Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #7: Lợi thế quần tụ và sự bất ổn định của đô thị

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #7: Lợi thế quần tụ và sự bất ổn định của đô thị

Minh Hùng

15/04/2024
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-7-loi-the-quan-tu-va-su-bat-on-dinh-cua-do-thi

Mời các bạn cùng theo dõi video số 7 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giởi thiệu và giải thích cho chúng ta về một số trường hợp, sự cộng hưởng giữa lợi thế quần tụ và các ảnh hưởng ngoại lai có thể dẫn đến nhiều điểm cân bằng khác nhau cho cùng một thành phố.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong bài giảng này, chúng ta sẽ xem xét lợi thế quần tụ có ý nghĩa như thế nào đối với quy mô thành phố. Nếu lợi thế quần tụ khiến nhu cầu giảm xuống một chút thôi, thì mọi thứ vẫn như bình thường.

Nhu cầu giảm xuống, nguồn cung tăng lên, và tồn tại một giao điểm duy nhất quy định giá nhà đất cùng quy mô thành phố. Nhưng nếu lợi thế quần tụ lớn đến mức làm nhu cầu tăng cao thì sao? Có rất nhiều cách khiến nhu cầu tăng lên nhưng không xảy ra vấn đề gì cả. Ví dụ, sẽ ra sao nếu mức độ sẵn lòng chi trả cho thành phố lớn hơn giá cung ứng cho người đầu tiên? Khi đó nhu cầu sẽ tăng theo quy mô thành phố, phản ánh lợi thế quần tụ nhưng vẫn cao hơn nguồn cung nhà ở, và sau cùng nhu cầu bắt đầu giảm xuống rồi cắt vào đường Cung cấp.

Nhìn thì có chút bất thường, nhưng cũng vẫn chỉ có một giao điểm và mọi thứ ít nhiều vẫn vận hành như trước.

Sẽ ra sao nếu đường nhu cầu bắt đầu ở trên đường cung cấp và luôn có hướng tăng, nhưng độ dốc của nó lại kém hơn so với đô dốc của đường cung cấp, và cuối cùng, hai đường này giao nhau tại một và chỉ một điểm? Kể cả thế, không thành vấn đề. Cung bằng với cầu trong một điểm cân bằng duy nhất, dù đường nhu cầu có dốc lên một cách không đúng. Mấu chốt là đường nhu cầu đã không dốc hơn đường cung cấp.

Giả định rằng mức độ sẵn lòng chi trả cho thành phố còn thấp hơn cả đường cung cấp khi không có ai sống trong thành phố. Về cơ bản, không ai muốn ở một chốn không người. Các công ty sẽ không tự sản xuất. Nhưng rồi lợi thế quần tụ xuất hiện, và mức đô sẵn lòng chi trả cho thành phố tăng lên. Trường hợp này, ta giả định rằng năng suất thành phố rất thấp khi không có ai khác ở trong thành phố. Nhưng khi dân số tăng lên năng suất và mức lương tăng nhanh. Mức độ sẵn lòng chi trả vượt quá giá cung ứng nhà ở. Nhưng sau đó, lợi thế quần tụ giảm sút và hai đường giao nhau lần nữa, lần này thật tốt. Từ điểm này giá nhà cao hơn mức sẵn lòng chi trả. Nên bạn có thể thấy, cung và cầu cắt nhau tại 2 điểm, điểm nào trong số đó là điểm cân bằng?

Thực ra, ở đây có thể có ba điểm cân bằng. Điểm cân bằng đâu tiên là không có ai trong thành phố.

Khi không có ai trong thành phố, chi phí xây dựng vượt quá mức sẵn sàng chi trả. Không ai muốn xây bất kì ngôi nhà nào cả. Đây là một kết quả cân bằng hoàn toàn hợp lý, phản ánh phần lớn các vùng trên thế giới nơi không ai xây dựng lên thành phố. Ngoài ra, có hai điểm khác đáng được goi là điểm cân bằng. Nhưng một trong số đó, giao điểm thấp hơn không phải là một điểm cân bằng ổn định.

Tưởng tượng xem, giả dụ từ điểm này, một vài người rời bỏ thành phố, thì mức độ sẵn lòng chi trả sẽ thấp hơn giá nhà. Thế là bên xây dựng sẽ xây ít nhà đi và thành phố sẽ co gọn lại. Gỉa dụ có thêm vài người tới thành phố, mức độ sẵn lòng chi trả sẽ vượt quá chi phí xây dựng, và thành phố sẽ mở rộng hơn.

Mọi sự đổi chiều đều hinh thành từ điểm trung gian này, và trong một mô hình động thích hợp, điểm này sẽ xác định mức độ quy mô mà thành phố phải đạt tới để tiếp tục phát triển

Một khi đã có lợi thế quần tụ, quy mô thành phố có thể tự hình thành, và rồi có thể có nhiều điểm cân bằng. Ở một điểm, thành phố có thể không thành hình, hoặc quy mô nhỏ một điểm khác.

Điều đó cho thấy rằng sự phát triển của bất kỳ thành phố nào ở bất kỳ địa điểm nào cũng có thể chỉ là vấn đề cơ hội.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Phở Việt & Ramen Nhật: Hai món nước, hai lối đi

Những năm 2018 trở về trước, cứ mỗi khi vào thu đến hết đông, khi những cơn gió mát lạnh thế chỗ cho những cơn nóng, tôi lại bồn chồn tìm quán phở. Trong bầu không khí khô ráo với cơn gió mát chạy dài trên phố, mùi hương của nồi nước phở cuốn xa cả một khoảng phố. Mùi nước ninh xương bò lẫn với mắm gừng luồn qua khứu giác kích thích cảm giác ấm nóng mà ta khao khát khi bụng trống

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #2: Nguồn cung không gian đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào. *Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng

Minh Hùng

10/01/2023

Edward Glaeser: Đô thị hay Phát minh vĩ đại nhất của loài người?

Phát minh vĩ đại nhất của loài người? Cuộc trò chuyện trực tiếp với Edward Glaeser, tác giả của cuốn Chiến thắng của đô thị. Không chỉ là một trong những nhà kinh tế đô thị có ảnh hưởng nhất hiện nay, giáo sư Edward Glaeser của Đại học Havard là một nhà quy hoạch đô thị luôn được chào đón, một nhà tư tưởng đầy thách thức có thể khiến bạn phải hoài nghi chính những gì bạn biết về các đô thị. Tại

Ngọc Minh

09/03/2019

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022