng. Các truyền thống Shakti liên quan đến cả sự sùng kính và tantra, với pháp tu thờ Shakti phổ biến chủ yếu là sùng kính. Tuy nhiên, các truyền thống Shakti vẫn duy trì xu hướng tantra mạnh mẽ, bảo tồn các pháp tu nghi lễ và chiêm nghiệm bắt nguồn từ tantra Hindu giáo.

 Truyền thống thờ Shakti có liên quan chặt chẽ đến truyền thống thờ Shiva, và cơ sở kinh văn của nhiều truyền thống Shakti bắt nguồn từ truyền thống Kaula và Vidyāpīṭha thờ nữ thần. Truyền thống Kaula hầu như được định hướng thờ nữ thần, cũng giống như truyền thống Shakti. Bởi vì chúng được phân loại chồng chép. Cả hai truyền thống bất nhị thờ Shiva và Shakti đều chú trọng và “sự lưỡng tính, thần tính lưỡng tính bên trong cơ thể mỗi người”, như Goodriaan đã miêu tả. Tính thần thánh này được nhân thấy điển hình như một thực thể nam (Shiva hoặc Vishnu) hợp nhất với vợ, như Shakti. Sự phân biệt giữa phái thời Shiva và thờ Shakti trong truyền thống Kaula chủ yếu là thực thể được tôn thờ. 

Tuy nhiên, truyền thống thờ Shakti không chỉ gắn liền với truyền thống thờ Shiva. Việc thờ cúng các nữ thần là một pháp tu đáng kính phổ biến khắp Nam Á. Trong khi các nữ thần khá ít xuất hiện trong điện thờ cổ thời Vệ Đà, thì sự phát triển vượt bậc trong thờ nữ thần trong suốt thiên niên kỉ nhứ nhất, như đã được chỉ rõ trong kinh văn Purāṇa được sáng tác trong thời kỳ này. Một trong các tác phẩm lớn nhất của truyền thống thờ Shakti, Devī- Māhātmya – Đại Nữ Thần, trong vô số hóa thân của mình, như vị thần tối cao sáng thế. Tác phẩm này được sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ 6, cùng khoảng thời gian với các tantra Vidyāpīṭha tôn vinh nữ thần được lưu hành.

Các tantra Kaula cung cấp nền tảng kinh điển ban đầu cho truyền thống thờ Shakti. Đặc biệt quan trọng về mặt lịch sử là truyền thống Kaula ở phương Nam, tạo thành các tantra của phái nữ thần Śrī (śrīkula), và trong Bắc truyền & Đông truyền được phát triển thành phái nữ thần Kālī (kālīkula). Những phái này ngày càng trở thành những phái tantra thờ Shakti phổ biến nhất. Truyền thống trước đây tập trung và nữ thần Śrī xinh đẹp và gợi tình, đã phát triển thành truyền thống Śrī Vidyā, vốn là một truyền thống “hữu đạo” chính thống trở nên phổ biến ở Nam Ấn. Đây cũng là truyền thống phát triển thành Śrī Yantra, một đồ hình huyền bí bao gồm 9 hình tam giác lồng vào nhau, có lẽ là một trong những biểu tượng tantra phổ biến nhất vầ được biết đến nhiều nhất.

Truyền thống Kālīkula, chú trọng vào nữ thần hung bạo Kālī, được nảy sinh từ các truyền thống tu chú trọng Kālī, đặc biệt quan trọng ở Đông và Nam Ấn. Kālī vẫn là một trong số những nữ thần Hindu nổi tiếng và được yêu thích nhất, bất chấp  vẻ ngoài hung dữ. Kālī bao gồm 10 Mahāvidyās – một nhóm mười nữ thần mà sự thờ phụng vẫn còn rất phổ biến ở Bengal. 2 trong số các nữ thần trong nhóm này là Tārā và Chinnamastā có nguồn gốc từ các nữ thần Phật giáo, những vị sau đó đã được đền thờ tantra Hindu giáo tiếp nhân.

Các cộng đồng thờ Shakti ở đông bắc Ấn Độ đã sản sinh ra một lượng lớn các tantra, ví dụ như Cīnācāra Tantra và Bṛhannīla Tantra trong suốt thời kỳ sau của Trung cổ, khoảng thế kỷ 15 và 16. Những kinh sách này chú trọng sự thờ phụng nữ thần và thường được rút ra từ các tác phẩm cổ hơn thuộc Hindu giáo và Phật giáo.

Các truyền thống Hindu giáo khác

Truyền thống thờ Vishnu trong Hindu giáo có xu hướng gắn bó hơn với phương thức thực hành sùng tín Bhakti của Hindu giáo và ít gắn bó hơn với các phương thức hực hành tantra. Tuy nhiên, giáo phái Pāñcarātra, có từ thế kỷ 5 hoặc 6 tập trung vào Vishnu qua Nārāyaṇa đã tạo ra các tác phẩm tantra, mặc dù giáo phái này không thuộc tantra.

Truyền thống Pañcarātra tuyên bố đã có một bộ kinh điển gồm 108 đoạn kinh, được Vishnu khải lộ dưới dạng Vāsudeva hoặc Nārāyaṇa của ông. Hầu hết trong số đó có lẽ đã thất lạc. Bản kinh Pāñcarātra nổi tiếng là khó xác định do thiếu hụt các bản chú giải và bản gốc mà truyền thống này lưu giữ. Một trong những tác phẩm lâu đời nhất của truyền thống này, Ahirbudhnyasaṃhitā, khá chắc chắn có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Có dấu vết cho thấy ảnh hưởng ban đầu từ phái thờ Shiva lên kinh văn Pāñcarātra. Nhưng các tác phẩm này sau đso được bảo tồn bởi truyền thống Śrīvaiṣṇava ở Nam Ấn, nên cũng có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của Pāñcarātra sau này lên truyền thống Siddhānta thờ Shiva ở Nam Ấn.

Trong thời kỳ trung cổ, một truyền thống tantra khác của Vishnu đã nổi lên ở Bengal. Được biết đến như truyền thống Sahajiyā, nó phát triển mạnh mẽ ở Bengal vào khoảng thê skyr 16 đến thế kỷ 19. Nó dạy rằng mỗi cá nhân là một thần tính, hiện thân cho cặp vợ chồng thần thánh Kṛṣṇa và phối ngẫu của ông là Rādhā. Truyền thống này tích hợp với các thực hành tantra của Hindu giáo và Phật giáo trước đó trong một khuôn khổ thần học của phái thờ Vishnu.

Một vài truyền thống tantra nhỏ của Hindu giáo cũng đáng được đề cập ngắn gọn. Truyền thống Saura của Hindu giáo tập trung vào thần Mặt trời Sūrya, đã tạo ra một số tantra, đáng chú ý nhất là Saurasaṃhitā còn được gọi là Sauratantra. Truyền thống này đã suy tàn trong thời trung cổ và hiện nay gần như biến mất. Truyền thống thờ Vishnu của Nam Ấn thường không được coi là truyền thóng tantra, trên thực tế đã tạo ra một tantra còn tồn tại  Pārameśvaratantra.

Một vài truyền thống mật tông nhỏ của Hindu giáo cũng đáng được đề cập ngắn gọn. Truyền thống Saura của Hindu giáo, tập trung vào thần Mặt trời Sūrya, đã sản sinh ra một số tantra, đáng chú ý nhất là Saurasaṃhitā còn được gọi là Sauratantra. Truyền thống này đã suy tàn trong thời kỳ trung cổ và hiện nay gần như tuyệt chủng, và rất ít bản sao của tác phẩm này còn tồn tại. Truyền thống Vīraśaiva của Nam Ấn Độ, thường không được coi là truyền thống mật thừa, trên thực tế đã sản sinh ra một tantra còn tồn tại, Pārameśvaratantra.

Tantra Hindu giáo, trong các dạng thức Shiva và Shakti,  cũng đã được phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là Châu Âu và Châu Mỹ, bởi các đạo sư Hindu trong thế kỷ 20 và 21. Điều này được thúc đẩy bởi cộng đồng người Nam Á ở phương Tây cũng như sự quan tâm ngày càng tăng của người phương Tây đối với các truyền thống tôn giáo châu Á từ những năm 1960s. Nhiều bậc thầy đã thành công trong thiết lập các cộng đồng tôn giáo hải ngoại, phục vụ cả những cộng đồng người Ấn  xa xứ cũng như những người mới cải đạo sang Hindu giáo.

Truyền thống tantra Phật giáo

Lịch sử ban đầu của các truyền thống tantra Phật giáo rõ ràng hơn nhiều so với các truyền thống Hindu giáo. Mạng lưới rộng khắp của Phật giáo đã khiến cho các tác phẩm Phật giáo mới được nhanh chóng hơn. Nhiều tác phẩm kinh văn tantra của Phật giáo nhanh chóng được dịch sang tiếng Tây Tạng và Hán Ngữ, và ngày bản dịch được thực hiện  cung cấp cho chúng ta điểm xác định của tác phẩm. Mặc dù vẫn có nhiều trở ngại trong nhận thức về lịch sử sơ khai của truyền thống tantra Phật giáo, các bằng chứng có sẵn đã chỉ ra rằng khoảng giữa thế kỷ thứ 7, truyền thống đã bắt đầu được định hình. Kinh văn tantra có thể xác định sớm nhất là  mahāvairocanābhisaṃbodhi-tantra (có nghĩa là tantra thức tỉnh của Mahāvairocana), được sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ 7 và được nhà sư Vô Hành (khoảng 680). Vô Hành đã bình luận về sự xuất hiện của một “giáo lý niệm chú” mới rất thịnh hành vào thời này ở Ấn Độ.

Sự xuất hiện của truyền thống tantra Phật giáo vào thời điểm này dường như là kết quả của một quá trình phát triển chậm chạp của kinh văn thần bí Đại Thừa trong suốt vài thế kỷ. Trong ít nhất 2 thế kỷ, vào khoảng thế kỷ thứ 5, các Phật tử đã sáng tạo ngày càng nhiều các tác phẩm tập trung vào các phương pháp quyền năng được gọi là dhāraṇī và thực hành tế lễ theo chúng. Dần dần những kinh điển này trở nên tinh vi hơn, cuối cùng được tổ hợp lại thành “kinh điển bí truyền” và các tantra. Nhiều kinh văn tantra Phật giáo, được định danh là “tantra tế lễ” (kriyātantra), về cơ bản là ma đạo thư, tập hợp các nghi thức ma thuật nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau ở thế gian. Thú vị là điều này cũng đúng với các kinh điển tantra thờ Shiva được soạn cùng thời điểm vào khoảng thế kỷ thứ 7. Các truyền thống tantra phức tạp hơn đã phát triển trong suốt thế kỷ 8 và sau đó. Các truyền thống mới này đặc biệt ủng hộ các pháp tu kết hợp với các vị thần, và chúng thường được tuyên bố như một bí pháp để nhanh chóng đạt quả vị Phật. Những truyền thống này tập trung vào những kinh điển mà sau này được phân loại thuộc các dòng tantra Yoga, Mahāyoga và Yoginī. Có thể tồn tại sự ảnh hưởng của phái thờ Shiva lên sự phát triển truyền thống Phật giáo. Yoginītantras Phật giáo đặc biệt chú trọng vào nữ thần như Yoginīs và Ḍākinīs và các pháp tu trừ tà, được tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ 8, học tập từ kinh điển Vidyāpīṭha thờ Shiva.

Các truyền thống tantra Phật giáo mới xuất hiện phát triển và lưu truyền nhanh chóng. Trong vòng vài thập kỷ sau khi được tạo ra, các kinh văn truyền thống đã lưu truyền Đông và Nam Á. Sở dĩ là nhờ vào sự giao thương và ngoại giao tích cực giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong suốt thế kỷ 7 và 8 thông qua tuyến đường thương mại đường bộ qua Trung Á và tuyến hàng hải qua Đông Nam Á. Các mạn đà la Sarvadurgatipariśodhana và Trilokavijaya, và có lẽ là cả các kinh văn cũng như pháp tu liên quan, đã được truyền đến Java vào khoảng thế kỷ thứ 8. Hơn nữa, nhà sư Trung Á,  Amoghavajra – người đã du hành từ Trung Quốc sang Ấn Độ và quay lại bằng đường hàng hải vào giữa thế kỷ 8 đã cho biết rằng có một bộ kinh điển mới gồm mười tám tantra mà ông đã cố gắng lưu truyền ở Trung Quốc và được dịch một phần sang Hán ngữ. Điều này cho thấy rằng đã việc tạo ra các kinh văn và pháp tu tantra mới diễn ra rất nhanh chóng vào thời kỳ này.

Các truyền thống tantra được thiết lập ở Trung Quốc trong suốt thời Đường, do đó cũng truyền tới Triều Tiên và Nhật Bản.  Trong khi trường phái Phật giáo bí truyền được thể chế hóa và đã không tồn tại được sang triều đại của hoàng đế Đường Vũ Tông (814-846) vào giữa thế kỷ thứ 9, các truyền thống Phật giáo bí truyền vẫn tồn tại ở khu vực ngoại vi Trung Quốc.

Có lẽ các kinh văn và pháp tu Phật giáo tantra xuất hiện và được lưu truyền đầu tiên đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, ngay sau khi chúng được truyền đến Đông và Nam Á. Các truyền thống Phật giáo xem thế kỷ thứ 7 là thời điểm Phật giáo lần đầu tiên đến Tây Tạng, mặc dù có thể đã có sự truyền bá dần dần của Phật giáo trong khu vực trước đó. Việc dịch thuật kinh Phật có lẽ bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ 7 và tiếp diễn với sự hỗ trợ của triều đình trong suốt thế kỷ thứ 8 và 9, với hầu hết các bản dịch “sơ khai” được thực hiện trong khoảng từ năm 778 đến 838. Tương tự, các bản thảo tantra được lưu giữ tại Đôn Hoàng được tập hợp vào khoảng giữa thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11. Một lượng lớn kinh điển tantra và kinh văn nghi lễ đã được dịch sang tiếng Tây Tạng trong thời kỳ hoàng gia. Truyền thống rNying ma của Phật giáo Tây Tạng dựa trên giáo lý được truyền đến Tây Tạng trong thời kỳ hoàng gia bở những đạo sư nổi tiếng như Đại lão sư (mahāsiddha) Padmasambhava.

Cùng với sự sụp đổ của đế chế Tây Tạng vào năm 841 và mất đi sự bảo trợ của hoàng gia, việc lưu truyền và dịch các kinh điển tantra sang tiếng Tây Tạng bị chậm lại nhưng không bị gián đoạn. Sự bảo trợ chính thức hoạt động dịch thuật được tiếp tục vào cuối thế kỷ 10, khi vua Lha bla ma Ye shes ‘od đã gửi hai mươi mốt vị sa di đến Kashmir để tu học thêm. Một trong số họ, Rin chen bZang po (958–1055) đã trở thành dịch giả nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng. 

Thời kỳ truyền thừa sau đó chú trọng vào truyền tải và dịch thuật các tantra “mới” và văn tế liên quan đến chúng. Chúng được coi là “mật điển vô song” (bla na med pa’i rgyud), loại giáo lý Phật giáo cao nhất. Đa phần có vị thế cao bởi tất cả đều được sử dụng để hướng dẫn các pháp tu yoga đạt tới chứng ngộ thông qua nāḍi, prāṇa, và bindhu hay theo Tạng ngữ là rtsa, rlung, và thig le – được hiểu là mạch, khí và giọt; mạng lưới các mạch vi tế và các trung tâm năng lượng chứa “Khí” hoặc “Giọt” của ý thức vi tế. Nói chung, những yếu tố này tạo thành “cơ thể vi tế”, theo tiếng Sankrit là Sūkṣmadeha và Tạng ngữ là  Lus phra ba. Những người ủng hộ truyền thống mới của Tây Tạng dựa trên những kinh sách này để tuyên bố rằng các pháp tu yoga liên quan đến điều khiển cơ thể vi tế là điều kiện cần thiết để đạt giác ngộ.

Các trường phái “mới” phát triển ở Tây Tạng bắt đầu từ thế kỷ 11, phần lớn dựa trên các kinh điển “tantra vô song” này, còn được gọi là mahāyogatantras và yoginītantras, và kinh văn giải thích và nghi lễ liên quan đến chúng. Chúng bao gồm truyền thống Kadam Bka ’gdams), Kagyü (Bka’ brgyud), Sakya (Sa skya), Jonang (Jo nang) và Geluk (Dge lugs pa), được thành lập từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Các Phật tử Tây Tạng sau này đóng vai trò quan trọng trong lưu truyền Phật giáo (và các truyền thống tantra liên quan) đến Trung Quốc và Mông Cổ, thế rồi cả thế giới với cộng đồng các Lạt Ma Tây Tạng ở thế kỷ 20 sau khi Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1950.

Ảnh hưởng đến các truyền thống tôn giáo khác

Các truyền thống tantra Hindu giáo và Phật giáo đã ảnh hưởng đến một số truyền thống tôn giáo khác, cả ở Nam Á cũng như các khu vực khác trên thế giới. Bởi vì truyền thống tantra xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Á, tác động của chúng ở đó đương nhiên là đáng kể nhất. Các truyền thống Nam Á bị ảnh hưởng bởi các truyền thống tantra ở một mức độ nào đó bao gồm Jain giáo, Islam và đạo Sikh. Đạo giáo và truyền thống Shintō ở Đông Á chịu ảnh hưởng của các truyền thống tantra Phật giáo ở Đông Á, và truyền thống Bön của Tây Tạng đã bị biến đổi triệt để nhờ cuộc gặp gỡ với tantra Phật giáo. Cuối cùng, phong trào tâm linh “New Age” phát triển ở phương Tây trong nửa sau của thế kỷ 20 cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi truyền thống tantra Hindu giáo và Phật giáo.

Trong khi Jain giáo không bảo tồn bất kỳ truyền thống “tantric” nào một cách tự giác, nhiều tác giả Jain giáo khác nhau đã mô tả nhiều loại thiền định và nghi lễ Mật thừa, bắt đầu từ khoảng năm 800. Nói chung, nhiều tu sĩ Jain giáo quan tâm đến các thực hành mật tông, mặc dù do Jain giáo tập trung vào bất bạo động cũng như độc thân nghiêm ngặt đối với các tăng ni, các văn bản tantric của Jain giáo không ủng hộ bất kỳ thực hành nghi lễ vi phạm nào liên quan đến tình dục hoặc bạo lực. Các tu sĩ Jain giáo đã đưa ra một số Các văn bản mật tông, chẳng hạn như Bhairavapadmāvatīkalpa thế kỷ 11, như tên gọi, chứng tỏ ảnh hưởng từ các truyền thống Śaiva-Śākta của Ấn Độ giáo. Jain giáo mượn các nữ thần từ truyền thống Śaiva Mantramārga, một số trong số đó phục vụ như các nữ thần dòng dõi cho các gia đình Jain giáo nổi tiếng. Tuy nhiên, việc thờ cúng các nữ thần này đã được thay đổi để phù hợp với giáo lý đạo đức của Jain giáo. Những tu sĩ Jain giáo, người chỉ thờ cúng các nữ thần mật tông của họ bằng đồ chay, đã không thực hiện lễ hiến tế động vật. Có lẽ phương thức thực hành mật thừa được biết đến nhiều nhất trong thời kỳ trung cổ là hình thức yoga mật tông tập trung vào cơ thể vi tế và chuyển động của năng lượng quan trọng bên trong nó. Người Hồi giáo Sufi ở Bengal cũng phát triển một hình thức yoga mật tông dưới ảnh hưởng của truyền thống Nātha và Sahajiyā Vaiṣṇava. Truyền thống yoga mật tông Sufi mượn khái niệm về cơ thể vi tế và Hồi giáo hóa nó, chuyển nó thành các phạm trù Hồi giáo. Sự phát triển này xảy ra khá muộn; không có văn bản nào còn tồn tại của truyền thống này có trước thế kỷ 16. Thực hành du già Mật thừa cũng được một số người theo đạo Sikh áp dụng. Một trong những người ủng hộ thực hành này được biết đến nhiều nhất là Harbhajan Singh Khalsa (1929–2004), được biết đến nhiều hơn với cái tên Yogi Bhajan, người đã dạy Kundalini Yoga rộng rãi ở Mỹ và Châu Âu. Yogi Bhajan tuyên bố là một phần của dòng truyền thừa thực hành từ Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh. Mặc dù không có bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố này, nhưng có vẻ như Michael Stoeber gợi ý, “một số hình thức Kundalini Yoga đã được một số người Sikh thực hành trong lịch sử, mặc dù có lẽ bí mật và với số lượng rất ít.” Khi các truyền thống Phật giáo Mật thừa đến Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 8, đã có một lịch sử vay mượn lâu dài giữa các cộng đồng Phật giáo và Đạo giáo. Nhiều yếu tố của thực hành Phật giáo Mật thừa đã được truyền thống Đạo giáo tiếp thu. Nhưng đến lượt mình, các Phật tử Mật tông cũng vay mượn thực hành của Đạo giáo để tôn kính chòm sao Bắc Đẩu và phát triển các phương thức Mật tông riêng biệt tôn thờ thần tính này. Truyền thống Shintō của Nhật Bản cũng vay mượn các yếu tố của thực hành Phật giáo Mật tông, đáng chú ý nhất là goma (Skt. Homa) nghi thức dâng lễ vật vào lửa thánh. Truyền thống Bön của Tây Tạng, truyền thống tôn giáo bản địa của Tây Tạng, đã bị biến đổi bởi sự gặp gỡ của nó với các truyền thống Phật giáo Mật thừa, đến mức nó cũng nên được coi là một truyền thống Mật thừa. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng vay mượn đáng kể từ truyền thống Bön, nhưng truyền thống Bön cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Truyền thống Bön đã phát triển một giáo điển kinh điển dựa trên các mô hình Phật giáo và không chỉ vay mượn thể loại của tantra mà còn cả một số thực hành mật tông. Ví dụ, các hành giả Bön đã phát triển các tantra Mahāyoga và Yoginī hoặc “Mẹ” của riêng họ, dựa trên các mô hình Phật giáo Ấn Độ. Cuối cùng, sự gia tăng quan tâm đến thực hành mật tông ở phương Tây đã dẫn đến sự phát triển của một số truyền thống tâm linh mới chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các truyền thống mật tông Ấn Độ giáo và Phật giáo do người phương Tây sáng lập, mà Hugh Urban đã gọi là “Mật tông thời đại mới”. Chúng bao gồm Tantrik Order của Pierre Bernard, Aleister Crowley’s Ordo Templi Orientis, và Nik Douglas’s New Tantric Order ở Mỹ. Những truyền thống này đã điều chỉnh các ý tưởng và thực hành mật tông đáng kính để đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm tâm linh trong bối cảnh mới và đương đại.Đánh giá Văn họcCó ba cách tiếp cận chính để nghiên cứu lịch sử của các truyền thống Mật thừa: văn bản, khảo cổ học và dân tộc học. Hai điều đầu tiên là quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu lịch sử của các truyền thống Mật thừa nói chung và không thể thiếu đối với những truyền thống hiện đã không còn tồn tại, chỉ tồn tại trong hồ sơ văn bản và khảo cổ học. Nhưng vì nhiều truyền thống Mật thừa đã tồn tại ở Nam, Đông và Trung Á, nên các nghiên cứu dân tộc học trong các cộng đồng này là một nguồn thông tin bổ sung quan trọng liên quan đến họ.

Vì tất cả các truyền thống Mật thừa được biết đến đều là sản phẩm của các cộng đồng biết chữ, việc nghiên cứu các văn bản đồ sộ do các truyền thống này sáng tác và lưu giữ là một trong những nguồn thông tin lớn nhất của chúng tôi về chúng. Nhiều ngàn văn bản đã được soạn thảo và bảo tồn bởi các cộng đồng Mật thừa, phần lớn trong số đó chưa được biên tập, nghiên cứu hoặc dịch. Loại văn bản này thường bị các thế hệ học giả trong quá khứ bỏ qua, một số người cho rằng văn bản Mật thừa là không đáng để nghiên cứu. Chẳng hạn, tác phẩm Geschichte der perfchen Literatur mở rộng của Moriz Winternitz, chỉ dành hai trang để thảo luận rất ngắn gọn về văn học Mật thừa.

Hàng nghìn tác phẩm văn học Mật thừa đã được lưu giữ ở Nam Á, và hàng nghìn tác phẩm, trong đó có bản gốc tiếng Phạn hiện đã bị thất lạc, cũng đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và Trung Quốc và được các cộng đồng Đông và Trung Á bảo tồn. Các tác giả Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã sáng tác hàng nghìn tác phẩm nguyên bản của Mật thừa, chẳng hạn như các bài bình luận và các sổ tay hướng dẫn nghi lễ và thiền định. Chỉ một phần nhỏ trong số các tác phẩm này đã được biên tập, nghiên cứu hoặc dịch sang các ngôn ngữ phương Tây một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu những bản văn này là một nỗ lực không ngừng, mà khi tiến hành, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử của các truyền thống Mật thừa.

Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu văn bản là không đủ. Điều này một phần là do việc tập trung hoàn toàn vào các ghi chép bằng văn bản dẫn đến sự hiểu biết sai lệch về các truyền thống đã tạo ra chúng, vì những ghi chép này, được cho là phản ánh một quan điểm tinh hoa. Ngoài bằng chứng văn bản, điều quan trọng là phải xem xét cả về khảo cổ học và bằng chứng lịch sử nghệ thuật. Điều này bao gồm các chữ khắc bằng chữ viết bằng chữ và chữ số cũng như nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau. Các chữ khắc chỉ ra những nhà tài trợ đã đóng góp vào việc xây dựng hoặc chế tạo một ngôi đền, đài kỷ niệm hoặc tác phẩm nghệ thuật có thể cung cấp thông tin quan trọng về các cộng đồng đã ủng hộ các cơ sở mật tông. Hơn nữa, một số khía cạnh của lịch sử Mật thừa chỉ được biết đến qua bằng chứng khảo cổ học. Một ví dụ về điều này là cái gọi là đền Cauṃsāṭha Yoginī, được xây dựng trong khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 trên khắp Ấn Độ, nhưng đặc biệt là ở giữa đất nước. Chúng mô tả các thần tiên nữ được gọi là yoginī, nhiều người trong số đó đáng chú ý với vẻ ngoài hung dữ và / hoặc khiêu dâm. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để kết nối những ngôi đền này với những kinh điển còn sót lại, chẳng hạn như tantras Śaiva / Śākta Kaula, nhưng không có mối liên hệ thuyết phục nào được thiết lập giữa những ngôi đền này và các văn bản còn sót lại. Chúng đại diện cho một khía cạnh quan trọng của lịch sử Nam Á mà chỉ có thể được hiểu thông qua các phương pháp tiếp cận khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật, mặc dù việc tiếp tục nghiên cứu về một lượng lớn các văn bản chưa được kiểm tra hoặc nghiên cứu kém cũng có thể làm sáng tỏ những ngôi đền này.

Nghiên cứu dân tộc học về các cộng đồng mật tông đương đại là một nguồn thông tin quan trọng bổ sung. Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể có thêm thông tin về các văn bản và thực hành được các cộng đồng bảo tồn. Chúng bao gồm các câu hỏi như văn bản và thực hành nào thực sự được các cộng đồng này sử dụng và cách thức thực hành như được mô tả trong các văn bản so với những thực hành do các cộng đồng đương đại thực hiện. Đây là những câu hỏi quan trọng, vì việc nghiên cứu các thực hành nghi lễ và chiêm ngiệm chỉ qua các văn bản chỉ dẫn tới thêm nhiều vấn đề, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể.

Có thể chỉ riêng việc nghiên cứu các văn bản có thể dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ hoặc sai lệch về lịch sử, và đôi khi việc quan sát các cộng đồng sống có thể phục vụ như một biện pháp khắc phục những vấn đề này. Ví dụ, một số văn bản mật tông kêu gọi các hành giả nam tìm kiếm những phụ nữ có đẳng cấp thấp hoặc đã bị trục xuất khỏi thượng tầng để làm bạn đồng hành trong các khóa tu tập (sādhana) liên quan đến hoạt động tình dục. Một số trong những văn bản này dường như để đánh giá các đối tác nữ này; Miranda Shaw đã sử dụng bằng chứng này để lập luận rằng các cộng đồng mật tông Ấn Độ thường trao quyền cho phụ nữ để phục vụ như các đạo sư hoặc các nhà lãnh đạo tinh thần. Tất nhiên là có thể phụ nữ đã có thể phục vụ như các đạo sư ở Ấn Độ thời trung cổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu dân tộc học về những phụ nữ thuộc đẳng cấp thấp làm bạn tình cho nam giới tu mật tông đã vẽ nên một bức tranh đen tối hơn nhiều về cuộc sống của những phụ nữ như vậy, cho thấy rằng những đoạn văn bản đánh giá những phụ nữ này không nên được chấp nhận một cách phiến diện.

Không cần phải nói rằng việc nghiên cứu các truyền thống Mật thừa của chúng ta nên xem xét tất cả các bằng chứng hiện có. Mặc dù cách tiếp cận liên ngành này nằm ngoài khả năng của bất kỳ học giả cá nhân nào, nhưng các công trình tập thể của các học giả khác nhau sử dụng các phương pháp luận khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về những truyền thống này theo thời gian.

Các Nguồn chính

Có một số lượng không xác định các bản thảo mật tông, được viết không chỉ bằng tiếng Phạn mà còn cả phương ngữ thời trung cổ, cái gọi là phương ngữ Prakrit và Apabraṃśa, cũng như các ngôn ngữ hiện đại như Hindi, Bengali, Tamil và Newari. Nhiều văn bản đã sống sót ở Ấn Độ mặc dù khí hậu nói chung không thuận lợi cho việc bảo quản bản thảo. Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm Mật thừa còn sót lại đã được bảo tồn bởi cộng đồng Newar ở thung lũng Kathmandu, những người đã lưu giữ một loạt các văn bản và truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo Mật tông và được hỗ trợ bởi một khí hậu phù hợp hơn nhiều để bảo tồn văn bản.

 Nhiều văn bản còn sót lại này ban đầu được lưu giữ trong các thư viện tu viện và chùa chiền cũng như các bộ sưu tập văn bản tư nhân. Cũng có một số bộ sưu tập ở Kathmandu được mở cho công chúng, đáng chú ý nhất là Văn khố Quốc gia Nepal, Thư viện Kaiser và Văn khố Asha. Hơn 18.000 bản thảo quý hiếm, nhiều trong số đó là văn bản Mật tông Ấn Độ giáo và Phật giáo, đã được vi phim bởi Dự án Bảo tồn Bản thảo Nepal-Đức, và những đầu sách này hiện đang được lập danh mục bởi dự án kế nhiệm, Dự án Biên mục Bản thảo Nepal-Đức. Có thể yêu cầu vi phim hoặc quét kỹ thuật số của các bản thảo này thông qua dự án rất quan trọng này. Một bộ sưu tập nhỏ hơn gồm các bản thảo Phật giáo bằng tiếng Phạn được quét có sẵn miễn phí trực tuyến thông qua Digital Sanskrit Buddhist Canon, một dự án được tài trợ bởi Đại học Phương Tây ở Los Angeles. Một số tác phẩm Mật thừa được bao gồm trong các tác phẩm có trên trang web của họ.

Nhiều bản thảo Mật tông từ Nepal và Ấn Độ cũng thuộc sở hữu của các thư viện và cơ quan lưu trữ đại học trên khắp thế giới. Danh sách các bộ sưu tập thư viện chứa các bản thảo này đã được chuẩn bị bởi Dominik Wujastyk và Audrey Truschke. Ngoài các nguồn được liệt kê trên các trang web này, Đại học Tokyo cũng có một bộ sưu tập lớn các bản thảo tiếng Phạn Phật giáo Mật tông, được quét và có sẵn trên trang web của thư viện.Có một số nguồn tài liệu dành cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu văn học Phật giáo Mật thừa được dịch sang hoặc soạn bằng tiếng Tây Tạng. Đối với những người quan tâm đến việc nghiên cứu các văn bản chính của Tây Tạng, một trong những nguồn tốt nhất là Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng. Cũng giống như Dự án Bảo tồn Bản thảo Nepal-Đức, Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng đã tài trợ cho việc quét hàng ngàn bản thảo Tây Tạng, một số trong số đó khá hiếm. Bộ sưu tập của họ bao gồm bản quét toàn bộ kinh điển Tây Tạng gồm các tác phẩm được dịch từ Ấn Độ, Kanjur (bka ” gyur), Tenjur (bstan ‘gyur), và kinh điển rNying ma tantric (rnying ma rgyud’ bum), cũng như nhiều tác phẩm của các bậc thầy Tây Tạng.Một số tổ chức đang làm việc để dịch các tác phẩm Phật giáo Tây Tạng để những người không biết đọc tiếng Tây Tạng hoặc tiếng Phạn có thể tiếp cận được. Tổ chức 84000: Dịch Lời Đức Phật đang tài trợ cho bản dịch tiếng Anh của toàn bộ Kinh Kanjur Tây Tạng cũng như kinh điển rNying-ma tantric, bao gồm cả bản dịch của tất cả các tantra Phật giáo kinh điển. Những bản dịch này, khi chúng được hoàn thành, được xuất bản dưới dạng văn bản kỹ thuật số có sẵn miễn phí trên trang web của họ. Quỹ Tsadra cũng đang tài trợ cho việc dịch các tác phẩm tiếng Tây Tạng. Họ đang sản xuất các ấn phẩm kỹ thuật số cũng như các ứng dụng để truy cập chúng trên các thiết bị khác nhau.

Một số tác phẩm Mật thừa cũng đã được dịch sang tiếng Trung Quốc, và những tác phẩm này được đưa vào một trong những bộ sưu tập kinh điển Phật giáo Trung Quốc được biết đến nhiều nhất và có thể tiếp cận rộng rãi nhất, Tam tạng Taishō (Ch. 大 正 新 脩 大 藏經; Jp. Taishō Shinshū Daizōkyō ). Phần lớn (nhưng không phải tất cả) kinh điển này đã được xuất bản kỹ thuật số bởi tổ chức CBETA, và các bản dịch tantric được bao gồm trong số các văn bản có sẵn miễn phí trên trang web của họ.

David B.Gray

Nguồn: OXFORDRE

Hà Thủy Nguyên lược dịch

Đọc “Siddhartha” của Herman Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý

Siddhartha gặp Đức Cồ Đàm và được nghe về Tứ diệu đế và Bát chính đạo, nhưng chàng không dừng ở đó, chàng không gia nhập giáo đoàn của Đức Cồ Đàm như người bạn thân từ thủa thiếu thời Giovinda của chàng. Vẫn còn điều gì đó thôi thúc bên trong chàng: đi theo Đức Cồ Đàm để diệt khổ sẽ không mang lại bình yên trong tâm trí của chàng. Đức Cồ Đàm lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng Siddhartha chẳng để
le-nam

Lê Nam

15/09/2017

Hệ thống các vị Phật, bồ tát và thần, quỷ trong Phật giáo

I – Giáo đoàn của Thích Ca Mâu Ni và các hệ thống kinh điển Những chứng tích về Thích Ca Mâu Ni Đức Phật Cồ Đàm (Siddhattha Gotama) hay Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) là cái tên đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt và chúng ta được nghe kể rất nhiều về cuộc đời của ông qua các truyền thuyết Phật giáo được lưu lại trong văn bản kinh sách, thế nhưng, nếu tiếp cận cuộc đời của ông dưới góc

Lời khuyên từ Bhagavad Gita: Hãy hành động! Hãy chiến đấu!

Ở vị trí địa lý của Việt Nam, trong hai ngàn năm, và có thể còn xa xưa hơn thế, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hai trục văn hóa: một trục là từ phương Bắc tức Trung Quốc, một trục là từ Tây Nam tức Ấn Độ. Và dẫu cho chính sử cố gắng xóa nhòa những dấu vết của văn hóa Ấn Độ tới các nhóm dân cư sinh sống trên cương vực lãnh thổ của Việt Nam hiện nay, thì dấu ấn

Trà đạo vô ngôn thấu suốt lẽ nhàn

“Vi kỳ nhàn đắc địa” – Nguyễn Sưởng Thế cục cuộc đời tựa hồ bàn cờ mà trong đó mọi quyết định và diễn biến đều là các nước đi của chính ta và tha nhân. Cuộc đời không bày sẵn trận để đưa ta vào thế khó, thoạt tiên, cuộc đời chúng ta là một khoảng trống mênh mông. Nhất niệm – bước đi đầu tiên, khi ta khai trận, đã đưa đẩy chúng ta đến với thế cục mà ta phải đối mặt,

Đọc “Thiền uyển tập anh” để nhớ về thịnh thế của Phật giáo trên cõi Việt

Hôm nay, tôi đi trên đường và bắt gặp Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc. Một chiếc xe khách to, rú còi ầm ĩ, phóng vun vút tranh làn đường của người dân, trên xe chở nhiều ông sư với cái đầu trọc lốc. Chiếc xe đi theo hướng những anh cảnh sát giao thông đứng dẹp đường, dẫn về phía Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, nơi Đại hội diễn ra. Tôi bật cười, thầm nghĩ: “Sư bây giờ cũng vội
le-nam

Lê Nam

23/11/2017