Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #3: Sự tương ứng cung và cầu

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #3: Sự tương ứng cung và cầu

Minh Hùng

13/01/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-3-su-tuong-ung-cung-va-cau

Mời các bạn cùng theo dõi video số 3 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đặt hai đường biểu thị mức cung và mức cầu lên cùng đồ thị, qua đó xem xét số lượng và mức giá nhà đất sẽ biến đổi ra sao khi mức thu nhập và các tiện ích của thành phố thay đổi.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

=====
=====
Qua các video trước, ta đã biết cách xác định nguồn cung và nhu cầu không gian đô thị.

Để xác định quy mô tổng thể của thành phố và chi phí sinh sống ở thành phố đó, ta đặt hai thứ trên lại gần nhau. Đầu tiên là đường Nhu cầu có thể là một đường thẳng hoặc cong, nhưng nó sẽ đi xuống. (Xem video) Tiếp đến đường Cung cấp cũng tương tự, thẳng hoặc cong, nhưng nó sẽ hướng lên. Điểm hai đường này cắt nhau là điểm cân bằng thị trường. Và nó cho ta con số ước lượng về số nhà trong thành phố và giá của mỗi căn.

Nhưng, tôi lại nghe thấy bạn hét lên rồi: Làm thế nào mà thị trường lại đạt đến điểm cân bằng này? Các nhà kinh tế học đã xem xét vấn đề này suốt hơn 150 năm. Bắt đầu từ Antoine Augustin Cournot lỗi lạc, người phác thảo ra hinh chiếc kéo này. Nhưng phải nhờ Leon Walras, con một người học trò của Cournot, chúng ta mới có khái niệm “tatonnement” để mô tả quá trình thị trường dần đi tới trạng thái cân bằng. Ý tưởng cơ bản là nếu giá cả quá cao và cung vượt quá cầu, bên xây dựng sẽ biết rằng nhà họ xây không thể bán đi được, nên họ sẽ dừng thi công. Ngược lại, nếu giá quá thấp, thì bên xây dựng sẽ biết rằng nhà của mình đắt hàng vì ai cũng muốn giá tốt đó nên họ sẽ xây nhiều thêm chút nữa.

“Tatonnement” có vận hành hoàn hảo?

Dĩ nhiên không, nhưng sự thích ứng của cung và cầu là một cấu trúc tư duy hữu dụng để nghĩ về các yếu tố quyết định số lượng và giá cả trong các thị trường, bao gồm cả thị trường nhà đất ở Gotham.

Đến giờ ta đã vẽ hai đường, hãy thử nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu các tiện ích của thành phố được cải thiện, có thể bởi chính quyền thành phố chống tội phạm tốt hơn chẳng hạn. Đường Nhu cầu sẽ dâng lên và làm xuất hiện một điểm cân bằng mới.

Bạn thấy đấy, giá sẽ nâng lên và dân số thành phố cũng tăng. Mức độ tăng lên của nhu cầu quan sát được qua giá cả và số lượng được quyết đinh bởi tính co giãn của nguồn cung xây dựng. Để thấy điều đó, hãy xem xét hai phiên bản Gotham.

Phiên bản một, giống Houston, Texas. Có rất nhiều lô đất và chúng gần như tương đương nhau. Thế nên, đường cung cấp tiến lên một cách vô cùng chậm chạp. Các nhà kinh tế học gọi đó là mức cung co giãn.

Khi nhu cầu Gotham gia tăng giá cả sẽ nhích lên một chút, còn dân số thành phố thì sẽ tăng đột biến.

Phiên bản hai giống như London, vô cùng khó để tìm không gian mới. Kết quả là, đường Cung cấp gần như lên thẳng.

Trong trường hợp này, một sự gia tăng nhu cầu sẽ khiến giá cả nhảy dựng trong khi quy mô thành phố thì không đổi.

Mô hinh này mang trong nó rất nhiều giả định đơn giản hóa, nhưng nó đã lý giải một sự thật về thế giới. Khi các thành phố có mức cung không gian cố định, gồm cả San Francisco, New York và Boston có sự gia tăng trong nhu cầu bởi nền kinh tế của chúng nóng lên hay bởi các tiện ích được cải thiện tốt hơn, giá cả sẽ gia tăng rất nhiều và quy mô dân số thành phố thì chỉ tăng lên một chút.

Khi các thành phố với mức cung không giới hạn như Atlanta, Dallas, Houston, và Phoenix có sư gia tăng nhu cầu, cũng bởi có thêm thu nhập hoặc các tiện ích được cải thiện, ta sẽ thấy dân số tăng đột biến nhưng giá cả thì không mấy thay đổi.

Kinh tế học cơ bản thực sự có thể giúp ta hiểu thời vận đô thị nước Mỹ.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

“Hơn cả cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực mới là thứ giải thích thành phố nào sẽ thành công.” – Trích “Chiến thắng của đô thị”, tác giả Edward Glaeser (Nhóm dịch Book Hunter, Lê Duy Nam hiệu đính, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter, tái bản lần I, 2022) Thu hút nhân tài để phục hồi – lựa chọn lịch sử Sau loạn 12 sứ quân và những cuộc tranh giành quyền lực ở thời Đinh Lê, Lý Thái Tổ

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #2: Nguồn cung không gian đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào. *Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng

Minh Hùng

10/01/2023

Con người định hình Đô thị hay Đô thị định hình con người? Sự cùng tiến hóa trong thay đổi về mặt diện mạo, xã hội và kinh tế tại năm thành phố chính của Hoa Kỳ (phần 2-cuối)

Thay đổi đô thị bao gồm sự chuyển đổi về diện mạo vật lý và cấu trúc xã hội của các khu vực dân cư. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các thành phần vật lý và xã hội trong thay đổi đô thị chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng do sự thiếu thốn các thước đo đầy đủ về diện mạo khu dân cư. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp thị giác máy tính để định lượng

Thảo Minh

14/02/2023

Ảnh hưởng lâu dài của việc tiếp xúc với tiếng ồn đối với mức độ hormone tuyến giáp, gây rối loạn sinh lý và nhiều chứng bệnh khác

Tóm tắt Các nghiên cứu trên động vật đã gợi ý rằng việc tiếp xúc với tiếng ồn có thể liên quan đến những thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào xác định được tác động này trên con người. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động lâu dài của việc tiếp xúc với tiếng ồn và các tần số khác nhau của nó đối với mức độ hormone tuyến giáp. Một nghiên cứu bằng việc

Nghiên cứu mô hình chất lượng không khí dựa trên các yếu tố kiểm soát của bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội: Một nghiên cứu về ô nhiễm không khí vào tháng 12 năm 2010

Tóm tắt Khí tượng và nguồn phát thải là hai yếu tố chính quyết định nồng độ các chất ô nhiễm không khí, bao gồm cả các chất dạng hạt mịn. Một hệ thống mô hình chất lượng không khí khu vực đã được sử dụng để phân tích các nguồn ô nhiễm không khí hạt mịn ở Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 12 năm 2010. Tác động của lượng mưa và gió lên nồng độ PM2.5 đã được điều tra. Lượng mưa có