Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #2: Nguồn cung không gian đô thị

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #2: Nguồn cung không gian đô thị

Minh Hùng

10/01/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-2-nguon-cung-khong-gian-do-thi

Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

====

Trong video ngắn lần trước, tôi đã giới thiệu về nhu cầu được sống và làm việc tại Gotham.

Giờ chúng ta tính đến nguồn cung cấp không gian ở Gotham. Gỉa định dễ nhất là cả thành phố được xây cùng lúc, và số nhà xây bằng chính xác số người mua. Gỉa định tiếp, từ góc nhìn của người mua nhà, tất cả các ngôi nhà đều giống hệt nhau. Nhưng từ góc độ người xây dựng, các địa điểm khác nhau tương ứng với mức chi phí xây dựng khác nhau.

Ví dụ, có 2 triệu vị trí sẵn có để xây nhà trong thành phố. Giờ, ta có 2 triệu mức chi phí xây dựng khác nhau. Và hãy sắp xếp chúng theo thứ tự từ rẻ nhất đến đắt nhất, bởi chắc chắn là, nơi rẻ nhất sẽ được sử dụng trước.

Ta có thêm một cột biểu thị chi phí xây dựng, có lẽ bắt đầu từ mức 100.000 đô và tăng dần tới 110.000, 120.000 đô và hơn nữa.

Nhưng ta đẩy các cột lại gần nhau vì số vị trí sẵn có là khổng lồ, và sự khác biệt giữa các vị trí xảy ra vô cùng nhỏ.

Và thế là một đường cong hiện lên. Có thể đó là một đường thẳng, nhưng cũng có thể là đường uốn cong. Dĩ nhiên là nó hướng lên trên bởi ta đã sắp xếp các vị trí này theo thứ tự từ rẻ nhất đến đắt nhất.

Và đây là đường Cung Cấp.

Nhưng tôi nghe thấy bạn thốt lên rằng, không phải ai cũng sống trong căn nhà có khuôn viên tách biệt nơi thành phố. Bạn nói đúng. Vậy hãy nghĩ về điều này khác đi đôi chút.

Hãy tìm mọi cách để bạn có thể nới thêm một không gian sống trong thành phố. Xây thêm một căn nhà khuôn viên biệt lập, thêm một tầng thứ hai vào cấu trúc, thêm tầng thứ 50 và làm mọc lên những tòa chung cư. Và hãy giả định rằng bạn sẽ thêm lần nữa đoán định được giá của mỗi không gian nhà ở thêm vào sẵn có. Chúng ta lại sắp xếp tòa nhà từ thấp tới cao và từ đó, ta có được các cột biểu hiện giá của mỗi căn.

Chúng ta lại một lần nữa nén các cột lại với nhau, biểu hiện số lượng lớn các căn hộ tiềm năng được xây dựng.

Và khi nén xong, chúng ta có được một đường cong biểu thị mức độ cung cấp không gian đô thị.

Và nó luôn đi lên bởi bạn luôn xây những căn rẻ hơn trước khi xây những căn đắt.

Chúng ta sẽ lý giải việc, tại sao khả năng cung cấp lại khác biệt giữa các nơi. Nhưng hiện giờ, hãy chỉ để ý chi phí cung cấp là một kết quả từ chi phí xây dựng. Nếu chi phí xây dựng ở Gotham đắt đỏ hơn, vậy đường Cung cấp sẽ dâng cao.

Nếu không tốn kém mấy, đường Cung cấp sẽ hạ thấp xuống.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Chris Wellisz giới thiệu về Edward Glaeser của Harvard, người coi đô thị hóa là con đường dẫn đến thịnh vượng

Lớn lên ở thành phố New York vào những năm 1970, Edward Glaeser chứng kiến những đô thị lớn đang suy tàn. Tội phạm tăng vọt. Rác chất đống trên vỉa hè khi các công nhân vệ sinh đình công vì bất mãn. Thành phố đang đứng trên bờ vực phá sản. Vào giữa những năm 1980, không khó để thấy New York phục hồi trở lại. Nhưng nơi đây vẫn có thể là một nơi đáng sợ; một vụ án mạng giết ba người

Nguyen Water

12/12/2023

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân

Mỗi khi đọc lại “Chiến thắng của đô thị” của nhà kinh tế học Edward Glaeser, tôi luôn nghĩ rằng có lẽ tác giả nên đổi tên cuốn sách thành “Sự thất bại của thị dân”. Vâng, những thị dân quần tụ trong các đô thị đông đúc và phồn thịnh đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Các đô thị trên thế giới, mà Việt Nam cũng nằm trong số đó luôn được

Nghiên cứu mô hình chất lượng không khí dựa trên các yếu tố kiểm soát của bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội: Một nghiên cứu về ô nhiễm không khí vào tháng 12 năm 2010

Tóm tắt Khí tượng và nguồn phát thải là hai yếu tố chính quyết định nồng độ các chất ô nhiễm không khí, bao gồm cả các chất dạng hạt mịn. Một hệ thống mô hình chất lượng không khí khu vực đã được sử dụng để phân tích các nguồn ô nhiễm không khí hạt mịn ở Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 12 năm 2010. Tác động của lượng mưa và gió lên nồng độ PM2.5 đã được điều tra. Lượng mưa có

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022