Home Chuyên đề tháng Hà Thủy Nguyên phỏng vấn giáo sư E. SAN JUAN, Jr: Ý thức chính trị và nguyên tắc tự do trong văn chương Oscar Wilde

Hà Thủy Nguyên phỏng vấn giáo sư E. SAN JUAN, Jr: Ý thức chính trị và nguyên tắc tự do trong văn chương Oscar Wilde

E. SAN JUAN, Jr. là nhà phê bình văn học và văn hóa thế giới, là giáo sư danh dự về Tiếng Anh, Văn học so sánh (Comparative Literature) và Nghiên cứu Dân tộc học. Ông nhận bằng từ Trường đại học Philippines và Đại học Harvard. Ông là trưởng khoa Văn hóa so sánh Hoa Kỳ, Đại học Washington, và hiện là thành viên của Trung tâm Hary Ransom, thuộc Đại học Texas.

San Juan trước đây là nghiên cứu sinh ở Viện W.E.B. Du Bois, Đại học Harvard; và Trung tâm Nghiên cứu Quỹ Rockefeller, Bellagio, Italy. Ông cũng làm giáo sư Fullbright của khoa Nghiên cứu Hoa Kỳ tại trường Đại học Leuven, Bỉ; Đại học Philippines và Đại học Ateneo de Manila. Ông là trưởng khoa Văn hóa so sánh Hoa Kỳ, Đại học bang Washington; thành viên Trung tâm Nhân học, Đại học Wesleyan, và Viện Nghiên cứu Nhân học Cao cấp, Đại học Edinburgh; giáo sư thỉnh giảng về văn học Đại học Trento, Italia; Đại học Đạm Giang và Trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Loan.

Các trước tác của ông bao gồm: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và văn hóa (Duke), Cám dỗ của Philippines (Temple), Bá quyền và Chiến lược lấn biên (SUNY), Vượt qua lý thuyết hậu thuộc địa (St. Martin / Palgrave), Làm việc thông qua các mâu thuẫn (Bucknell), Trong sự thức tỉnh của khủng bố (Lexington), Balikbayang Sinta: Một người đọc E San Juan  (Nhà xuất bản Đại học Ateneo de Manila); Chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và Cách mạng ở Philippines (Palgrave / Macmillan), Hướng tới quyền tự quyết của người Philippines (SUNY), Phê bình và chuyển đổi xã hội (Báo chí Edwin Mellen), và các can thiệp quan trọng: Từ Joyce và Ibsen đến CS Peirce và Maxine Hong Kingston (Nhà xuất bản Học viện Lambert.) Những tập thơ gần đây của ông bằng tiếng Philippines bao gồm Mahal Magpakailanman, Diwata Babaylan và Bukas Luwalhating Kay Ganda (tất cả đều có trên amazon.com).

Các tập thơ của ông bằng tiếng Philippines: Alay sa Paglikha ng Bukang-Liwayway (Ateneo), Balikbayang Mahal: Passages from Exile (LuLu.com), Sapagkat Iniibig Kita at iba pang tula (Ateneo U Press), Salud Algabre at iba pang tula (Nhà xuất bản Đại học San Agustin), and Sutrang Kayumanggi Trung tâm nghiên cứu văn hóa Philippines. Storrs, CT 06268. Các tác phẩm của ông đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Nhật. Ông là thành viên trong ban biên tập của Tập san Nghiên cứu Đại Tây Dương, Logic văn hóa, Left Curve, Biên niên sử di sản, Tạp chí Amerasia và Phê bình văn hóa (Kritika Kultura) – 11/2010.

(Tiểu sử trên Amazon)

Tìm hiểu về nghiên cứu “The art of Oscar Wilde” của giáo sư E. San Juan Jr. trên Archieve: https://archive.org/details/artofoscarwilde00sanj

Hà Thủy Nguyên (HTN): Tại sao ông chọn Wilde trong cuốn sách đầu tay của mình? Lúc làm luận án, ông có nghĩ về tầm ảnh hưởng Wilde có thể tạo ra ở Philippines hay không? Tại sao một học giả Philippines vào những năm 1960 lại thấy Oscar Wilde thú vị, và học vị tiến sĩ Tiếng Anh cho ông công cụ gì để thấu hiểu tầm quan trọng lịch sử của Oscar Wilde?

Giáo sư San Juan Jr.

Cố vấn luận án của tôi ở Đại học Harvard, một học giả nghiên cứu thời Victoria, Jerome Buckley, đã gợi mở rằng Wilde là một nhà hiền triết ngôn sứ cuối thời Victoria, thuộc phong trào duy mỹ, được truyền cảm hứng bởi Walter Pater, John Ruskin và nhà xã hội học William Morris. Những năm 1964 – 65 ấy, chỉ có một vài bài phê bình học thuật nghiêm túc của ông còn lại. Tôi hồi tưởng lại cuốn sách Edouard Roditi viết về ông, vậy thôi. Không nhà văn Philippines nào tuyên bố mình chịu ảnh hưởng của Wilde, dù người mở đầu cho lối viết hiện đại của Phlippines, Jose Garcia Villa đã quả quyết thể hiện quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” bất chấp chủ nghĩa thực dân, thứ môi trường thuần túy của xã hội Philippines thực dân đầu thế kỷ hai mươi. Được đào tao chính thức về Phê bình Mới, tôi có thể phân tích phong cách tản mạn và  diễn ngôn trong các vở kịch, thơ ca và tiểu luận của Wilde, nhưng không phân tích được mối liên hệ ngầm ẩn của nó với bối cảnh thời Victoria ở Ireland, vậy nên, cuốn sách của tôi chủ yếu là một bản phân tích và bình luận theo chủ nghĩa hình thức, chứ không phải một bản phân tích những thành tựu Wilde đã đạt được qua góc nhìn chính trị hay lịch sử xã hội. Tóm lại, phong trào đồng tính nam và đồng tính nữ vào đầu thập niên sáu mươi chưa đủ mạnh để làm bật lên tư tưởng tiên phong của Wilde trên nền đạo đức Thanh giáo và hệ tư tưởng thực dân Anh mang tính áp chế (lên Ireland) nói riêng.

HTN: Oscar Wilde nổi tiếng với án tù liên quan tới xu hướng tình dục của ông ta. Ông đã phải ngồi tù hai năm sau khi mất hết gia tài và tuyên bố phá sản. Từ những gì ông đã viết trong De Profundis, những ngày tháng giam cầm dường như Wilde đã thay đổi rất nhiều. Ông nghĩ gì về sự thay đổi này? Nó là tốt hay xấu?

Giáo sư San Juan Jr.

Wilde đã thay đổi, ông ấy tự ý thức bản thân hơn, nhưng đặc biệt là ông đã thấu hiểu hoàn cảnh của các tù nhân trong hệ thống hoàng gia Anh quốc. Ông đã có ý thức hơn về nguồn gốc Ireland, đó là điều tốt, bởi tình thế bị ruồng bỏ đã buộc ông phải nhìn vào hệ tư tưởng – hệ quyền lực của xã hội đạo đức giả và gia trưởng ấy, nơi ông đã mắc cái nợ công danh của một nhà văn với những vở kịch châm biếm dí dỏm làm hài lòng những bậc tinh hoa giàu có. De Profundis cần được hiểu là một bản cáo trạng hùng hồn nhất của Wilde dành cho Đế quốc Anh vốn bị phân chia giai cấp, bản cáo trạng ấy bổ sung thêm vào những cuộc bút chiến của George Bernard Shaw và Sean O’Casey, và mở màn cho những phê bình đanh thép của George Orwell, Christopher Caudwell, Auden, và nhà hát Giận dữ trong thập niên sáu mươi ở nước Anh.

HTN: Trong “Tâm hồn con người”, Oscar Wilde đã thể hiện sự quan tâm của mình tới chủ nghĩa xã hội, ông có biết tại sao Oscar Wilde lại hưởng ứng chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản không?

Giáo sư San Juan Jr.

Ông ấy muốn xây dựng một xã hội quân bình, một xã hội bình đẳng hơn trên những thành tựu của chủ nghĩa tư bản, giống như Marx nói rằng xã hội chủ nghĩa tương lai sẽ trỗi dậy và đào thải các thể chế áp bức của xã hội tư sản. Tất cả các hệ thống xã hội đều mâu thuẫn, một sự thống nhất của các mặt đối lập, vì vậy Wilde đã công thức hóa lên một xã hội Utopia theo trực giác của mình dựa trên cơ sở định hướng cá nhân chủ nghĩa xuất phát từ nền tảng giáo dục trong gia đình thượng lưu của ông. Chủ nghĩa xã hội của Wilde dựa trên truyền thống nổi dậy lâu đời của người Ireland chống lại những tác động tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Anh từ thời Cromwell cho tới cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại sự áp bức của người Anh. Việc Wilde đã từng đọc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Marx và Engels hay chưa đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhưng một điều chắc chắn là Wilde đã chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiền xã hội chủ nghĩa của Ruskin, những nghệ sĩ Tiền Raphael, chủ nghĩa tự do kiểu Spinoza của George Eliot, phong trào Hiến chương, xu hướng vô chính phủ của Pháp, và thậm chí là bởi những quan điểm chống chủ nghĩa đế quốc của Byron và Shelley.

HTN: Tôi luôn cho rằng Oscar Wilde nhận thức rõ về vai trò chính trị của cái đẹp, ông có thể mở rộng thêm ý tưởng của Wilde về điều đó không? Ông có đồng ý với Wilde không?

Giáo sư San Juan Jr.

Những lý tưởng duy mỹ mà chủ nghĩa lãng mạn Đức, chủ yếu là Schiller và Goethe, đã truyền đến Coleridge và các nhà phê bình lãng mạn khác, chắn chắn đã kết nối cái đẹp và tự do, dù qua một góc nhìn lý tưởng hóa và cá nhân chủ nghĩa. Phong trào lao động ở Anh quốc vừa xuất hiện và còn non trẻ, thường được thúc đẩy bằng những xúc cảm mang tính mộ đạo thuộc về tôn giáo (Wesley, Phong trào Giám Lý, vân vân…) và cả phong trào nghệ thuật – thủ công của William Morris, một nghệ sĩ/nhà tư tưởng đã thực sự kết nối sự hài hòa hữu cơ của cá tính với những lý tưởng tự do chính trị. Wilde chịu ảnh hưởng của tất cả những xu hướng ấy, dĩ nhiên bao gồm cả chủ nghĩa duy mỹ Pháp của Gautier, Mallarme và những người đồng nghiệp của họ trong phong trào Tượng trưng.

HTN: Đóng góp quan trọng nhất của Oscar Wilde đối với văn chương tiếng Anh và văn chương thế giới là gì?

Giáo sư San Juan Jr.

Phát ngôn của Wilde về sự tận lực của nhà văn dành cho những nguyên tắc tự do, công bằng xã hội, và tự do nhân dân (nền độc lập của Ireland), và sự cần thiết phải thể hiện điều đó qua lời nói và hành động, những điều ấy tạo nên đóng góp lâu dài nhất của Oscar Wilde.

HTN: Tiểu thuyết, kịch và thơ của Oscar Wilde dường như chẳng phải là lời tuyên bố về cái đẹp, mà giống một cuộc trò chuyện của Wilde về triết lý của cái đẹp hơn. Ông nghĩ sao về điều này?

Giáo sư San Juan Jr.

Vâng, tiểu thuyết và thơ ca của Wilde bàn nhiều hơn về nhu cầu của xã hội đương thời và đòi hỏi sinh tồn. Tư tưởng duy mỹ nơi ông là một chiều hướng khác thể hiện vai trò trái ngược trong việc chỉ trích khía cạnh truyền thống thủ cựu hơn trong Wilde vốn được định hình bởi nền tảng giáo dục đào tạo và gia đình thượng lưu. Tóm lại, tác phẩm và cá tính của Wilde là hiện thân của những mâu thuẫn chính trị và ý thức hệ trong thời đại của ông, một điểm hoặc một sân khấu của những nghịch lý, trớ trêu và những điều mơ hồ người nghệ sĩ phải vướng vào trong cơn khủng hoảng gấp gáp của nửa cuối đế chế Victoria. Tác phẩm của ông có thể được phân tích một cách hữu ích như là một thí dụ kiểu mẫu của một nghệ sĩ tư sản cố gắng giải phóng tâm hồn mình ra khỏi nhà tù của chủ nghĩa tôn sùng vật chất, khỏi lao động như máy móc và chủ nghĩa duy vật thô bỉ của hệ thống tư bản – đế quốc. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ thứ nghệ thuật có tầm nhìn và khổ đau của Wilde, vốn lấy bối cảnh từ những vấn đề phức tạp của con người lao động, các nhóm thuộc địa và bị kỳ thị (người đồng tính nam, gái mại dâm, vân vân…) và các nghệ sĩ vô chính phủ trong suốt thời hoàng kim của Đế quốc Anh trước dự khủng khiếp của Thế Chiến I và cơn bão lửa của cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga.

Hà Thủy Nguyên phỏng vấn

Minh Hùng dịch

Bản tiếng Anh:

HTN: Why did you choose Wilde to be your first book? At the time of working on your thesis, did you think about the influence Wilde might have on Philippines? Why a Filipino scholar in the 1960s found Oscar Wilde interesting, and what kinds of tools your PhD in English provided for understanding the historical significance of Oscar Wilde?

Prof. San Juan: My Harvard U thesis adviser and Victorian scholar Jerome Buckley suggested Wilde as a late-Victorian prophetic sage of the aestheticist movement inspired by Walter Pater, John Ruskin, and the socialist William Morris. Only a few serious scholarly critiques of his entire oeuvre existed then in 1964-65. I recall Edouard Roditi’s book on him, that’s all. No Filipino writer has proclaimed being influenced by Wilde, although the founder of modernist Philippine writing, Jose Garcia Villa, expressed his commitment to “art for art’s sake” in defiance of the colonialist, puritan milieu of early twentieth-century colonial Philippine society. My formalist training in New Criticism allowed me to analyze the rhetorical and discursive modes of Wilde’s plays, poetry and essays, but not their hidden links to the Victorian and Irish contexts, so my book is mainly a formalist analysis and commentary, not a sociohistorical or political construal of Wilde’s achievement. In short, the gay and lesbian movement in the early sixties was not yet strong enough to foreground Wilde’s pioneering attach on repressive Puritan morality and British colonial ideology (against Ireland) in particular.

HTN: Oscar Wilde was well known for his trials related to his sexual tendency. He had to serve two years in prison after losing all his wealth and declaring bankruptcy. During the imprisonment, from what he wrote in De Profundis, he seemed to change a lot. What do you think about the change? Was it good or bad? 

Prof. San Juan: He did change in being more self-conscious, but more specifically in understanding the plight of prisoners in the British imperial system. He became more consciously Irish, which was a good thing, since his outcast/pariah situation forced him to look at the power-ideological system of patriarchal and hypocritical society to which he owed his celebrity status as the writer of witty satirical plays that amused the propertied elite. De Profundis needs to be interpreted as Wilde’s most eloquent denunciation of class-divided imperial Britain which supplemented George Bernard Shaw and Sean O’Casey’s polemics, and inaugurated the yrenchant critique of George Orwell, Christopher Caudwell, Auden, and the Angry theater of the sixties in Britain.

HTN: In “The Soul under Socialism”, Oscar Wilde showed his interest in socialism, do you know why Oscar Wilde preferred socialism over capitalism? 

Prof. San Juan: He wanted to build an egalitarian, more just society on the achievements of capitalism, just as Marx said that the future socialist society would emerge as the gravedigger of the oppressive institutions of bourgeois society. All social systems are contradictory, a unity of opposites, so Wilde formulated his intuitive utopian society on the basis of the individualist orientation derived from his bourgeois education and background. Wilde’s socialism is grounded on the long durable tradition of Irish rebellion against the brutal effects of British colonialism from the time of Cromwell to the revolt of the Irish peasants against British oppression. It is still a question whether Wilde read Marx and Engels’ COMMUNISTMANIFESTO. But it is certain that Wilde was influenced by the proto-socialist ideas of Ruskin, the Pre-Raphaelites, George Eliot’s Spinozist liberalism, the Chartist movement, the French anarchist trend, and even by the anti-imperialist sentiments of Byron and Shelley.

HTN: I always think that Oscar Wilde was well aware of the political role of beauty, could you expand further his ideas on this? And do you agree with him?

Prof. San Juan: The aestheticist ideals that German romanticism, primarily Schiller and Goethe, transmitted through Coleridge and other Romantic critics, certainly connected beauty and freedom, though from an idealist, individualist perspective. The labor movement in Britain was still nascent and emergent, often motivated by religious or pietist sentiments (Wesley, Methodism, etc.), and the arts-and-craft movement of William Morris, the thinker/artist who really linked organic harmony of the personality with political libertarian ideals. Wilde was influenced by all these trends, including of course the French aestheticism of Gautier, Mallarme, and their colleagues in the Symbolist movement.

HTN: What is the most important contribution of Oscar Wilde to the English literature and the world literature? 

Prof. San Juan: Wilde’s articulation of the writer’s commitment to principles of liberty, social justice, and popular freedom (Irish independence), and the need to demonstrate this in words and action, that constitutes Wilde’s most enduring contribution.

HTN: Novels, plays and poems of Oscar Wilde don’t seem to be his declaration of beauty but rather his conversation on philosophy of beauty. What do you think about it? 

Prof. San Juan: Yes, his fiction and poetry were addressed more to the needs of contemporary society then, and the demands of survival. His aestheticism is the other dimension that performs the contradictory role of criticizing the more conformist or traditional side of Wilde determined by his upper-class education, training, and family background. in short, Wilde’s work and personality is an embodiement of the political and ideological contradictions of his time, the site or theater of paradoxes, ironies, and ambiguities of the artist caught in the urgent crises of late Victorian empire. His work can be profitably analyzed as a paradigm of the bourgeois artist trying to free his soul from the prison of commodity-fetishism, from the alienated labor and crass materialism of the capitalist-imperialist system. We can learn a lot from Wilde’s tormented, visionary art contextualized in the complex problems of working people, colonized and stigmatized groups (gays, prostitutes, etc.), and anarchist artists during the heyday of the British Empire before the horrors of World War I and the firestorm of the Bolshevik Revolution in Russia.

Oscar Wilde ở Hà Nội: Cộng đồng Văn chương Book Hunter ở Việt Nam

Tôi được tiếp thêm nhiều năng lượng và cảm hứng từ hai người bạn mới quen trong chuyến thăm Hà Nội gần đây. Thảo đã sáng tác và xuất bản một tiểu thuyết lịch sử giả tưởng mang tên Điệu nhạc trần gian vào năm 2004, khi ấy Thảo còn là một cô bé. Hiện cô đã trở thành một nhà văn được công nhận trên toàn quốc với bút danh Hà Thủy Nguyên. Cùng với chồng mình là Lê Duy Nam và nhiều bạn

Minh Hùng

01/10/2019

Chủ nghĩa lãng mạn: Từ cảm hứng giải phóng cá nhân đến cái lồng mới của nhân loại

Romanticism được dịch sang từ Hán Việt là Chủ nghĩa lãng mạn. “Lãng mạn” theo nghĩa đen là con sóng tràn đầy; theo nghĩa bóng là chỉ sự buông thả, phong lưu, không chịu ràng buộc của luân lý. Lối dịch này có lẽ do ảnh hưởng từ cách dịch của các nhà văn hiện đại Trung Quốc. Lối hiểu này nghe có vẻ hợp lý và gần nghĩa nhưng vô tình làm giảm đi triết lý của “romanticism”, và đưa “romanticism” đến gần với

Lãng mạn và Cổ điển: Hai cách nhìn thế giới

Thế giới quan Lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu ở châu Âu từ giữa thế kỷ 18 và đến nay đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc trên toàn cầu. Tầm ảnh hưởng của nó lớn đến mức thật khó để đi sâu tìm hiểu bất cứ vấn đề nào mà không bắt gặp vị trí thống trị của chủ nghĩa Lãng mạn. Cốt tủy của tinh thần Lãng mạn là một lòng tin

Minh Hùng

03/01/2024

Book Hunter ra mắt bản dịch “Bức họa Dorian Gray” đầy đủ nhất từ trước tới nay

"Bức họa Dorian Gray" (Tên tiếng Anh: "The picture of Dorian Gray") của nhà văn vĩ đại người Anh Oscar Wilde là một trong các tác phẩm có ảnh hưởng nhất của thế giới phương Tây. Tác phẩm được nhiều lần chuyển thành phim (25 bộ phim bao gồm chuyển thể và phóng tác), truyền cảm hứng cho nhiều truyện tranh, ca khúc và thi ca. Thậm chí, cái tên Dorian Gray còn được sử dụng để gọi hội chứng tâm lý sợ tuổi già và

Book Hunter

18/10/2018

Cuộc đời nhà thơ Alfred, Lord Tennyson – đau thương đằng sau những câu thơ tuyệt mỹ

Hơn bất cứ một nhà văn nhà thơ thời Victoria nào khác, Tennyson gần như đã là hiện thân của cả thời đại mình, ngay với cả những người cùng thời và cả những độc giả hiện đại. Trong thời của mình, người ta cho rằng ông cùng với Nữ hoàng Victoria và Gladstone là ba người nổi danh nhất đương thời, một vinh dự không nhà thơ  tiếng Anh nào từng có được. Là người phát ngôn chính thức về thi ca dưới triều đại

Minh Hùng

01/05/2017