Home Soát Cái giá của tiếng ồn

Cái giá của tiếng ồn

cai-gia-cua-tieng-on

Bạn có nghe thấy không?” sau đó, Tiến sĩ Mathias đã để cho một vài giây trôi qua. “Bạn có biết cái đó là gì không?

Ông lại dừng lại.

Im lặng. Âm thanh của sự im lặng.

Basner đã đặt ra câu hỏi tu từ trong buổi nói chuyện TEDMED của ông, nội dung về sức khỏe và y học của chuỗi hội nghị TED, năm ngoái tại Palm Springs, California. Không chỉ mong muốn phá vỡ những định kiến mà còn cố gắng đưa ra quan điểm về tiếng ồn ở một góc nhìn khác.

Hiện nay, im lặng là một thứ gì đó xa xỉ, bởi vì xã hội ngày càng ồn ào hơn. Có nhiều thành phố với nhiều người hơn, và hơn bao giờ hết, nhiều tòa nhà mọc lên và nhiều tàu hỏa, ô tô và máy bay vận hành liên tục, làm tăng cường độ tiếng ồn trong các cộng đồng trên toàn cầu.

Basner, phó giáo sư về Giấc ngủ và Thời gian Sinh học, Khoa tâm thần tại Penn, cho biết: “Và tất cả chúng ta đều phải trả giá cho điều đó bằng sức khỏe của mình. Một mức giá đáng ngạc nhiên, khi nó được thể hiện ra.”

Tiếng ồn lớn không chỉ làm hỏng thính giác, mà còn có những tác động ít được biết đến và nguy hiểm không kém đối với phần còn lại của cơ thể.

Mọi người phản ứng với những âm thanh không mong muốn bằng cách bài tiết các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol khiến làm tăng lượng đường trong máu, áp suất và nhịp tim. Việc trải nghiệm quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đau tim, và một số các vấn đề sức khỏe khác theo như các nghiên cứu dịch tễ học và các chuyên gia đã đề xuất.

Rối loạn giấc ngủ – trọng tâm nghiên cứu của Basner – là một hậu quả khác chưa được công nhận của tiếng ồn quá mức.

Trong khi ngủ, mọi người luôn nhắm mắt, nhưng tai thì mở và não của họ đang lắng nghe, theo dõi các mối đe dọa trong môi trường. Các giác quan này vẫn làm việc bình thường. Một tiếng còi từ ô tô hoặc máy bay lao qua có thể đánh thức một người mà họ không hề hay biết và làm gián đoạn giấc ngủ ngon nhiều lần trong đêm. Điều đó, cũng giống như chứng rối loạn giấc ngủ, có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai. Gián đoạn giấc ngủ do tiếng ồn có liên quan đến các vấn đề tim mạch, rối loạn tâm trạng, suy giảm nhận thức, năng suất thấp hơn và chất lượng cuộc sống giảm về tổng thể.

Ông nói: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn dễ bị tổn thương khi chúng ta đang ngủ. Chúng ta không thực sự nhận thức được bản thân và môi trường xung quanh, vì vậy ta trở thành một con mồi không có sự cảnh giác.”

Đêm ồn ào

Ảnh hưởng của tiếng ồn là một trong ba trụ cột trong nghiên cứu của Basner và mối quan hệ giữa tiếng ồn giao thông và giấc ngủ là trọng tâm của công việc đó kể từ khi sự nghiệp của ông bắt đầu tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức vào cuối những năm 1990.

Nghiên cứu đầu tiên của Basner xem xét tiếng ồn máy bay phát ra từ Sân bay Cologne, một trung tâm vận chuyển hàng hóa đông đúc vào ban đêm và tác động của nó đối với những người sống gần đó. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu kết hợp giữa phòng thí nghiệm giấc ngủ và nghiên cứu thực địa với gần 200 người trưởng thành để xác định xác suất thức giấc do tiếng ồn của máy bay, sau đó được sử dụng để thiết lập tiêu chí tiếng ồn mới hơn cho một số sân bay. Nhưng họ cũng nhận thấy rằng mức độ cortisol của mọi người đang bị ảnh hưởng. tiếng ồn càng lớn, lượng cortisol càng cao.

Vào giữa những năm 2000, Basner và các đồng nghiệp của ông đã mở rộng nghiên cứu của mình để bao gồm tác động của tiếng ồn giao thông đường sắt và ô tô đối với giấc ngủ – và nó tiết lộ một vài điều bất ngờ. Mặc dù các cuộc khảo sát thường chỉ ra rằng máy bay là thứ gây khó chịu nhất cho người dân, nhưng đó không phải là thứ có vẻ gây ra sự gián đoạn nhất trong giấc ngủ của họ.

Trong một nghiên cứu trên tạp chí Sleep năm 2011, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng tiếng ồn giao thông đường bộ và đường sắt dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn mạnh hơn máy bay, mặc dù mọi người vẫn cho biết họ khó chịu nhất bởi tiếng ồn của máy bay vào buổi sáng. Nhiều lần, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy như họ đã ngủ như một đứa trẻ sơ sinh, không hề hay biết về việc bị đánh thức nhiều lần bởi những tiếng ồn.

Basner cho biết: “Chúng tôi biết rằng có sự khác biệt trong cách mọi người cảm nhận tiếng ồn hoặc mức độ khó chịu của họ trước những tiếng ồn khác nhau, vì vậy chúng tôi muốn xem liệu chúng tôi có thể quan sát những khác biệt này trong phản ứng của họ khi ngủ hay không. Và chúng tôi nhận thấy rằng… ở cùng một mức độ tiếng ồn, mọi người phản ứng với tiếng ồn của máy bay ở mức độ thấp hơn nhiều.”

Điều này gần đây đã được xác nhận trong phân tích tổng hợp được xuất bản vào đầu năm nay từ Basner và các đồng nghiệp của ông trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng.

Basner nói: “Đây là lý do tại sao chúng tôi rất ủng hộ việc xem xét các tiêu chí sinh lý học để xác định nguồn tiếng ồn cụ thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào.”

Suy nghĩ lại các tiêu chuẩn về tiếng ồn

Ngày nay ở Hoa Kỳ, không có tiêu chuẩn tiếng ồn liên bang.

Chính quyền tiểu bang và địa phương chịu trách nhiệm chính về bất kỳ quy định nào, ngoài tiếng ồn liên quan đến đường bộ, đường sắt và sân bay, thuộc về Cục Hàng không Liên bang (FAA) và Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang (FHA). Những quy định này trong lịch sử đã được hướng dẫn bởi các chương trình mô hình tiếng ồn, tuyên bố tác động môi trường và khảo sát mức độ khó chịu.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, các chuyên gia tiếng ồn, các nhà nghiên cứu và người dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đã thúc đẩy chính phủ liên bang và các cơ quan thiết lập các tiêu chí mới và xem xét thêm dữ liệu nghiên cứu để phát triển chúng.

Phía bên kia của bán cầu đã tiến bộ hơn về điều này. Nghiên cứu về giấc ngủ đầu tiên của Basner đã được Viện Y học Hàng không Vũ trụ DLR ở Đức chấp thuận để phát triển các khuyến nghị về các biện pháp bảo vệ sửa đổi chống lại tiếng ồn quá mức trong Đạo luật Chống tiếng ồn Máy bay của Đức. Dữ liệu từ nghiên cứu kéo dài 5 năm đó sau đó được sử dụng để thiết lập tiêu chí tiếng ồn cho việc mở rộng sân bay Leipzig/ Halle. Đây là loại nghiên cứu có thể giúp xác định lại các mức âm thanh phù hợp, cũng như thông báo để nỗ lực giảm tiếng ồn.

Một dấu hiệu khác của việc ủng hộ sự thay đổi, trong Chương trình Hành động Môi trường của Liên minh Châu Âu (EU), EU đã cam kết giảm đáng kể ô nhiễm tiếng ồn, tiến gần hơn đến mức được WHO khuyến nghị vào năm 2020.

Hoa Kỳ thực sự là một trong những quốc gia đầu tiên đánh giá cao tác động của ô nhiễm tiếng ồn. Được thông qua Đạo luật Kiểm soát Tiếng ồn năm 1972 và mở Văn phòng Giảm thiểu và Kiểm soát Tiếng ồn để nghiên cứu tiếng ồn, nhưng vào đầu những năm 1980, văn phòng và kinh phí vận hành đã bị loại bỏ.

Basner – người hiện đang được FAA tài trợ để nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đối với giấc ngủ tại các sân bay trên khắp đất nước – cho rằng phải cho đến gần đây, Mỹ mới bắt đầu tập trung trở lại chặt chẽ hơn vào nghiên cứu tiếng ồn. Ông và các nhà nghiên cứu khác đang làm việc để hiểu rõ hơn về tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe và giấc ngủ nhằm mục đích sửa đổi các tiêu chí về tiếng ồn để đảm bảo mức độ đủ bảo vệ.

Basner nói: “Tôi hy vọng nhận thức về tiếng ồn như là một vấn đề về sức khỏe cộng đồng đang được gia tăng. Và các cơ quan như Viện Y tế Quốc gia sẽ tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn để cung cấp các tiêu chuẩn, quy định và chính sách tốt hơn nhằm tạo ra môi trường an toàn hơn.”

Hãy thử điều này tại nhà

Trong khi đó, Basner cho biết mọi người có thể thực hiện các bước của riêng mình để giảm tiếp xúc với tiếng ồn.

Nếu một nơi quá ồn ào, hãy làm gì đó. Di chuyển phòng ngủ đến một nơi yên tĩnh hơn trong nhà, nếu có thể. Khi tìm mua hoặc thuê, hãy ghé thăm địa điểm vào các giờ khác nhau trong ngày và lắng nghe. Đeo tai nghe chống ồn.

Ông nói rằng hãy ưu tiên tiếng ồn thấp.

Nói chung, hãy tìm kiếm những không gian yên tĩnh, đặc biệt là vào cuối tuần hoặc khi bạn đang đi nghỉ,” Basner nói trong buổi nói chuyện TEDMED của mình vào ngày hôm đó. “Hãy cho phép hệ thống của cơ thể mình tạm ngừng giảm công suất hoạt động và nghỉ ngơi.”

Nguồn: Penn Medicine

Dịch: Sophia Ngo

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ (PHẦN 2): HÌNH THÁI ĐÔ THỊ

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue Đại học Hofstra, New York Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đô thị khác nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc không gian cùng hệ thống giao thông đô thị. Hình

Minh Hùng

24/12/2018

Tư tưởng đô thị của Edward Glaeser: thách thức những quan điểm cũ về đô thị

Với cương vị giáo sư Kinh tế học tại Harvard, đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đô Thị tại Trung tâm Tăng Trưởng Quốc Tế, Edward Glaeser được biết đến như nhà kinh tế học đô thị hàng đầu thế giới hiện nay. Ông có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế đô thị, một lĩnh vực nghiên cứu mà Gary Becker (Giải Nobel Kinh tế 1992) nhận xét rằng vốn đã “cạn kiệt” trước sự xuất

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 5: Chính sách phản hồi bong bóng bất động sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong phần này, tôi chuyển sang thảo luận về các chính sách đối phó với sự bùng nổ và sụp đổ thị trường bất động sản, chia tách phần thảo luận về chính sách thành hai phần nhỏ riêng biệt. Tiểu mục đầu tiên

Yến Nhi

13/12/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #7: Lợi thế quần tụ và sự bất ổn định của đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 7 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giởi thiệu và giải thích cho chúng ta về một số trường hợp, sự cộng hưởng giữa lợi thế quần tụ và các ảnh hưởng ngoại lai có thể dẫn đến nhiều điểm cân bằng khác nhau cho cùng một thành

Minh Hùng

15/04/2024