Home Hiểu Chúng ta là những nhân vật giả tưởng do chính mình tạo ra

Chúng ta là những nhân vật giả tưởng do chính mình tạo ra

Chúng ta vẫn luôn tưởng tượng và tranh cãi với nhau về đời sống nội tâm của các nhân vật văn học với ý thức rằng chẳng có sự thật nào về có động cơ và niềm tin của họ cả. Lẽ nào đời sống nội tại của chính chúng ta cũng chỉ là những tác phẩm hư cấu?

  •       Các dữ liệu cho thấy rằng những câu chuyện về động cơ, niềm tin và giá trị mà chúng ta tự sự với bản thân không chỉ đơn thuần không đáng tin cậy mà còn hoàn toàn là hư cấu.
  •       Bộ não là bậc thầy kể chuyện, nó thậm chí có thể biện minh cho những lựa chọn mà chúng ta chưa từng đưa ra.
  •       Sự tự quán chiếu (introspection) không phải là một kiểu nhận thức nội tâm kỳ khôi nào; đó là trí tưởng tượng của con người đang xác nhận chính nó.

Ở đoạn cao trào của Anna Karenina, nữ chính đã lao mình vào gầm một đoàn tàu đang xuất ga ở rìa Moscow. Nhưng cô ả có thực muốn chết không? Có thể có nhiều cách lý giải khác nhau về khoảnh khắc quan trọng này trong kiệt tác vĩ đại của Tolstoy. Phải chăng sự say mê của cuộc sống quý tộc Nga và nỗi sợ hãi mất đi người yêu đã khiến Vronsky không thể chịu đựng nổi mà nên nỗi chọn cái chết làm sự giải thoát duy nhất? Hay hành động sau cùng của cô chỉ là sự thất thường, một cử chỉ kịch nghệ cường điệu và không được hình dung kỹ lưỡng dù trong một khắc trước khi cơ hội xuất hiện.

Đó là những câu hỏi, nhưng liệu có câu trả lời nào cho chúng? Nếu Tolstoy nói rằng Anna có mái tóc đen, thì ta biết Anna có mái tóc đen. Nhưng nếu Tolstoy không cho chúng ta biết tại sao Anna lại quyên sinh, thì động cơ của Anna chắc chắn là một khoảng trống. Chúng ta có thể cố gắng khỏa lấp khoảng trống này bằng cách biện giải theo ý mình và tranh luận về tính hợp lý của những lý giải đó. Nhưng chẳng có sự thật ẩn giấu nào về mục đích thực sự của Anna cả, tất nhiên, vì Anna là một nhân vật hư cấu.

Thay vào đó, giả sử rằng Anna là một nhân vật lịch sử và kiệt tác của Tolstoy là sản phẩm báo chí tái hiện các sự kiện có thật. Giờ đây, câu hỏi về động cơ của Anna trở thành một vấn đề về lịch sử hơn là một luận giải văn học. Tuy nhiên, cách thức lý giải của chúng ta vẫn như cũ: vẫn văn bản đó, giờ đây sẽ được xem là manh mối (dù có thể không đáng tin cậy) về trạng thái tinh thần của một người thực, không phải là một nhân vật hư cấu. Lúc này các luật sư, nhà báo và nhà sử học sẽ thay thế các nhà phê bình và học giả văn học trong việc luận bàn và tranh luận về các cách diễn giải cạnh tranh.

Bây giờ thử tưởng tượng chúng ta đích thân hỏi chuyện Anna. Với giả định rằng tiểu thuyết của Tolstoy hoàn toàn là một bản tường thuật một sự kiện có thật, nhưng động cơ hơi nước đồ sộ của đoàn tàu đã hãm phanh đúng lúc. Bị thương nặng, Anna được đưa vào điều trị ẩn danh tại một bệnh viện ở Moscow. Cô đáp trả những chua cay của cuộc đời bằng cách vượt qua và ở ẩn để đoạn tuyệt với quá khứ. Chúng ta bắt gặp Anna đang dưỡng bệnh trong một viện điều dưỡng Thụy Sĩ. Hẳn nhiên, Anna cũng không tỏ tường hơn ai về động cơ tự kết liễu thực sự của mình. Cô rốt cuộc cũng phải dấn thân vào một quy trình biện giải: vừa quán chiếu các ký ức (chứ không phải bản thảo của Tolstoy), vừa cố gắng tổng kết về hành vi của mình.

Ngay cả khi Anna quyết biện giải dứt điểm hành động của mình, chúng ta vẫn có thể hoài nghi rằng liệu luận giải của chính cô có thuyết phục hơn luận giải của những người khác hay không. Hẳn là cô có thể giữ những “dữ liệu” mà người ngoài không nắm bắt được – có thể, Anna nhớ được những câu từ tuyệt vọng lướt qua trong trí óc mình “Vronsky đã rời bỏ mình mãi mãi” khi bước đến bên rìa sân ga định mệnh. Tuy nhiên, những lợi thế đó có thể bị lấn át bởi lăng kính méo mó của nhận thức về bản thân (self-perception). Những luận giải của chúng ta về hành động của chính mình, cùng với một số tố chất khác, dường như gán cho chúng ta sự khôn ngoan và ưu việt hơn so với những người quan sát ngạo nghễ ngoài kia. Tự truyện luôn xứng đáng là thước đo của sự hoài nghi.

Tất cả chúng ta đều là những nhân vật hư cấu?

Nhưng liệu những câu chuyện mà ta tự sự với chính mình có thật là bộ mặt cuộc đời chúng ta? Tất cả chúng ta đều hẳn đều từng nghe qua câu nói kinh điển rằng “báo chí là bản phác thảo đầu tiên của lịch sử” (thường được gán cho chủ tịch Bưu điện Washington và nhà xuất bản Philip L. Graham,vv…). Nhưng cũng đúng khi nói rằng luồng ý thức trong từng khoảnh khắc bên trong chính chúng ta là bản phác đầu tiên của cuốn tự truyện. Và nếu tự truyện xứng đáng là một thước đo của sự hoài nghi, thì bản phác thảo đầu tiên của tự truyện có lẽ còn xứng đáng gấp đôi.

Trong cuốn The Mind is Flat: The Remarkable Shallowness of the Improvising Brain (tạm dịch: Tâm trí phẳng: Sự nông cạn bất ngờ của bộ não bị động) của mình, tôi lập luận rằng khoa học thần kinh, tâm lý học và AI hiện đại đang đưa chúng ta ngày càng gần với kết luận rằng: những câu chuyện tự kể của chúng ta về động cơ, niềm tin và giá trị không những không đáng tin cậy trong các chi tiết cụ thể mà còn là thuần hư cấu. Chúng chỉ là sự ngẫu hứng, được tạo tác theo phép hồi tưởng của kẻ bịa chuyện phi phàm mang tên tâm trí con người. Khi tưởng tượng, truy vấn hoặc tranh luận về động cơ của Anna, chúng ta biết rằng không có câu trả lời đúng về động cơ thực sự ẩn sau hành động của Anna vì Anna không có thật. Tuy nhiên, chính cơ cấu bịa chuyện mà bộ não của chúng ta dùng để lý giải hành động của các nhân vật hư cấu cũng được sử dụng khi ta lý giải hành động của mọi người, và mặc nhiên, của chính chúng ta. Hợp lẽ thay, chúng ta là những nhân vật hư cấu do chính mình tạo ra.

Hãy cùng xem xét với ba lối bằng chứng. Đầu tiên, khoa học thần kinh. Các luận giải về mặt ngôn từ mà chúng ta tạo ra về hành vi của chính mình được thiết lập từ các trung tâm ngôn ngữ trong vỏ não trái. Ở những người được phẫu thuật tách não làm đôi bằng cách cắt đứt thể liệu keo liên kết giữa vỏ não trái và phải, đồng nghĩa với việc cơ cấu tạo ngôn ngữ ở vỏ não trái tất yếu phải mù tịt về những gì đang xảy ra ở vỏ não phải. Lúc này, vỏ não bên phải vẫn nhìn thấy nửa bên trái của trường thị giác và điều khiển tay trái. Thành thử, khi những người này được yêu cầu giải thích bằng lời nói về các hành động của tay trái, có thể chắc mẩm rằng họ sẽ hoàn toàn hoang mang. Nhưng không hề! Tất cả họ đều thừa sẵn sàng để đưa ra một lời giải thích tương đối hợp lý (mặc dù hoàn toàn vô căn cứ).

Trong một nghiên cứu kinh điển của Michael Gazzaniga, Đại học UC Santa Barbara, một người bị tách não được yêu cầu ghép các hình ảnh trên các tấm thẻ với một hình ảnh trên màn hình. Điều đặc biệt là hai nửa não được cho xem những hình ảnh khác nhau: Nửa não trái (ngôn ngữ)được xem hình chân gà, và nửa não phải được xem cảnh tuyết rơi. Sau đó người tham gia sẽ chọn tấm thẻ phù hợp với hình ảnh đã được cho xem. Não phải chỉ đạo tay trái chọn hình ảnh một cái xẻng xúc tuyết – tất nhiên là phù hợp với cảnh tuyết rơi. Nhưng não trái – ngôn ngữ, không hề hay biết về điều đó – nó chỉ thấy một cái chân gà. Tuy nhiên, khi được yêu cầu giải thích về hành động của tay phải, não trái đã sẵn sàng đưa ra một câu trả lời nhanh nhạy, lưu loát, và có vẻ thuyết phục: rằng chọn cái xẻng để dọn chuồng gà. Đây là một câu trả lời sáng tạo tuyệt vời: não trái đã nỗ lực để liên hệ cái chân gà với cái xẻng, dù câu trả lời này cũng rõ ràng là sai. Nhưng điều ấn tượng là câu trả lời đã được thiết lập, chưa kể đến sự trôi chảy và sức thuyết phục. Nó khiến người ta hết sức ngờ vực rằng lẽ nào nửa não trái mà Gazzaniga gọi là “người thông dịch” của chúng ta chính là một bậc thầy về phát minh – nó không bao giờ có quyền truy cập trực tiếp vào nguyên nhân thực tế của hành vi.

Thứ hai, tâm lý học. Nhiều thập kỷ thử nghiệm đã cho thấy rằng chúng ta là những kẻ bịa chuyện (story-spinners) về động cơ, suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Chúng ta tưởng tượng rằng mình thấy mọi người hấp dẫn hơn sau khi bước trên một qua một cầu treo vừa cao vừa chao đảo (nếu không, tại sao lại là adrenaline?). Khi được tiêm adrenaline, bạn sẽ đánh giá hành vi gây khó chịu thành ra tệ hại hơn (bạn lý giải adrenaline là một manh mối đánh dấu cơn thịnh nộ của mình). Gần đây hơn, hiện tượng mù lựa chọn (choice blindness) đáng kinh ngạc cho thấy mọi người có thể bị lừa khi nghĩ rằng họ thích một khuôn mặt, một vị mứt, hoặc thậm chí một quan điểm chính trị hơn một đối tượng tương ứng khác – và họ có thể biện minh một cách trôi chảy và thuyết phục cho một lựa chọn mà họ chưa bao giờ thực sự đưa ra.

Cuối cùng là bằng chứng từ trí tuệ nhân tạo. Nếu có thể vạch trần (không chỉ bịa ra những câu chuyện về) nguyên nhân thực sự dẫn đến hành vi của chúng ta, thì chuyên gia ngành nào cũng có thể cho chúng ta biết họ biết những gì và tại sao. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể đưa kiến ​​thức đó vào cơ sở dữ liệu nhằm tái tạo kiến ​​thức chuyên môn đó trong máy tính. Phải chi mọi việc dễ nhằn như vậy! Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đã thử nghiệm chiến lược này và sau đó thất bại ê chề.. Hóa ra các chuyên gia không biết mình đã chẩn đoán bệnh tật, dự báo thời tiết hay chơi cờ vua ra sao: Những lời giải thích của họ vừa đầy lỗ hổng vừa tự mâu thuẫn đến vô vọng. Nhìn lại, có lẽ, điều này chẳng đáng ngạc nhiên – xét cho cùng, hai thiên niên kỷ triết học chắc chắn đã chứng minh những vấn đề  và mâu thuẫn khó hiểu nảy sinh khi chúng ta cố gắng giải thích những câu nói thường ngày về thiện và ác, về tự do và trách nhiệm, hay bản chất của nhân quả.

Tâm trí, trong hoàn cảnh bị mất đi hoàn toàn sự nhất quán, là một người kể chuyện với sức sáng tạo ngoạn mục, nó tạo ra một luồng giải thích, suy đoán và diễn giải liên tục phủ lên tất cả suy nghĩ và hành động của chính chúng ta. Và những câu chuyện này còn mạch lạc và thuyết phục đến nỗi chúng ta thường lầm chúng với những lời tường thuật từ một thế giới nội tâm tăm tối. Nhưng quán chiếu không phải là một dạng nhận thức nội tâm kỳ khôi nào; đó chính là trí tưởng tượng của con người đang xác nhận chính nó.

Bài viết này được trích từ cuốn Tâm trí phẳng với sự cho phép của tác giả.

Nguồn: https://bigthink.com/neuropsych/mind-is-flat-nick-chater/

Nguyễn Nga dịch

Để tìm hiểu những nghiên cứu mới nhất về cách não bộ hoạt động vào kiến tạo thực tại về cá nhân qua Bộ đôi sách về Khoa học não bộ của Lisa Feldman Barrett

“Nguồn gốc cảm xúc” của Lisa Feldman Barret: Khoa học não bộ lật ngược những nhận định truyền thống về cảm xúc

“Nguồn gốc cảm xúc - bí ẩn sống động của bộ não” là cuốn sách thách thức nhiều hiểu biết liên quan đến cảm xúc, điều mà tưởng chúng ta đã thấu tỏ rất lâu về nó. Đồng thời, tác phẩm cũng cung cấp những định nghĩa nền tảng, trao tặng người đọc sức mạnh mới để xử lý một trong những trạng thái sinh học được nghiên cứu nhiều nhất của nhân loại. Phần lớn chúng ta trải nghiệm cảm xúc chỉ đơn giản như một chương trình được
Xem

TÂM LÝ HỌC TRONG HỘP BÚT CHÌ MÀU

Giống như những nốt nhạc góp lên dãy phím đàn, hay những chữ cái tạo thành bảng chữ cái, màu sắc cũng góp phần dựng xây lên cảm xúc của chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Anh, tên của màu sắc cũng dùng để miêu tả tâm trạng, như trong cách nói “feeling blue” hay “seeing red”.  Mỗi sắc màu kết nối một cách tinh tế với một mạng lưới những trải nghiệm, những liên kết. Một số màu kết nối đến

Minh Hùng

05/03/2019

Tội phạm: hoàn cảnh hay bản chất?

  BookHunter: Những ngày gần đây, truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về các vấn đề cướp - giết - hiếp... Dường như tội ác đang tràn lan khắp nơi. Trong khi dư luận đang tranh cãi về sự suy đồi đạo đức và lỗ hổng của luật pháp, thì thực tế lại chưa có tranh luận nào đi sâu vào tâm lý tội phạm. Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu một cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này.  Bài viết

Cách thức bộ não xử lý lời nói có thể giúp xác định sớm chứng mất trí

Nguồn: Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Baycrest. Chứng mất trí ở giai đoạn sớm thường liên quan tới các vấn đề về kí ức và suy nghĩ; nhưng người cao tuổi cũng nên để ý tới các vấn đề về nghe nói và giao tiếp, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Memphis và Trung tâm Baycrest đã chỉ ra. Trong số những người cao tuổi đạt điểm dưới thang điểm bình thường trong bài kiểm tra chứng mất

Não bộ của chúng ta có những ‘trung tâm thẩm mỹ’ khác nhau cho nghệ thuật và khuôn mặt

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng bộ não cảm nhận cái đẹp giữa nghệ thuật hoặc khuôn mặt khác nhau. Các ý quan trọng trong bài Một nghiên cứu mới cho thấy các phần khác nhau của não bộ hoạt động khi chúng ta nhìn vào những khuôn mặt đẹp hoặc tác phẩm nghệ thuật đẹp. Con đường khen thưởng được kích hoạt bằng cách nhìn vào vẻ đẹp trên khuôn mặt. Một phần khác của bộ não liên quan đến việc

Book Hunter

01/05/2023