Home Hiểu Tâm lý học sinh thái: Hòa mình vào thiên nhiên mang lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe của bạn?

Tâm lý học sinh thái: Hòa mình vào thiên nhiên mang lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe của bạn?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động có lợi trong việc tiếp xúc với thế giới tự nhiên đối với sức khỏe, giảm căng thẳng và thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Đến nay, các nhà hoạch định chính sách, nhà tuyển dụng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang dần xem xét nhu cầu tự nhiên của con người trong cách họ lên kế hoạch và vận hành.

Mất bao lâu để sử dụng một “liều” tự nhiên đủ mạnh để khiến con người cảm thấy khỏe mạnh và có một tinh thần bền vững?

Chính xác là mất 120 phút.

Trong một thí nghiệm có 20,000 người tham dự, nhóm do Mathew White thuộc Trung tâm Môi trường & Sức khỏe Con người Châu Âu tại Đại học Exeter dẫn đầu, đã nhận thấy rằng những người dành hai giờ mỗi tuần ở trong không gian xanh – như là công viên địa phương hoặc những môi trường tự nhiên khác, đi tới những nơi này cùng một lúc hoặc cách nhau – cơ bản có nhiều khả năng báo cáo về tình trạng sức khỏe và tâm lý tốt hơn là những người không dành thời gian. Hai giờ quả là một danh giới khó khăn: Bài nghiên cứu, được công bố vào tháng Sáu năm ngoái, chỉ ra rằng những người không đạt đến ngưỡng đó sẽ không nhận được bất cứ lợi ích nào.

Các tác động xảy ra rất mạnh mẽ, diễn ra giữa các ngành nghề khác nhau, các nhóm dân tộc, những người từ các khu vực giàu và nghèo, và những người bị bệnh mãn tính và khuyết tật.

“Ai cũng biết rằng việc hòa mình vào thiên nhiên tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người, nhưng tới tận bây giờ chúng ta vẫn không thể nói là dành ra bao lâu cho đủ,” White nói. “Hai giờ một tuần hy vọng là mục tiêu thực tế cho nhiều người, đặc biệt là khi có thể trải dài trong cả tuần để có thể đạt được lợi ích.”

Nghiên cứu của White và các đồng nghiệp của ông chỉ là nghiên cứu mới nhất trong một lĩnh vực nghiên cứu đang mở rộng nhanh chóng rằng thiên nhiên có những tác động mạnh mẽ tới sức khỏe con người – về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Những nghiên cứu đều nhất trí: Thiên nhiên không chỉ có thì tốt, mà là “phải có” đối với sức khỏe thể chất và chức năng nhận thức.

“Khi tôi viết cuốn Last child in the woods vào năm 2005, đây chưa phải là một chủ đề nóng,” Richard Louv, một nhà báo ở San Diego, người có cuốn sách được cho là đã kích hoạt phong trào này và là người đã đặt ra thuật ngữ Rối loạn thâm hụt tự nhiên cho biết. “Chủ đề này hầu như bị giới học thuật bỏ qua. Tôi có thể tìm ra 60 bài nghiên cứu được cho là tốt. Giờ đây nó đang đến gần và chuẩn bị vượt qua mức 1000 bài nghiên cứu, và chúng đều chỉ một hướng: Thiên nhiên không chỉ có thì tốt, mà là “phải có” đối với sức khỏe thể chất và chức năng nhận thức.”

Những nghiên cứu này đã cho thấy rằng khoảng thời gian ở trong thiên nhiên – đủ lâu khiến con người cảm thấy an toàn – là liều thuốc giải độc cho căng thẳng: Nó có thể làm giảm huyết áp và nồng độ hormone căng thẳng, giảm kích thích hệ thần kinh, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng lòng tự trọng, giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng.  Rối loạn thiếu hụt tập trung và sự hung hăng giảm đi trong môi trường tự nhiên, điều đó cũng giúp tăng tốc độ phục hồi. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc đơn vị thần kinh của một bệnh viên đã nhận thấy rằng việc hòa mình trong thiên nhiên làm giảm cảm giác cô lập, thúc đẩy sự bình tĩnh và nâng cao tâm trạng của bệnh nhân.

Số lượng người đi nghiên cứu ngày càng tăng – cộng thêm việc hiểu biết trực quan về sự quan trọng của thiên nhiên và mối quan tâm ngày càng tăng về sự bùng nổ sử dụng điện thoại thông minh và các loại công nghệ khác – đã dẫn tới thời điểm mà các chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ hiện đang đề xuất những thay đổi rộng rãi nhằm đưa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày của con người.

Cho ví dụ, các nghiên cứu gia và nhà hoạch định chính sách hiện nói về vấn đề “sa mạc công viên” trong các khu đô thị. Các thành phố đang bổ sung và nâng cấp các công viên, trường học và các tổ chức khác đang được thiết kế có cửa sổ lớn và ở gần cây cối và không gian xanh – hay không gian xanh dương, giống như môi trường dưới nước. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy mong muốn của các nhân viên là được tiếp cận không gian xanh. “Đó là điều cần thiết để thu hút lực lượng lao động có tay nghề,” Florence Williams, tác giả cuốn sách Nature Fix cho biết. “Người trẻ đang có nhu cầu về những trải nghiệm ngoài trời chất lượng cao.”

Số lượng các “trường học rừng xanh” – vốn đã là một truyền thống ở các nước Scandinavia và là nơi việc học tập được diễn ra trong môi trường tự nhiên ngoài trời – đang mọc lên như nấm ở Hoa Kỳ, tăng tới 500% kể từ năm 2012, theo như Louv. Bang Oregon gần đây đã thông qua một biện pháp bỏ phiếu để quyên góp tiền cho các trường học ngoài trời, và Washington vừa trở thành bang đầu tiên cấp phép cho các trường mầm non ngoài trời, nơi phần lớn các hoạt động vui chơi và học tập diễn ra bên ngoài.

Tổ chức Children & Nature Network, được thành lập bởi Louv và vài người khác, ủng hộ việc trẻ em dành nhiều thời gian hơn ở trong tự nhiên, theo dõi nghiên cứu và có một danh sách dài các bản tóm tắt các nghiên cứu về chủ đề này trên trang web của tổ chức.

Và tổ chức phi lợi nhuận The Trust for Public Lands (TPL) vừa hoàn thành dự án 7 năm lập bản đồ các công viên ở Hoa Kỳ, với mục đích nhận những nơi cần đất công viên. “Chúng tôi đã lập bản đồ cho 14,000 cộng đồng, 86% diện tích đất nước, và xem xem những ai sống và không sống ở nơi 10 phút đi bộ tới công viên” Adrian Benepe, phó chủ tịch cấp cao của TPL cho biết. Tổ chức lập ra một chiến dịch tên là Mười phút đi bộ để làm việc với các thị trưởng trên khắp Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được tham gia.

Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đang áp dụng mô hình “trở lại tự nhiên”. Một tổ chức tên là Park RX America, thành lập bởi Robert Zarr của Unity Healthcare ở thủ đô Washington DC nói rõ sứ mệnh của họ là “làm giảm gánh nặng của những căn bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe và hạnh phúc, và thúc đẩy quản lý môi trường, bằng hiệu quả từ việc kê một liều “Tự nhiên” trong quá trình thực hiện chăm sóc sức khỏe định kỳ bởi một nhóm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe”. Tổ chức có tất 10,000 công viên trong “nền tảng kê đơn” của họ.

Một chuyên gia từng nói ông ấy lo ngại rằng việc ngày càng hứng thú tiếp xúc với thiên nhiên lại dựa quá nhiều vào việc chỉ trải nghiệm nó một cách trực quan.

Hiệp hội toàn cầu về Thiên nhiên và Chỉ dẫn liệu pháp rừng chỉ cho khách hàng cách chìm đắm vào thiên nhiên để chữa bệnh. Khẩu hiệu của nhóm ghi rằng “Rừng xanh chính là nhà trị liệu”. Chỉ dẫn đã mở ra một cánh cửa”.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tác dụng của thiên nhiên có thể đi sâu hơn việc mang lại cảm giác hạnh phúc, chúng còn giúp giảm tội ác và tính hung hăng. Một nghiên cứu năm 2015 trên 2.000 người ở Vương quốc Anh cho thấy việc tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên sẽ tạo sự gắn kết nhiều hơn giữa cộng đồng và tỷ lệ tội phạm thấp hơn đáng kể.

Và trong khi nhiều cây cối bị cho rằng khuyến khích tội phạm vì cung cấp nơi trú ẩn cho chúng, một nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại – sự dồi dào của thực vật có liên quan đến việc giảm các vụ tấn công, cướp giật và đột nhập, mặc dù không phải ăn trộm.

Tuy vậy, nhiều các nghiên cứu như vậy chỉ mang tính tương quan chứ không mang tính thông thường. Điều đó có nghĩa là khó có thể chỉ ra rằng cảnh quan thiên nhiên dẫn tới những tác động này, mặc dù những điều này diễn ra khi con người ở trong môi trường tự nhiên.

Sara L. Warber, giáo sư y học gia đình tại Đại học Michigan, lưu ý rằng không có “nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng” nào về tác động của thiên nhiên đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bà nói, có những nghiên cứu trong dịch tễ học và những phép đo lường trước và sau khi tiếp xúc với thiên nhiên, và kết quả từ nghiên cứu này là rất là thiết thực.

Peter H. Kahn, giáo sư tâm lý học tại Đại học Washington, người đã làm việc về những vấn đề này trong nhiều thập kỷ, được khuyến khích bởi sự chú tâm mới vào chủ đề này nhưng lại lo ngại rằng việc ngày càng hứng thú tiếp xúc với thiên nhiên lại dựa quá nhiều vào việc chỉ trải nghiệm nó một cách trực quan. “Điều đó quan trọng, nhưng lại là một cái nhìn nghèo nàn về ý nghĩa của việc tương tác với thế giới tự nhiên,” ông nói. “Chúng ta cần đi sâu hơn các hình thức tương tác với thiên nhiên và làm cho nó trở nên bao chọn hơn.”

Đâu là các thành phần hoạt tính trong một liều thuốc “thiên nhiên”? Những người tiên phong trong công việc này, Rachel và Stephen Kaplan, bắt đầu nghiên cứu chủ đề này vào những năm 1970, đã phát triển “Lý thuyết phục hồi sự chú ý”, cho rằng việc tập trung trong các thành phố nhộn nhịp, nơi làm việc hoặc trong các môi trường căng thẳng đòi hỏi sự chú ý rất nhiều. Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên, Kaplans nhận thấy rằng mọi người chú ý rộng rãi hơn và theo cách ít nỗ lực hơn, dẫn đến cơ thể và tâm trí thoải mái hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu người Nhật đã nghiên cứu về khái niệm “tắm mình trong rừng” – một cái tên rất thơ để chỉ việc đi bộ trong rừng. Họ hoài nghi những phân tử không khí từ rừng, mà chúng ta hít vào khi đi bộ, có tác dụng làm tăng lượng Tế bào tiêu diệt tự nhiên hay các tế bào NK trong hệ miễn dịch, chống lại các khối u và nhiễm trùng. Một nghiên cứu tiếp theo, trong đó tinh dầu từ cây tuyết tùng được phun trong phòng khách sạn nơi mọi người ngủ, cũng dẫn tới tế bào NK tăng đáng kể.

Tuy nhiên, lĩnh vực đang phát triển này có thể được nhận định, nó đang trên đà tăng trưởng. Trong một bài báo gần đây, 26 tác giả đã đưa ra một khuôn khổ để tạo ra một vai trò chính thức cho những tác động tích cực của thiên nhiên đối với sức khỏe tâm thần và hình thành một mô hình bảo tồn thiên nhiên ở các thành phố và lồng ghép nó vào việc lập kế hoạch cho những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một nhà nghiên cứu cho biết: “Ngày nay đang có một sự thức tỉnh đối với nhiều giá trị của thiên nhiên cũng như những rủi ro và cái giá phải trả cho sự mất mát.”

“Chúng ta đã bước tới kỷ nguyên của đô thị, với hai phần ba dân số dự kiến sẽ sống ở các thành phố cho vào năm 2050,” Gretchen Daily, giám đốc Dự án Vốn tự nhiên tại Đại học Stanford và là tác giả cấp cao của một bài báo gần đây cho hay, bài báo cho rằng những lợi ích từ thiên nhiên trong sự nhận thức và tình cảm cần được đưa vào các mô hình dịch vụ sinh thái kinh tế. “Ngày nay đang có một sự thức tỉnh đối với nhiều giá trị của thiên nhiên cũng như những rủi ro và cái giá phải trả cho sự mất mát. Công việc mới này có thể cng cấp thêm thông tin cho những nguồn đầu tư vào khả năng sinh sống và tính bền vững của các thành phố trên thế giới.

Trong khi nghiên cứu đã có bước nhảy vọt, Kahn và những người khác lập luận trong một bài báo đánh giá gần đây rằng nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn thiếu sót về nhiều mặt, và họ đưa ra một chương trình nghiên cứu mà họ cho rằng sẽ giúp chính thức hóa vai trò của thiên nhiên trong chính sách y tế công cộng.

Hiểu được tác dụng điều trị của thiên nhiên có thể đến vào một thời điểm thích hợp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lo lắng về biến đổi khí hậu là một hiện tượng ngày càng tăng. Trớ trêu thay, một trong những liều thuốc giải độc tốt nhất cho việc đó có thể là một liều thuốc không gian xanh.

“Nếu như tôi cảm thấy chán nản, khắc khoải và lo âu về môi trường,” Warber nói, “thì một trong những điều tuyệt vời nhất tôi có thể làm là hoà mình vào thiên nhiên”.

NguồnYale Environment 360

Dịch: Hien Anh

6 quy định pháp lý liên quan đến khai thác, chuyển đổi rừng đặc dụng bạn cần biết

Rừng đặc dụng có vai trò to lớn với thiên nhiên và con người. Rừng không chỉ giúp chúng ta bảo tồn hệ sinh thái, các loài động thực vật, mà còn hỗ trợ các công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa, hay du lịch nghỉ dưỡng, tùy thuộc vào loại rừng đặc dụng. Trong những năm gần đây, tỉ lệ khai thác rừng đặc dụng tại nước ta ngày một gia tăng. Đặc biệt, các dự

Các doanh nghiệp kéo dài khủng hoảng mất diện tích rừng

Đa số các công ty và tổ chức tài chính có ảnh hưởng đang hành động ít hoặc không làm gì với việc sụt giảm diện tích rừng – đang làm suy giảm các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Các công ty và tổ chức tài chính có thế lực đang kìm hãm các hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu và có nguy cơ gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp của họ do không giải quyết được vấn nạn

Tại sao những giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên cho vấn đề khí hậu lại bị ngó lơ?

Các sáng kiến có nền tảng dựa trên thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng đước và tái sinh vùng đất ngập nước, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp các cộng đồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng nguồn tài trợ quốc tế lại lấy tiền từ những giải pháp này để đầu tư vào những dự án kỹ thuật tốn kém và thiếu hiệu quả hơn. Ở vùng bờ thấp đảo Java của Indonesia, những năm gần đây

Đầu tư khu công nghiệp và môi trường – Cuộc đánh đổi lớn

Sau khi vào WTO đến nay, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, trở thành địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài bởi những mảnh đất còn bỏ hoang và nguồn nhân công giá rẻ. Các nhà đầu tư ồ ạt xây những khu công nghiệp lớn tại các vùng ngoại thành và nông thôn, tạo ra một sự xáo trộn lớn trong môi trường sống của người dân. Theo Viện Kiến Trúc và Quy Hoạch, tính

Tô Lông

14/08/2016

Vì sao giữ nguyên vẹn những khu rừng trưởng thành là giải pháp then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Nhà khoa học chính sách William Moomaw cho biết việc bảo tồn các khu rừng trưởng thành có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển. Trong một cuộc phỏng vấn trên E360, ông đã nói về tầm quan trọng của những khu rừng hiện có và lý do tại sao việc thúc đẩy chặt chúng để lấy nhiên liệu sản xuất điện là sai lầm. William Moomaw đã có một sự nghiệp xuất sắc với tư