Home Sống Vì sao bạn nên lờ đi những áp lực làm việc mà Coronavirus đang gây ra

Vì sao bạn nên lờ đi những áp lực làm việc mà Coronavirus đang gây ra

meditation

Trong số các đồng nghiệp và bạn bè tôi trong ngành học thuật, tôi có quan sát thấy một phản ứng thường gặp đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 đang kéo dài. Họ đều đang hết sức cố gắng chống chọi để có được cảm giác của một cuộc sống thường nhật. Nào thì nhanh chóng chuyển các khóa học lên mạng, cố giữ thời gian biểu cho việc viết lách, và mở các trường Montessori trong bếp của mình. Họ đều hi vọng có thể ở yên trong một thời gian ngắn cho đến khi mọi việc trở lại bình thường. Tôi xin chúc những ai muốn đi theo con đường này được may mắn và mạnh khỏe.

Tuy nhiên, với tư cách một người đã có kinh nghiệm trong nhiều cuộc khủng hoảng khắp thế giới, cái mà tôi thấy phía sau những hành động vội vàng muốn làm việc hiệu quả này là một giả định sai lầm. Với câu hỏi mà ai cũng đang băn khoăn —”Khi nào thì nó sẽ kết thúc?” —thì câu trả lời rất đơn giản và rõ ràng, nhưng rất khó để chấp nhận. Câu trả lời đó là không bao giờ.

Các cuộc thảm họa toàn cầu thường thay đổi thế giới này, và đại dịch này chả khác gì một cuộc chiến tranh lớn. Ngay cả khi chúng ta có thể ngăn chặn được khủng hoảng Covid-19 trong vòng một vài tháng thì hậu quả của đại dịch này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm, và có khi là nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ làm thay đổi cách chúng ta di chuyển, xây dựng, học tập, và kết nối. Cuộc sống của chúng ta sẽ không thể nào quay lại thời kỳ trước khi đại dịch này xảy đến được. Vì vậy, dù cho chúng ta có cảm thấy hài lòng khi nhảy bổ vào hàng loạt các hoạt động hay lo lắng về việc quả công việc học thuật hiện giờ đi chăng nữa thì cũng chỉ là vô ích. Đó thực ra chỉ là thái độ phủ nhận và hoang tưởng. Phản ứng chín chắn nhất về mặt cảm xúc và tinh thần lúc này là chuẩn bị sẵn sàng cho việc chúng ta sẽ bị thay đổi mãi mãi.   

Phần còn lại của bài này là một đề xuất. Đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới đã nhờ tôi chia sẻ kinh nghiệm về việc thích nghi với các điều kiện trong khủng hoảng. Tất nhiên là tôi cũng chỉ là con người, và như mọi người tôi cũng đang vất vả gắng sức điều chỉnh cuộc sống để thích nghi với đại dịch này. Tuy nhiên, tôi đã từng sống và làm việc trong các điều kiện chiến tranh, xung đột bạo lực, nghèo đói và thảm họa ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi đã từng trải qua những đợt thiếu ăn, dịch bệnh, cũng như những đợt cách ly, đi lại khó khăn và giam cầm dài ngày. Tôi đã từng tiến hành những nghiên cứu đáng giá trong điều kiện vật chất và tinh thần cực kỳ khó khăn, và tôi cũng coi trọng hiệu quả công việc trong sự nghiệp học thuật của chính mình.

Tôi chia sẻ những suy nghĩ dưới đây với hy vọng chúng sẽ giúp những học giả thích nghi với những điều kiện khó khăn. Hãy sử dụng những gì có ích với bạn, còn không thì hãy bỏ qua.

Giai đoạn 1: Sự an toàn

Tình hình của bạn trong một vài ngày đầu và tuần đầu cuộc khủng hoảng là rất quan trọng, và bạn nên dành nhiều không gian cho việc điều chỉnh cảm xúc. Việc cảm thấy không ổn và hoang mang trong thời gian đầu này là hoàn toàn bình thường và hợp lý. Bạn nên cho đó là điều tốt, vì bạn đã không ở trong trại thái phủ nhận mà đang cho phép mình có thời gian giải quyết nỗi lo lắng của bản thân. Không ai tỉnh táo mà lại cảm thấy vui trong một thảm họa toàn cầu cả, nên hãy cảm thấy biết ơn sự không thoải mái của tâm trí bạn. Trong giai đoạn này, tôi sẽ tập trung vào lương thực, gia đình, bạn bè và có khi là cả sự sung sức. (Bạn sẽ không thể trở thành một vận động viên Olympic trong vòng 2 tuần tới, vậy nên đừng gây áp lực quá lên cơ thể mình.)

Tiếp theo, bạn hãy đừng để ý những người đang đăng bài khoe năng suất làm việc trên mạng xã hội lúc này. Nếu bạn có hay tỉnh dậy lúc 3h sáng, quên ăn trưa, không tham gia lớp yoga trên Zoom hay chưa đụng đến bài báo cần phải sửa để đăng lại trong 3 tuần, thì cũng không sao cả.

Đừng để ý những người đăng là họ đang viết báo hay những người phàn nàn rằng họ không thể viết bài nào. Họ đang đi theo nhịp của chính họ. Hãy đừng bận tâm đến những tiếng ồn đó.

Bạn nên hiểu rằng không phải là bạn đang thất bại. Hãy bỏ qua tất cả những ý nghĩ nông nổi về những gì bạn cho rằng mình nên làm trong lúc này. Thay vào đó, hãy tập trung cao độ vào sự an toàn về vật chất và tinh thần của bạn. Ưu tiên hàng đầu của bạn lúc này nên là đảm bảo sự an toàn cho căn nhà của bạn. Hãy kiếm đủ đồ thiết yếu cho bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, và lên kế hoạch phối hợp cho cả gia đình. Hãy nói chuyện nghiêm túc với người thân về việc chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Nếu bạn có người thân làm trong cứu thương hay những ngành thiết yếu, hãy đặt việc hỗ trợ họ lên hàng đầu. Hãy tìm hiểu nhu cầu của họ và giúp đáp ứng những nhu cầu đó.

Dù bạn có gia đình với hình thức như thế nào thì bạn cũng cần một tập thể trong những tuần và những tháng tới. Hãy lên kế hoạch liên kết với một nhóm nhỏ gia đình, bạn bè, và/hoặc hàng xóm, trong khi vẫn giữ khoảng cách an toàn như nhân viên y tế đã hướng dẫn. Hãy xác định những người dễ bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng tập thể của bạn sẽ bao bọc cả họ.

Cách tốt nhất để xây dựng một tập thể là hãy trở thành một thành viên tốt, vậy nên hãy đứng ra đảm bảo rằng bạn không cô độc. Nếu bạn không gây dựng cơ sở hạ tầng về tinh thần này thì những biện pháp cách ly cần thiết sẽ mang đến những thách thức vô cùng khó khăn. Ngay bây giờ hãy gây dựng một hệ thống xã hội an toàn và lâu bền.

Giai đoạn 2: Việc chuyển biến tâm lý

Sau khi đã đảm bảo an toàn cho bản thân và tập thể của mình, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, cơ thể và tinh thần bạn sẽ bắt đầu thích nghi, và bạn sẽ thèm có những thách thức lớn hơn. Với thời gian, não của bạn có thể và sẽ chuyển sang một trạng thái mới để thích nghi với các điều kiện khủng hoảng, và khả năng thực hiện những công việc khó khăn hơn sẽ quay lại với bạn.

Sự chuyển biến về tâm lý này sẽ khiến bạn có thể quay lại là một học giả với hiệu suất làm việc cao, ngay cả trong các điều kiện khó khăn nhất. Tuy nhiên, bạn đừng vội hối thúc hay đánh giá quá trình chuyển biến tâm lý của mình, nhất là khi trước đây bạn chưa từng trải qua một thảm họa. Một bài đăng trên Twitter mà tôi thấy phù hợp nhất (của nhà văn Troy Johnson) viết rằng: “Ngày 1 của đợt Cách ly: ‘Tôi sẽ ngồi thiền và tập tạ.’ Ngày 4: *vừa đổ mất kem vào bát mỳ*”— đọc thì buồn cười, nhưng nó thực sự phản ánh đúng vấn đề.

Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc chúng ta cần bỏ qua việc trình diễn và chấp nhận sự thật. Những chuyển biến tâm lý quan trọng đòi hỏi sự khiêm tốn và lòng kiên trì. Hãy tập trung vào sự thay đổi bên trong. Những biến đổi bên trong con người bạn sẽ là chân thực, thô sơ, xấu xí, đầy hứa hẹn, nản lòng, đẹp đẽ, và cao cả. Và những biến đổi này sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn nhiều so với những mong đợi của các học giả sốt sắng. Vậy hãy chậm lại. Hãy để nó làm bạn mất tập trung. Hãy để nó thay đổi cách bạn suy nghĩ và nhìn vào cuộc sống. Bởi thế giới này là tác phẩm của chúng ta. Và vì vậy, xin cầu cho bi kich này sẽ giúp chúng ta xé bỏ những giả định sai lầm và cho ta cam đảm để đặt ra những giả định mới táo bạo hơn.

Giai đoạn 3: Chấp nhận thực tế mới

Bên kia bờ của quá trình biến đổi này, bộ não tuyệt vời, sáng tạo và kiên cường của bạn vẫn đang đợi bạn. Một khi bạn đã có một nền móng vững chắc, hãy lên kế hoạch hàng tuần với ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của đội nhà bạn; rồi sau đó hãy tìm những khoảng trống để xen vào những loại công việc khác nhau: dạy học, quản lý, và nghiên cứu. Hãy thực hiện những việc đơn giản trước, rồi dần dần làm những việc khó hơn. Hãy dậy sớm. Đến giai đoạn này thì việc học các lớp yoga và thể dục trên mạng sẽ dễ dàng hơn.

Bạn sẽ bắt đầu thấy mọi việc trở nên bình thường hơn. Công việc cũng sẽ có vẻ có ý nghĩa hơn, và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ thay đổi hay làm lại những gì đã vào guồng hơn. Bạn sẽ bắt đầu có những ý tưởng mới, những ý tưởng này sẽ không đến với bạn nếu như bạn vẫn còn đang trong trạng thái phủ nhận. Hãy tiếp tục chấp nhận sự chuyển biến tâm lý của mình. Hãy tin vào quá trình này. Và hãy ủng hộ đội của bạn.

Bạn nên hiểu đây là một cuộc marathon. Nếu bạn chạy nước rút ngay từ đầu thì bạn sẽ nôn vỡ mật vào cuối tháng. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng cuộc khủng hoảng có thể kéo dài 12 đến 18 tháng, và tiếp theo là một quá trình khôi phục châm chạp. Sẽ thật vui nếu nó kết thúc sớm hơn. Nhưng trong lúc này, hãy tìm cách thiết lập sự bình an, hiệu suất công việc, và sức khỏe trong các điều kiện khó khăn lâu dài.

Không ai trong chúng ta biết được cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài bao lâu. Chúng ta đều muốn đội quân trở về trước Tết. Tính bất định của tình hình chính là thứ làm ta điên đầu nhất.

Tất nhiên là sẽ đến lúc đại dịch kết thúc. Ta sẽ ôm hôn bạn bè và hàng xóm. Ta sẽ quay trở lại giảng đường và quán cafe. Biên giới sẽ dần mở cửa lại để mọi người đi lại dễ dàng hơn. Nền kinh tế sẽ hồi phục sau các kỳ suy thoái tới.

Nhưng chúng ta mới chỉ mới ở đầu chặng đường này. Hầu hết mọi người đều chưa chấp nhận được sự thật là thế giới này đã thay đổi. Một vài giảng viên cảm thấy mất tập trung và thấy mình có lỗi vì chưa viết được nhiều hay chưa dạy tốt các khóa học trên mạng. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là tiếng ồn bên ngoài — thái độ phủ nhận và sự hoang tưởng. Ngay lúc này đây, thái độ phủ nhận chỉ làm chậm việc chấp nhận sự thật, điều sẽ giúp chúng ta tái tạo lại bản thân trong hiện thực mới.

Và phía cuối chặng đường chấp nhận sự thật này là niềm hi vọng và sự kiên cường. Chúng ta biết rằng chúng ta có thể làm được việc đó, dù cho có phải vật lộn trong nhiều năm. Chúng ta sẽ trở nên sáng tạo và sẵn sàng đáp ứng được, và sẽ tìm ra lối đi trong mọi ngõ ngách. Chúng ta sẽ học được những bài học mới và có những người bạn lạ thường. Chúng ta sẽ có những dự án mà hiện nay là không tưởng, và chúng ta sẽ truyền cảm hứng cho những sinh viên ta chưa từng gặp. Và chúng ta sẽ giúp đỡ nhau. Dù việc gì có xảy ra tiếp theo thì chúng ta đều được ban phước và cùng nhau sẵn sàng đối phó. 

Để kết bài, tôi xin gửi lời cảm ơn những người bạn và đồng nghiệp đang ở tình thế khó khăn nhưng vẫn cổ vũ cho tôi, hơn ai hết họ hiểu rất rõ cảm giác thảm họa này. Những ngày qua, chúng tôi đã nhớ lại những vết thương thời thơ ấu và cùng nhau cười vui trong hoạn nạn. Chúng tôi đã bày tỏ lòng biết ơn và khơi gợi lại ý chí kiên cường thời chiến tranh xưa cũ. Xin cảm ơn các bạn vì đã là những chiến binh của ánh sáng, và cảm ơn vì đã chia sẻ sự thông thái sinh ra từ đau khổ của mình. Bởi hoạn nạn là một người thầy lớn cho mỗi chúng ta.

Aisha Almad

Aisha Ahmad là phó giáo sư ngành chính trị học của Đại học Toronto, và là tác giả cuốn sách giành giải thưởng Jihad & Co: “Black Markets and Islamist Power” (Oxford University Press, 2017). Địa chỉ Twitter: @ProfAishaAhmad.

Người dịch: Phương Anh
Nguồn: Chronicle

Tổng thống đã có thể nhìn thấy được điều gì đang tới: Đằng sau sự thất bại của Trump trước COVID-19 – Phần 1

Một cuộc khảo sát cho thấy tổng thống đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch nhưng sự chia rẽ nội bộ, thiếu kế hoạch và tự tin vào bản năng của chính mình đã dẫn đến tình trạng phản ứng chậm trễ. Từ WASHINGTON: “Dù nghĩ theo cách nào thì chuyện này sẽ vẫn tồi tệ”, Tiến sĩ Carter Mecher-  một cố vấn y tế cao cấp của Bộ Cựu Chiến binh Hoa Kỳ đã viết vào đêm 28 tháng 1
le-nam

Lê Nam

17/04/2020

Làm việc tại nhà: thế giới uống ít cà phê hơn

Book Hunter: Đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới biến động nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, trong đó có ngành kinh doanh quán cà phê. Trước đại dịch, các hoạt động sự kiện của Book Hunter chủ yếu được tổ chức tại các quán cà phê, và nay cũng phải tạm dừng hoặc chuyển sang hình thức online. Mặc dù bọn mình đã có bar cà phê tại nhà, học cách pha chế cà phê, tìm được

Tô Lông

21/05/2021

Vấn đề với Zero COVID: Cách chính sách của Tập Cận Bình gây nên khủng hoảng cho chế độ

Bài viết của Yuen Yuen Ang, tác giả cuốn "Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào", phân tích các kịch bản có thể xảy ra sau các cuộc biểu tình phản đối Zero Covid tại Trung Quốc.  Sự thất vọng của người dân Trung Quốc với chính sách “Zero COVID” của chính phủ đã lên đến đỉnh điểm. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 11, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố, với việc người dân xuống đường và

Tô Lông

03/12/2022

Bố mẹ có thể học được gì từ khải huyền trong công việc do COVID-19

Đó là lần đầu tiên tôi ra khỏi nhà sau ba ngày – có lẽ là lần thứ ba kể từ khi COVID-19 đưa tới một thử nghiệm làm việc kiểu phân tán được bắt đầu một cách nghiêm túc. Trong lúc chúng tôi đang tiến tới gần nhà của mình, hai người qua đường đi xuống phố cách chúng tôi một khoảng cách an toàn trong thời COVID, nhưng tôi có thể nghe thấy họ đang nói chuyện về công việc. “Tôi đã làm

TỔNG THỐNG ĐÃ CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ĐANG TỚI: ĐẰNG SAU SỰ THẤT BẠI CỦA TRUMP TRƯỚC COVID-19 – PHẦN 2

Đọc Phần 1 tại đây: https://bookhunter.vn/tong-thong-da-co-the-nhin-thay-duoc-dieu-gi-dang-toi-dang-sau-su-that-bai-cua-trump-truoc-covid-19/ Yếu tố Trung Quốc Những cảnh báo sớm nhất về coronavirus đã bị vướng vào các cuộc tranh chấp chéo mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ về vấn đề Trung Quốc. Chính những kẻ hiếu chiến phản đối Trung Quốc đã thúc đẩy sớm nhất cho lệnh cấm du lịch. Nhưng sự thù địch của họ đối với Trung Quốc cũng làm giảm hy vọng về cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn của thế giới, hai
le-nam

Lê Nam

18/04/2020