Home Đọc Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

le-nam

Lê Nam

10/10/2017

Vào năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, sự đô thị hóa, quy mô và dân số thành thị trên thế giới đã tăng vượt trội so với nông thôn.

Theo điều tra và ước lượng của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thì vào năm 2030, dân số thành thị sẽ chiếm tới hơn 60% tổng dân số trên thế giới. Số liệu đó là kết quả của các đường lối, sự thi hành các chính sách kinh tế thông minh và mang đầy tính cách mạng trong nền kinh tế toàn cầu.
Đã có rất nhiều tranh cãi cho rằng, xu hướng này không những đem lại những ảnh hưởng và tác động bất lợi tới môi trường mà nó còn đem lại hậu quả không tốt cho xã hội. Các đô thị, thành phố lớn được xem như một nơi tập trung các bất bình đẳng của xã hội, sự chênh lệch mức sống trong dân chúng và có các họat động không thân thiện với môi trường. Mặc dù quan điểm này chủ yếu mới xuất hiện, công bố bởi các nhà phê bình chủ nghĩa tư bản, hiện nay nó đã ăn sâu rộng rãi vào dư luận và truyền thông. Do đó, nó mạnh mẽ ảnh hưởng tới các qui định và chính sách mở rộng không gian đô thị trên tòan thế giới.

Một trong những người phản đối mạnh mẽ các phát biểu trên là nhà kinh tế học Edward L. Gleaser tại Đại học Harvad, tác giả của cuốn “Chiến thắng của đô thị”.  Ông đã có những lời phản biện khá thuyết phục. Như tiêu đề cuốn sách ông đã viết, Gleaser nói rằng các thành phố hiện đại là “Phát minh vĩ đại nhất của con người”, nó tạo cho chúng ta cơ hội không những giàu hơn mà thậm chí lành mạnh hơn và môi trường thân thiện hơn.
 
Triumpth of the City

Cuốn sách là sự kết hợp các logic kinh tế học với sự trợ giúp và nghiên cứu kĩ lưỡng qua các tài liệu, dự án nghiên cứu lịch sử, dữ liệu, các mối quan hệ định lượng (Thuộc toán kinh tế), trực tíêp theo dõi và tham gia vào các nghiên cứu về Đô thị và Đô thị hóa.

Gleaser đã mang đến cho chúng ta cái nhìn bao quát về đô thị đồng thời ông đã cho thấy những lời lẽ có tính thuyết phục để chứng minh cho ý kiến của mình. Gleaser lập luận rằng, “sự phát triển cực thịnh của các đô thị có được bởi con người là tác nhân cốt lõi cơ bản của xã hội, và họ cần được sống gần nhau hơn” . Ý tưởng quan trọng, đầy tinh tế mà đơn giản này được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt cuốn sách. Đáng tiếc rằng, nó lại bị bác bỏ bởi phần lớn các nhà hoạch định chính sách vì họ tin rằng, chỉ có họ mới có thể đưa ra các lập luận, kế hoạch đầy tỉ mỉ và phức tạp về hoạch định đô thị hóa.
Ông đã phân tích các vấn đề đô thị mang tính cấp bách nhất và các phản ứng của chính phủ đối với nó. Mẫu số chung của các chính sách công tồi tệ và nguy hiểm là sự nhận định sai lầm nghiêm trọng về tính chất thật sự của Đô thị: “Đô thị không phải là các tòa nhà; Đô thị là người dân”. Ông đã minh họa cho thấy qui luật các hậu quả nghiêm trọng không lường trước qua sự can thiệp của chính phủ trên nhiều phương diện và ví dụ như các chính sách phúc lợi xã hội, vấn đề môi trường và qui hoạch sử dụng đất.

Quan điểm truyền thống cho rằng các thành phố – sự đô thị hóa – tạo ra sự nghèo đói cùng cực. Nhưng Gleaser cho thấy các thành phố, thay vì làm cho người dân nghèo đi, nó lại thu hút những người dân có thu nhập không cao từ các vùng quê hẻo lánh với hị vọng nâng cao chất lượng, điều kiện sống của mình và mong nó đem lại cho họ cơ hội cao hơn để làm điều đó. Vì thế, đô thị phát triển đồng nghĩa với việc các vùng nông thôn – bao gồm của người dân nghèo hay cận nghèo bị giảm xuống, và lịch sử đã chứng minh được điều đó. Trong khía cạnh này, Gleaser đã khẳng định và gọi nó bằng cái tên “Nghịch lý nghèo của đô thị”: “Nếu một thành phố phát triển cải thiện cuộc sống của người dân nghèo bằng cách tăng số lượng các trường công lập và giao thông công cộng, thành phố đó sẽ thu hút nhiều người nghèo hơn”. Chính vì điều này, các nhà hoạch định chính sách rơi vào một tình thế khó xử. Một mặt họ muốn cải thiện điều kiện sống của người dân nghèo, nhưng mặt khác chính phủ không muốn thu hút tầng lớp đó vào thành phố của mình, qua đó nó đã đánh lên hồi chuông báo động bằng các số liệu về bất bình đẳng trong xã hội và sự gia tăng của người nghèo.

Chiến Thắng Của Đô Thị (tái bản 2022) - Edward Glaeser
>> Tìm hiểu thêm về Chiến Thắng Của Đô Thị: Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

Với cách hoạt động của các tiến trình chính trị và những khó khăn cố hữu của chính phủ nhằm cố gắng cải thiện tình hình hiện tại, không khó để có thể hiểu tại sao các chính sách công càng ngày càng đem lại bất lợi cho những người dân có thu nhập thấp hoặc dận nghèo. Hơn nữa, Gleaser cho rằng, lí do cho các vấn đề của đô thị, không chỉ xuất phát từ sự nghèo đói, ùn tắc giao thông, mà còn “có nhiều khả năng xuất phát từ các hành động và chính sách của địa phương [như từ các doanh nghiệp xã hội] hơn là từ phía liên bang”.

Cuốn sách cũng hướng sự chú ý của của người đọc tới các chính sách môi trường đô thị, nơi Gleaser lại có một cái nhìn hoàn toàn trái ngược, ông viết “Mahattan, London và Thượng Hải là những người bạn thân thiện với môi trường. Những người yêu thiên nhiên được sống bao quanh bởi cây cối, họ có nhiều năng lượng sống hơn những người ở các thành phố còn lại”.

Gleaser kêu gọi cho một chính sách bảo vệ môi trường hoàn thiện hơn bởi sự kết hợp của các chính sách kinh tế thông minh và hành động thiết thực để tránh các chính sách có tác dụng không tốt dựa trên những suy nghĩ hão huyền. Tuy rằng nó ảnh hưởng không tốt tới các quy hoạch đô thị ở các nước phát triển, sự đô thị hóa cũng có thể là vấn đề sự sống và cái chết, điển hình như ở Ấn Độ. Ví dụ, hạn chế của việc Mumbai xây dựng các tòa nhà cao tầng ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người nghèo, là nó cắt giảm và ngăn việc mở rộng chính sách nhà giá rẻ cho người dân.

Tuy cuốn sách nói về các vấn đề vĩ mô và khó hiểu, nhưng cuốn sách của Gleaser vẫn là tài liệu đáng tham khảo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu rõ hơn về thành phố bạn đang sống, hơn nữa nó giúp bạn thấy được bản chất của các chính sách công, nó ảnh hưởng thế nào tới bạn và người hàng xóm của bạn. Sau cùng, người đọc sẽ thấy và hiểu các đô thị một cách hoàn toàn khác.

Và có lẽ, sau cùng, họ cũng đồng ý với Gleaser rằng “nền văn hóa, sự thịnh vượng và sự tự do của chúng tôi là những món quà vô giá từ những người sống, làm việc và suy nghĩ cùng nhau”.

 

Ángel Martín Oro

Lê Duy Nam

Nguồn: Fee.org

>>Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

18 bản đồ giải thích về căng thẳng trên Biển Đông

1. Bản đồ hành chính: Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm trên 20 quốc gia, trải rộng từ phía Bắc, bắt đầu từ nước Nga đến phía Nam, tới Australia và New Zealand, phía Tây từ Ấn Độ, đến phía Đông, Papua New Guinea. 2. Dân số châu Á: Châu Á là một khu vực năng động và bùng nổ, với dân số 4,3 tỉ dân – chiếm 60% dân số toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #7: Lợi thế quần tụ và sự bất ổn định của đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 7 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giởi thiệu và giải thích cho chúng ta về một số trường hợp, sự cộng hưởng giữa lợi thế quần tụ và các ảnh hưởng ngoại lai có thể dẫn đến nhiều điểm cân bằng khác nhau cho cùng một thành

Minh Hùng

15/04/2024

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Tại sao nhà ở có mật độ dân cư dày đặc hơn có nghĩa là cuộc sống rộng rãi hơn

Làm thế nào mà chủ nghĩa đô thị thị trường là lợi ích đôi bên cùng có lợi cho người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong những năm qua, FEE (Quỹ Giáo dục Kinh tế) đã xuất bản và tái xuất bản một số bài báo về khái niệm “chủ nghĩa đô thị thị trường”. Trước khi tôi bắt đầu viết cho FEE, tôi chưa từng nghe về nó, nhưng phản ứng ban đầu của tôi đối với thuật ngữ

Book Hunter

04/01/2023

Phỏng vấn Asa Wikforss về thách thức của giáo dục và dân chủ trong thời đại tin giả

Nhân dịp ngày Quốc tế Dân chủ 15/9, Book Hunter đã thực hiện cuộc phỏng vấn tác giả Asa Wikforss, tác giả của cuốn sách "Dữ Kiện Lấp Lửng" (Book Hunter & NXB Đà Nẵng, 2023) - một cuốn sách về những thách thức mà nền tri thức phải đối mặt trong thời đại Tin Giả (fake news). Åsa Wikforss có bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Columbia, New York và là Giáo sư Triết học tại Đại học Stockholm. Bà có sự

Book Hunter

14/09/2023