Home Sống Thức tỉnh trước khi quá trễ: Liên Hợp Quốc kêu gọi quay về với Nông nghiệp hữu cơ

Thức tỉnh trước khi quá trễ: Liên Hợp Quốc kêu gọi quay về với Nông nghiệp hữu cơ

Thậm chí khi chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy sử dụng các biện pháp canh tác bằng tăng cường hóa học và chịu

Book Hunter

23/07/2016

Thậm chí khi chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy sử dụng các biện pháp canh tác bằng tăng cường hóa học và chịu sự chi phối từ các tập đoàn như các giống cây biến đổi gen và chỉ tập trung vào một giống cây trồng duy nhất trên diện rộng, Liên Hợp Quốc đã gióng lên hồi chuông khẩn cấp cảnh báo rằng chúng ta cần phải quay trở lại để phát triển một hệ thống bền vững hơn, tự nhiên hơn và hữu cơ hơn.
Đó là điểm chủ chốt trong ấn phẩm mới nhất từ Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) có tên “Nhìn lại thương mại và môi trường năm 2013: Thức tỉnh trước khi quá muộn” (“Trade and Environment Review 2013: Wake Up Before It’s Too Late”), từ sự đóng góp của hơn 60 chuyên gia trên khắp thế giới.
Bìa của bản báo cáo trông giống như một bộ phim tài liệu hay một bộ phim bom tấn của Holywood, và đặc tính bi kịch của tựa đề này không thể bị xem nhẹ: Đã đến lúc nhanh chóng quay lại với những cội rẽ của canh tác tự nhiên.
Những phát hiện trong bản cáo cáo này có vẻ là dư âm của bản Báo cáo tháng 12 năm 2010 của Liên Hợp Quốc trên nhiều phương diện, đó là bản báo cáo đã chỉ ra một điều thiết yếu rằng việc canh tác hữu cơ dựa trên mô hình nhỏ là câu trả lời cho vấn đề “nuôi sống thế giới”, không phải là thực phẩm biến đổi gen và chuyên canh.
Theo báo báo cáo mới của UN, những thay đổi lớn là điều cần thiết trong thực phẩm, nông nghiệp và hệ thống thương mại, với một xu hướng mới chuyển dịch sang kiểu nông dân địa phương canh tác trên quy mô nhỏ và các hệ thống thực phẩm được khuyên dùng.
Sự đa dạng trong canh tác, giảm thiểu việc sử dụng phân bón và các thay đổi khác là vô cùng cần thiết, theo bản báo cáo, điều này được ghi chú trong bài báo từ Viện chính sách Nông nghiệp và Thương Mại.
Nó cũng viết rằng những nguyên tắc thương mại toàn cầu nên được cải cách nhằm đạt được những mục tiêu này. Nhưng đáng tiếc, những hiệp định thương mại lớn như TPP và TTIP lại hướng tới những điều hoàn toàn ngược lại.
Viện chính sách Nông nghiệp và Thương Mại này cũng cho rằng các thỏa thuận chưa được thực hiện ấy “chủ yếu được thiết kế để gia tăng sức mạnh cho các thế lực tập đoàn đa quốc gia và các công ty tài chính trong nền kinh tế toàn cầu”, thay vì phản ánh nhu cầu cấp bách của một cuộc thay đổi trong nông nghiệp được miêu tả ở bản báo cáo mới nhất này.
Thậm chí an ninh toàn cầu có thể bị đe dọa theo bản bảo cáo này, bởi giá lương thực (và giá lương thực được dự đoán vẫn tiếp tục tang.
“Điều này ngầm ý một chuyển dịch nhanh và đáng kể từ sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghiệp, chuyên canh và phụ thuộc nhiều vào đầu vào tới các hệ thống sản xuất bền vững, tái thiết. Các hệ thống này cải thiện đáng kể năng xuất cho các nông trại quy mô nhỏ,” bản báo cáo kết luận.
Nguồn: althealthworks.com

“SỰ BỀN VỮNG” KHÔNG VỮNG BỀN

Một loạt các trường Đại học và Học viện đã công bố các “Nghiên cứu về bền vững”. Tất nhiên, “bền vững” chỉ là một thuật ngữ khác của chủ nghĩa môi trường, nhưng nó thể hiện rất rõ trạng thái tâm lý của phong trào môi trường. Ý tưởng của phong trào này là nếu chúng ta không buộc mình sử dụng ít tài nguyên hơn, loài người sẽ không thể duy trì cuộc sống của mình trên trái đất và con người sẽ

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân

Mỗi khi đọc lại “Chiến thắng của đô thị” của nhà kinh tế học Edward Glaeser, tôi luôn nghĩ rằng có lẽ tác giả nên đổi tên cuốn sách thành “Sự thất bại của thị dân”. Vâng, những thị dân quần tụ trong các đô thị đông đúc và phồn thịnh đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Các đô thị trên thế giới, mà Việt Nam cũng nằm trong số đó luôn được

Y học đối xử với phụ nữ thật kinh khủng

“Thật bàng hoàng và phẫn nộ với cách y học hủy hoại phụ nữ suốt thời gian qua”, Elinor Cleghorn nói. Hippocrates, người lập ra nền y khoa hiện đại, tin rằng phụ nữ bị dạ con của họ điều khiển. Cha đẻ của ngành phụ khoa hiện đại, James Marion Sims, thí nghiệm vào giữa những năm 1800 trên các nữ nô lệ da đen không có thuốc gây tê, tin rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn phụ nữ da trắng. (Cho
le-ai

Lê Ái

23/12/2021

Chúng ta – Một thế hệ lạc lõng

Viết bởi Hà Thủy Nguyên  Nếu tôi nói với các bạn rằng chúng ta – những thanh niên sinh ra vào cuối thế kỷ 20 và lớn lên vào đầu thế kỷ 21 – là một thế hệ lạc lõng, có thể các bạn cho rằng tôi đang nói điều tiêu cực. Khi tôi nói điều đó, tôi không có  ý muốn nói chúng ta là những kẻ lạc loài, và hi vọng rằng các bạn đừng nhìn nhận điều tôi nói ở khía cạnh

Muốn cứu thế giới, giải pháp không phải là ăn chay!

Thâm canh thịt và sữa là một tai họa, nhưng cả những cánh đồng đậu nành và ngô cũng vậy, chỉ là một cách thức khác mà thôi. Số lượng người ăn chay ở Anh tăng mạnh trong vài năm qua – từ 0.5 triệu người trong năm 2016 lên đến hơn 3.5 triệu người (tương đương 5% dân số chúng ta) trong năm 2018.  Các tài liệu có uy tín như Cowspiracy và What the Health đã đưa ra một nhấn mạnh về ngành công nghiệp thâm canh

Thư Sinh

11/09/2018