Home Sống Cách thức bộ não xử lý lời nói có thể giúp xác định sớm chứng mất trí

Cách thức bộ não xử lý lời nói có thể giúp xác định sớm chứng mất trí

Nguồn: Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Baycrest. Chứng mất trí ở giai đoạn sớm thường liên quan tới các vấn đề về kí

Nguồn: Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Baycrest.

Chứng mất trí ở giai đoạn sớm thường liên quan tới các vấn đề về kí ức và suy nghĩ; nhưng người cao tuổi cũng nên để ý tới các vấn đề về nghe nói và giao tiếp, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Memphis và Trung tâm Baycrest đã chỉ ra.
Trong số những người cao tuổi đạt điểm dưới thang điểm bình thường trong bài kiểm tra chứng mất trí nhưng không có vấn đề gì đáng chú ý trong giao tiếp, các nhà khoa học nhận thấy một chuẩn đoán mới có tiềm năng phát hiện chứng mất trí giai đoạn đầu thông qua việc nhận biết chức năng không bình thường của vùng não bộ có nhiệm vụ xử lý lời nói (cuống não và vùng vỏ não thính giác).
Những vùng não này được cho là hồi phục nhanh hơn đối với bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, khám phá này chỉ ra những thay đổi xảy ra sớm ở chức năng chuyển đổi âm thanh lời nói thành những từ vựng hiểu được. Khám phá này có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự suy giảm năng lực não liên quan tới giao tiếp xuất hiện trước khi người bệnh kịp phát hiện ra mình đang gặp vấn đề.
Kỹ thuật nghiên cứu đo hoạt động điện não của nhóm có sử dụng một chiếc máy điện não đồ (electroencephalogram) cho những vùng não được dự đoán là có các suy giảm nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment), một điều kiện rất dễ phát triển thành bệnh Alzheimer’s, với xác suất chính xác là 80%. Bài kiểm tra này có thể được phát triển thành một xét nghiệm khách quan và tiết kiệm cho người cao tuổi.
Bài nghiên cứu này, được đăng tải online trên Journal of Neuroscience trước khi có ấn bản in, đã quan sát những người cao tuổi không có tiền sử mắc bệnh về não bộ hay bệnh tâm thần và có cùng năng lực thính giác.
Hoạt động ở cuống não của những người cao tuổi này cho thấy một quá trình xử lý lời nói rất không bình thường với việc mất tới 7 – 10 milli giây sau khi tín hiệu âm thanh chạm tới được tai, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề giao tiếp nghiêm trọng hơn trong tương lai.
“Điều này mở ra một cánh cửa mới trong việc nhận diện những dấu hiệu sinh học cho chứng mất trí bởi chúng ta có thể xem xét việc sử dụng quá trình xử lý âm thanh lời nói của não như một cách để phát hiện căn bệnh sớm hơn,” Dr. Claude Alain, tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là một nhà khoa học kỳ cựu tại Viện nghiên cứu Rotman tại Baycrest, hiện đang làm giáo sư khoa tâm lí học tại Đại học Toronto, cho biết.
“Đánh mất khả năng giao tiếp là một thảm hoạ và phát hiện này có thể dẫn tới sự phát triển của các phương pháp trị liệu và can thiệp có mục tiêu nhằm duy trì năng lực này và làm chậm lại quá trình phát triển của căn bệnh.”
Nghiên cứu được thực hiện trên 23 người lớn có đội tuổi từ 52 tới 86. Những người tham gia được tách ra thành hai nhóm dựa trên các kết quả của bài kiểm tra chứng mất trí, Khám định Năng lực Nhận thức Montreal (MoCA), do Ziad Nasreddine tạo ra vào năm 1996. Các nhà nghiên cứu đo hoạt động não tại cuống não trong khi những người tham gia xem một video. Họ đo hoạt động não tại vỏ não thính giác trong khi những người tham gia đang xác định các nguyên âm. Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm kết hợp cả hai bộ hoạt động não nhằm dự đoán các suy giảm nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment).
“Khi chúng tôi nghe thấy một âm thanh, những não bộ lão hoá bình thường giữ âm thanh đó lại trong quá trình xử lý, nhưng những não bộ có hiện tượng suy giảm nhận thức nhẹ mất đi năng lực chặn này và cứ như thể tất cả các cánh cửa chặn lũ bị mở toang ra vì phản hồi neuron của họ đối với các âm thanh giống nhau bị cường điệu hoá lên,” Dr. Gavin Bidelman, tác giả đứng đầu của nghiên cứu này đồng thời đang là giáo sư tại Đại học Memphis, cho biết. “Dấu hiệu mang tính chức năng này có thể giúp chúng ta nhận diện được những người nên được theo dõi kỹ hơn để tránh rủi ro phát triển chứng mất trí.”
Bước tiếp theo liên quan tới việc nghiên cứu liệu những cá nhân đã mắc chứng mất trí hoặc mới bị chuyển từ MCI thành chứng mất trí có biểu hiện tương tự về các biến đổi trong hoạt động não khi họ nghe lời nói hay không.
Với ngân sách bổ sung, các nhà nghiên cứu có thể thử nghiệm phát triển một chẩn đoán thay thế dễ sử dụng, dễ mang theo và có độ tin cậy cao để phát hiện MCI trong các giác quan khác nhau của cơ thể.
“MCI được biết là nguyên nhân gây ra các thay đổi trong các giác quan khác nhau, ví dụ như thị giác và xúc giác,” Dr. Alain cho hay. “Nếu chúng ta có thể phát hiện những thay đổi này qua một bài kiểm tra EEG không dây, chúng ta có thể kết hợp tất cả những thông tin này lại và phát triển một dấu hiện nhận biết sinh học tốt hơn. Một ngày nào đó, bác sĩ có thể giám sát một xét nghiệm ngắn khoảng 10 phút và cho ra kết luận ngay lập tức.”
“Điều này có thể mang lại một phương pháp chẩn đoán mới có khả năng kiểm tra năng lực nhận thức của một người, ví dụ như năng lực giao tiếp, và đo đạc những thay đổi sinh lí trong não bộ có khả năng dẫn tới chứng mất trí một cách khách quan,” Dr. Bidelman cho biết.
DịchNguyên Lăng
Học viên workshop “Các nguyên tắc dịch căn bản Anh-Việt và Việt-Anh”
Nguồn bài: https://neurosciencenews.com/speech-processing-dementia-6246/


VỀ BÀI BÁO NGHIÊN CỨU CHỨNG MẤT TRÍ NÀY
Nhóm nghiên cứu gồm: Jill Lowther (University of Memphis) và Sunghee Tak (Seoul National University).
TÀI TRỢ: Nghiên cứu này được tại trợ bởi Grammy Foundation, Canadian Institutes of Health Research, FedEx Institute of Technology, Center for Technologies and Research in Alzheimer’s Care.
Nguồn: Scott LaFee – Baycrest Center For Geriatric Care
Bản quyền ảnh: công cộng
Nghiên cứu gốc: Abstract for “Mild cognitive impairment is characterized by deficient brainstem and cortical representations of speech” by Gavin M. Bidelman, Jill E. Lowther, Sunghee H. Tak and Claude Alain in Journal of Neuroscience. Published online March 7 2017 doi:10.1523/JNEUROSCI.3700-16.2017
 
 

CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN HAY XU HƯỚNG XA XỈ KIỂU MỚI

Chủ nghĩa tối giản giờ đây giống như một tác phẩm nghệ thuật trình diễn cá nhân cực kỳ tẻ nhạt mà nó mang lại trong xã hội của chúng ta, với tiêu chuẩn thẩm mỹ kiểu: một cuộc sống “sơn trắng” đồ nội thất của bạn và những tủ quần áo hoàn hảo với các sản phẩm của Everlane và Aritzia. Về thẩm mỹ thị giác, chủ nghĩa tối giản thực sự chỉ truyền tải một điều: “Tôi muốn đi theo con đường an toàn

Ly cà phê đã ngon theo cách rất khác với truyền thống đen và đắng

Book Hunter: Nỗi ám ảnh của màu đen và đắng sánh của cà phê truyền thống Việt Nam đã đi vào trong âm nhạc. Âu cũng là cái gì “quen” sẽ thành “ngon”. Còn nhớ, nhạc sĩ Dương Thu viết: “Bóng tối đen như ly cà phê Bóng tối đắng như ly cà phê Em uống, từng ngụm nhỏ bóng tối Từng ngụm nhỏ bóng tối” (Trích ca khúc “Bóng tối bên ly cà phê”) Còn ban nhạc Bức Tường thì có ca khúc “Giọt

Trực giác và quyết định vô thức

Thỉnh thoảng chúng ta đưa ra những quyết định mà chúng ta nghĩ rất kỹ lưỡng về chúng, nhưng đa phần chúng ta đưa ra quyết định đơn giản bởi vì chúng ta cảm thấy nên thế. Có thể gọi là linh cảm, trực giác, hay bản năng- điểm chung của chúng đó là chúng ta không biết tại sao chúng ta cảm thấy điều đó, vậy mà cái cảm giác ấy lại thật mạnh mẽ khiến chúng ta hành động theo nó. Câu hỏi
le-nam

Lê Nam

26/04/2017

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Đường ống số 1 và số 2 Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến

Minh Hùng

18/10/2019

Để trở thành người phụ nữ đích thực

Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ:  kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới, rồi sau đó,  được nhà phân tâm học Carl Jung “chỉ mặt đặt tên” trong các nghiên cứu