Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #8: Hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #8: Hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố

Minh Hùng

06/06/2024
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-8-he-qua-phuc-loi-tu-quy-mo-lon-cua-thanh-pho

Mời các bạn cùng theo dõi video số 8 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giải thích cho chúng ta về hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố.

Ta thường nhìn cảnh tắc đường rồi ước giá thành phố mình thưa người hơn, rồi lại nhìn lợi ích kinh tế từ việc quần tụ để ước thành phố đông đúc hơn nữa. Thành phố này cần thu hẹp lại hay mở rộng ra đây? Trong video này Glaeser đi đến kết luận rằng, để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên, ta phải so sánh giữa tổn hại của việc tắc nghẽn nơi đô thị và lợi ích của việc giải phóng không gian nơi khác (nông thôn). Và việc đó đòi hỏi rất nhiều dữ liệu.

*

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong Bài giảng trước, chúng ta đã nói về những tình huống có nhiều điểm cân bằng, có điểm cân bằng làm thành phố còn không tồn tại, điểm khác làm xuất hiện thành phố lớn. Các lãnh đạo thành phố đôi khi dùng các loại lực lượng này bào chữa cho các can thiệp của trung ương, nhằm củng cố vị trí của họ. Nhưng phải chăng sự tồn tại của lợi thế quần tụ có nghĩa là các thành phố này đang quá nhỏ? Trái lại, những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực tồn tại nghĩa là thành phố đang quả lớn?

Nói chung, các nhà kinh tế học cho rằng mọi người làm quá ít các việc có ích cho người khác nhưng không được trả công, như xúc tuyết từ vỉa hè, và làm quá nhiều những việc gây hại cho người khác, như lái xe vào các cung đường tắc. Nhà kinh tế học Arthur Cecil Pigou là người nhấn mạnh nhất vào vấn đề này. Rất nhiều chính sách đô thị ứng dụng nguyên tắc này. Các nhà kinh tế thích việc tính phí tắc nghẽn đường bộ bởi nó hạn chế các ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực liên quan tới xe cộ. Trong một số trường hợp, việc đặt ra mức phí, còn gọi là thuế Pigou là khả thi. Trường hợp khác, ta buộc phải có quy định về số lượng. Chẳng hạn, chỉ xe biển số chẵn mới được ra đường vào thứ hai và thứ tư, còn thứ ba và thứ năm là dành cho xe biển số lẻ. Rõ ràng các quy định về biển số này không hiệu quả, dễ hiểu vì sao các nhà kinh tế thích đặt ra một mức phí tắc nghẽn đơn giản rõ ràng. Nhưng bạn cũng có thể mường tượng ra quy định về con số thì dễ thực thi hơn và điều đó cũng đúng với việc hạn chế số lượng.

Quay trở lại với hệ quả phúc lợi từ quy mô lớn của thành phố. Nếu mỗi người đến thành phố đều mang thêm lợi ích hoặc phí tổn cho cư dân hiện tại, lý gì không trợ cấp hoặc đánh thuế vào sự tăng trưởng của thành phố? Có lẽ vậy, nhưng còn những nơi người ta đã rời bỏ thì sao? Khi bạn chuyển từ vùng A sang B, bạn tạo ảnh hưởng tới cả hai nơi này. Và trước khi có thể đưa ra một chính sách quốc gia để trợ cấp cho nơi này hay nơi khác, ta nên biết chắc chắn rằng khu nào có lợi thế quần tụ hoặc ngoại ứng tiêu cực lớn hơn khu còn lại.

Minh họa cho điểm này, hãy xem việc chuyển từ một trang trại ở nước nghèo tới nơi thành phố phồn hoa đông đúc. Việc di dân lên thành phố làm tăng tắc nghẽn và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Đó là mặt tệ. Nhưng việc di chuyển cũng làm tăng lượng đất bình quân đầu người ở trang trai, và đó là mặt tốt. Nếu người nông dân không sở hữu đất của mình mà chia sẻ tài sản chung, thì việc chuyển đi thực sự tạo ra ngoại ứng tích cực cho những người hàng xóm cũ của anh ta. Vậy để biết thành phố đang quá lớn hay quá nhỏ, bạn phải biết mặt trái của sự tắc nghẽn nơi đô thi là lớn hơn hay nhỏ hơn so với mặt tốt của việc có thêm nhiều đất ở vùng nông thôn. Và để biết rõ điều đó, bạn sẽ cần thêm nhiều dữ liệu hơn nữa.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Cái giá của tiếng ồn

“Bạn có nghe thấy không?” sau đó, Tiến sĩ Mathias đã để cho một vài giây trôi qua. “Bạn có biết cái đó là gì không?” Ông lại dừng lại. “Im lặng. Âm thanh của sự im lặng.” Basner đã đặt ra câu hỏi tu từ trong buổi nói chuyện TEDMED của ông, nội dung về sức khỏe và y học của chuỗi hội nghị TED, năm ngoái tại Palm Springs, California. Không chỉ mong muốn phá vỡ những định kiến mà còn cố gắng

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân

Mỗi khi đọc lại “Chiến thắng của đô thị” của nhà kinh tế học Edward Glaeser, tôi luôn nghĩ rằng có lẽ tác giả nên đổi tên cuốn sách thành “Sự thất bại của thị dân”. Vâng, những thị dân quần tụ trong các đô thị đông đúc và phồn thịnh đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Các đô thị trên thế giới, mà Việt Nam cũng nằm trong số đó luôn được

Con người định hình Đô thị hay Đô thị định hình con người? Sự cùng tiến hóa trong thay đổi về mặt diện mạo, xã hội và kinh tế tại năm thành phố chính của Hoa Kỳ (phần 1)

Thay đổi đô thị bao gồm sự chuyển đổi về diện mạo vật lý và cấu trúc xã hội của các khu vực dân cư. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các thành phần vật lý và xã hội trong thay đổi đô thị chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng do sự thiếu thốn các thước đo đầy đủ về diện mạo khu dân cư. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp thị giác máy tính để định lượng

Thảo Minh

09/02/2023

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

Vào năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, sự đô thị hóa, quy mô và dân số thành thị trên thế giới đã tăng vượt trội so với nông thôn. Theo điều tra và ước lượng của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thì vào năm 2030, dân số thành thị sẽ chiếm tới hơn 60% tổng dân số trên thế giới. Số liệu đó là kết quả của các đường lối, sự thi hành các chính sách kinh tế thông minh và mang
le-nam

Lê Nam

10/10/2017