Home Soát Phản biện bộ phim “Cuộc sống trên hành tinh chúng ta” của David Attenborough

Phản biện bộ phim “Cuộc sống trên hành tinh chúng ta” của David Attenborough

Vân Trần

19/11/2020

David Attenborough thân mến, đó quả thực là một bộ phim tài liệu đẹp trên Netflix. Nhưng những “giải pháp” của ông còn tàn phá tự nhiên nhiều hơn.

Thưa ông David Attenborough,

Gần đây tôi đã được xem bộ phim mới của ông – Cuộc sống trên hành tinh chúng ta – một phim tài liệu thật đẹp nói về sự suy giảm sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Bộ phim như viên thuốc đắng phục vụ kèm một món tráng miệng ngọt ngào – một phương án khả dĩ để thoát khỏi mớ hỗn độn này. Thực tế, tôi đã suýt chết nghẹn với món tráng miệng đó – khi ông bất ngờ đề cập đến Hà Lan như một thí dụ tiên phong cho phần còn lại của thế giới noi theo.

Là một người Hà Lan, tôi đáng ra nên tự hào về những điều ông nói, nếu không phải vì ông đã có những sai lầm nghiêm trọng.

Ông đưa ra lý lẽ như sau: Loài người chúng ta dùng ngày càng nhiều đất đai để canh tác nông nghiệp, phục vụ cho dân số ngày càng tăng trưởng, bất chấp sự tàn phá hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ tiêu biểu nhất ông đưa ra là đồn điền trồng khai thác dầu cọ ở Borneo được xây dựng thành công trên những đánh đổi một hệ sinh thái tự nhiên giàu có bậc nhất thế giới, nơi có cả những anh em họ gần của loài người đang ẩn náu trong những lùm cây – những chú đười ươi. 

Và rồi, ông nói rằng, chúng ta cần huy động năng lực để có thể khai thác nhiều thực phẩm hơn với ít đất đai hơn. “Người Hà Lan là những chuyên gia trong việc khai thác triệt để từng hecta đất của họ” – giọng điệu của ông thật hùng hồn. “Mặc dù diện tích nhỏ bé, Hà Lan giờ đây là quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn thứ hai thế giới.”

Theo ông, Hà Lan đã gia tăng sản xuất đến mười lần, đồng thời sử dụng ít thuốc trừ sâu và phân bón hoá học hơn, tạo ra ít khí thải nhà kính hơn. Chúng tôi nhìn thấy những quả cà chua đang lớn lên trong nhà kính siêu hiện đại, thậm chí thấy cả những nông trại thẳng đứng: những khay trồng xà lách xếp lên nhau, cao đến mười tầng, được chiếu rọi dưới dàn đèn LED tím.

Sự thật là chúng tôi không trở thành quán quân xuất khẩu bằng những hàng xà lách xếp lên nhau hay bằng việc trồng những trái cà chua bền vững và đầy tính khoa học viễn tưởng.

Thứ “thực phẩm” đã đưa chúng tôi lên ngôi vô địch xuất khẩu dường như nếm không ngon lắm: đó là hoa. Chúng tôi thực ra đang dồn hết năng lượng để cung ứng hoa cho dân số toàn cầu đang mỗi ngày một đông hơn.

Mà điều này thì đòi hỏi hàng đống chất hoá học và khí CO2. Và vì xuất khẩu các sản phẩm vườn tược, Hà Lan đã thành nơi sử dụng hàm lượng thuốc trừ sâu lớn nhất tính trên một hecta đất trong toàn Châu Âu. 

Nếu không tính hoa, Hà Lan vẫn không thể là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn thứ nhì, mà phải là Đức. Ông tính hoa vào vì sự thật là ông đã lấy thông tin trong một bài báo thiếu dẫn chứng trên National Geographic – nơi có rất nhiều bài báo mắc lỗi tương tự.

Ngay cả khi chúng tôi xuất khẩu rất nhiều thực phẩm chăng nữa, đây cũng chưa phải sự thật quan trọng nhất ông đã bỏ qua. Mà là, Hà Lan đã gian lận. Có hai “chiêu” cho phép chúng tôi xuất khẩu rất nhiều thực phẩm mặc dù sử dụng rất ít đất đai. Và với tư cách nhà sinh thái học Hà Lan, tôi e là Hà Lan chẳng có gì để nói trong cuộc trò chuyện về đa dạng sinh học.

Chiêu thứ nhất: hàng hoá nhập khẩu

Chiêu thứ nhất: 30% lượng thực phẩm xuất khẩu của chúng tôi không được trồng ở Hà Lan. Thực tế là chúng tôi đã nhập khẩu. Việc này được gọi là “tái xuất khẩu”. Và đất đai Hà Lan có thể phì nhiêu nhưng nguyên liệu thô cho 70% thực phẩm đều là từ nước ngoài.

Riêng để phục vụ cho việc tiêu thụ nội địa, Hà lan đã dùng nhiều hơn ⅔ lần diện tích đất nông nghiệp mà chúng tôi sở hữu rồi. Không phải nhờ chúng tôi trồng cây trên đỉnh những toà tháp, mà đó chính xác trên đất đai của các quốc gia khác. 

Đoán xem toàn bộ lượng dầu cọ từ Borneo đi về đâu? Chính là Hà Lan.

Năm 2019, Hà Lan là một trong các nhà nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Unilever, một trong các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới về thực phẩm, sử dụng dầu cọ để sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong siêu thị cho toàn bộ châu Âu, tại nhà máy Hà Lan. Unilever đưa dầu cọ vào mọi thứ, từ bánh mì và bơ lạc đến dầu gội đầu và mascara. Dầu cọ là loại dầu rẻ nhất trên thị trường toàn cầu. Thậm chí trong các công thức cho trẻ em, chất béo từ sữa cũng được thay thế bằng dầu cọ. 

Tất cả lượng thực phẩm đã qua chế biến xếp thứ 4 trong danh sách sản phẩm xuất khẩu. Cũng trong năm nay, Unilever có dính líu tới vụ việc phá rừng tại Indonesia.

Chiêu thứ hai: Nhiên liệu hoá thạch

Chiêu thứ hai là nhiên liệu hoá thạch. Mặc dù lượng sản phẩm nông nghiệp tạo ra trên mỗi mét vuông cao hơn rất nhiều so với 50 năm trước, nhưng hiệu quả của quy trình sản xuất thì đang sụp đổ. Năm 1950, nhờ các tiến trình sinh thái, mỗi 100 jun nhiên liệu hoá thạch nông dân Hà Lan tạo ra được 107 jun giá trị dinh dưỡng, nhưng ngày nay chỉ tạo ra 6 jun giá trị dinh dưỡng cũng từ 100 jun nhiên liệu đó.Tất cả năng lượng này phục vụ cho sản xuất phân bón hoá học, xây dựng chuồng trại, điều khiển máy kéo, và vận chuyển thực phẩm. Và chúng tôi thì chẳng thể ăn hết đống thực phẩm đó; nó được dùng phục vụ chăn nuôi.

Chúng tôi dùng ⅔ đất nông nghiệp để trồng cỏ nuôi bò. Chúng cung cấp 10-20% nguyên liệu trong cấu thành protein cô đặc, phần trăm lớn còn lại trong đó là đậu nành và vỏ hạt cọ nhập từ bên ngoài châu Âu. 

Và thứ mang đến cho chúng tôi vị trí xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ hai và thứ ba sau hoa là thịt và chế phẩm bơ sữa. Thịt lợn và sữa giá rẻ cho Đức và Anh. Tôi chắc không cần nói với ông về những tác động làm huỷ hoại khí hậu và hệ sinh thái của ngành sinh hoá; ông đã đề cập điều này trong bộ phim tài liệu rồi. Nhờ lượng phô-mai và cốt-lết đó, Hà Lan cũng đã thành một tiên phong trong việc làm mất đi đa dạng sinh học. 

Là một nhà sinh thái, tôi cảm thấy đau buồn khi chứng kiến thiên nhiên quanh mình đang suy thoái nghiêm trọng. Trong thế kỷ trước, những cánh đồng cỏ là niềm tự hào lớn của người Hà Lan, là ngôi nhà của rất nhiều loài thực vật hoang dã, côn trùng, và một mật độ chim đồng cỏ đáng ngạc nhiên. 

Nhờ vào sự ô nhiễm nitrogen và việc độc canh, chúng tôi chỉ còn lại 15% đa dạng sinh học tự nhiên. Nếu mọi thứ tiếp tục diễn ra theo cách này, sẽ đến ngày hầu hết chim Choắt mỏ nhát sẽ biến mất – loài chim đồng cỏ đầy tính biểu tượng của chúng tôi. Những loài thú phổ biến như chim mỏ nhát, chim chân đỏ và chim bồ câu áo dài (ruff), đã từng rất phổ biết, giờ trở nên hiếm hoi ở Hà Lan hơn bao giờ. Nếu chờ chúng ta chịu trách nhiệm, những chú chim này sẽ tuyệt chủng.

Việc tăng cường sản xuất thực phẩm bản thân nó chẳng giúp giảm thiểu số người suy dinh dưỡng trên toàn cầu, mà chủ yếu tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng thấp hơn với giá rẻ như bỏ đi, và khuyến khích nhu cầu tiêu thụ hàng hoá xa xỉ từ những người dư dả.

Phần lớn thực phẩm xuất khẩu của Hà Lan cũng là xuất sang châu Âu, nơi người dân ăn thịt và đồ bơ sữa nhiều hơn mức được khuyến cáo là tốt cho sức khoẻ của họ.

Vấn đề của vườn trồng nhà kính

Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về những nhà kính trồng cà chua. Lớn thứ năm về sản lượng xuất khẩu của chúng tôi, sau hoa, thịt, chế phẩm từ sữa và thực phẩm đã qua chế biến: là rau. Khoảng một nửa giá trị xuất khẩu rau quả đến từ những khu vườn trồng nhà kính và nó chỉ chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của chúng tôi. Hầu hết số đó đều được đưa đến các nước châu Âu.

Ông đã đúng khi chỉ ra rằng vườn trồng trong nhà kính đang ngày càng trở nên bền vững khi nó hướng đến dùng thuốc trừ sâu, nước và phân bón. Phương pháp đang được khuyến khích, nhưng không may là việc xây dựng nhà kính lại đắt đỏ, và trước nay luôn là thứ ngốn năng lượng nhiều nhất tại Hà Lan, còn hơn cả ngành thép. Vườn trồng nhà kính chiếm 10% lượng tiêu thụ ga của toàn bộ Hà Lan – tương đương với một nửa lượng tiêu thụ của các hộ gia đình. Vườn trồng nhà kính chiếm 80% toàn bộ năng lượng phục vụ nông nghiệp. Ở góc độ kinh tế, điều này chỉ khả thi vì nhà kính có được mức thuế suất thuế năng lượng thấp hơn. 

Vì sao nhà kính lại được giảm thuế? Vì nếu không thì chúng phải trả một khoản thuế năng lượng khổng lồ.

Chẳng có gì để nói về các nông trại thẳng đứng vì nó thậm chí còn ngốn nhiều năng lượng hơn và không thể ngưng lại được. Đèn LED khá tiết kiệm kinh tế (mặc dù không dựa trên ánh sáng mặt trời), nhưng đó chỉ đơn thuần là những thông tin nhảm nhí mang tính quảng bá. Lợi ích của nó bị phủ nhận bởi số lượng bóng đèn, những máy hút ẩm và máy điều hoà không khí khổng lồ mà các công trình này yêu cầu.

Một thế giới đầy những tuốc bin gió – Tại sao không?

Nếu ông muốn nuôi sống dân số toàn cầu bằng cà chua, xà lách từ nhà kính và nông trại thẳng đứng mà không cần nhiên liệu hoá thạch, thế giới này sẽ phải phủ đầy các cối xay gió. Có thể ông đã biết điều này rồi, vì đó chính xác là thứ tôi thấy trong tầm nhìn của ông về tương lai: một sa mạc Sahara rải đầy các tấm pin năng lượng mặt trời, và những đồng cỏ bất tận với những đàn động vật hoang dã thong dong gặm cỏ dưới những tuốc bin gió. Vua sư tử ở thế kỷ 21.

Ông đề cập đến tăng trưởng dân số – vấn đề chủ yếu diễn ra ở châu Phi – như là nguyên nhân hàng đầu làm tăng mức tiêu thụ thực phẩm. Nhưng bản thân chúng ta thì sao: một lượng tiêu thụ thức ăn khổng lồ và đang không ngừng tăng lên tính trên mỗi đầu người tại các nước phương Tây? Trung bình, người châu Âu tiêu thụ lượng năng lượng gấp 7 lần và lượng thịt gấp 6 lần người châu Phi, và các con số đang tiếp tục lớn dần.

Ở châu Phi, mức tiêu thụ năng lượng cũng đang trên đà tăng cao (mức tiêu thụ thịt hiếm khi tăng, thực tế là nó còn giảm tại nhiều quốc gia), nhưng tôi hi vọng rằng đến thời điểm này chúng ta đã không còn đùn đẩy trách nhiệm của mình sang cho châu Phi nữa. Vì Thậm chí nếu dân số châu Phi và mức tiêu thụ trung bình trên mỗi đầu người ở đây gấp đôi lên, mức tiêu thụ của họ vẫn thấp hơn của chúng ta. Vậy vì sao chúng ta lại nhằm vào họ mà bỏ qua chính mình?

Và vì sao ông lại đặt những công viên năng lượng này vào hai hệ sinh thái tự nhiên lớn nhất và hầu như đang còn nguyên vẹn? Ông nói nó có thể giúp ích cho tự nhiên, nhưng tôi không thể nhìn ra lợi ích Simba có được từ các tuốc bin gió. 

Chúng ta cần một nền nông nghiệp thân thiện với tự nhiên

Ngài David Attenborough thân mến, rất rất ít tiếng nói được lắng nghe rộng rãi như tiếng nói của ngài. Bằng việc ngợi ca việc xuất khẩu của Hà Lan, ông chỉ đang lặp lại những khẩu hiệu truyền thông của ngành công nghiệp thực phẩm. Hãy làm ơn ngừng lại. Hãy lên tiếng cho những biện pháp cứng rắn để hạn chế mức tiêu thụ của chính chúng ta. Hãy buộc những gã khổng lồ trong ngành thực phẩm như Unilever chịu trách nhiệm. Hãy lên án nền nông nghiệp quá đắt đỏ với đa dạng sinh thái. Không chỉ ở Borneo, mà cả Hà Lan, và chính Anh quốc của ông nữa.

Nếu châu Âu được thúc đẩy chính sách để cắt giảm một nửa việc sản xuất thịt và chế phẩm từ sữa, để thúc đẩy rau củ theo mùa, chúng ta sẽ có thể tự cung mà không cần các sản phẩm xuất khẩu ngoài châu Âu, trong khi đó lại động viên lối sống lành mạnh và việc chăn nuôi thân thiện với môi trường. Và liên minh châu Âu có quyền lực đó, vì họ đã định hình các lựa chọn của nông dân trong hàng thập kỷ qua, với lượng lượng bơm tiền mặt chiếm xấp xỉ 40% tổng ngân sách EU. Đó là một sự lựa chọn.

Không cần đến kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Hà Lan, thực phẩm cho thế giới sẽ không vơi đi mà còn đầy lên, tự nhiên sẽ không suy thoái đi mà được bảo tồn nhiều hơn.

Và với hoa và chim hoang dã trên những cánh đồng, chúng ta không còn cần cắt hoa để gợi nhắc về vẻ đẹp của thiên nhiên thêm nữa. Tầm nhìn ấy chẳng hề không tưởng. Vẫn còn những người nông dân ở Hà Lan cho chúng ta thấy nó hoàn toàn khả thi. 

Ông đã 94 tuổi. Tôi mong ông sẽ thọ thật dài, nhưng chúng ta cũng cần phải nhanh lên và đảm bảo rằng chúng ta có thể kiểm soát được tình hình mà không cần thêm bộ phim David Attenborough nào trong tương lai nữa.

Tác giả: Thomas OUDMAN
Nguồn: The Correnspondent 

Vân Trần dịch

SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong vài thập niên qua, nền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố, động lực khác nhau. Về vĩ mô, đó là tác động của quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa. Bên cạnh đó là những thay đổi về mặt chính sách phát triển từ các cơ quan nhà nước kể từ khi thực

6 quy định pháp lý liên quan đến khai thác, chuyển đổi rừng đặc dụng bạn cần biết

Rừng đặc dụng có vai trò to lớn với thiên nhiên và con người. Rừng không chỉ giúp chúng ta bảo tồn hệ sinh thái, các loài động thực vật, mà còn hỗ trợ các công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa, hay du lịch nghỉ dưỡng, tùy thuộc vào loại rừng đặc dụng. Trong những năm gần đây, tỉ lệ khai thác rừng đặc dụng tại nước ta ngày một gia tăng. Đặc biệt, các dự

LƯỢC SỬ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Lược sử về khái niệm phát triển bền vững có thể bắt đầu với Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) của chính phủ Hoa Kỳ năm 1969. [1] Đạo luật này được đưa ra chủ yếu nhằm để phản ứng lại sự cố tràn dầu ở Santa Barbara năm 1969, sự kiện đã có tác động tàn phá đến động vật hoang dã và môi trường tự nhiên trong khu vực. Nhưng đây cũng là kết quả của việc xã hội dành

Bàn về các món ăn lên men trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hệ thống thực phẩm đơn giản của Việt Nam tận dụng quá trình phân hủy trong tự nhiên Hệ thống thực phẩm của các nước công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quy trình sản xuất hàng loạt, quá trình phân phối toàn cầu, và công nghệ đóng đông, giữ lạnh thường xuyên. Hệ thống này đòi hỏi việc sử dụng nhiều năng lượng và cũng tạo ra rất nhiều sự lãng phí đồ ăn. Aaron Vansintjan đã đến thăm phố phường Hà Nội, nơi

Tại sao những giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên cho vấn đề khí hậu lại bị ngó lơ?

Các sáng kiến có nền tảng dựa trên thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng đước và tái sinh vùng đất ngập nước, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp các cộng đồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng nguồn tài trợ quốc tế lại lấy tiền từ những giải pháp này để đầu tư vào những dự án kỹ thuật tốn kém và thiếu hiệu quả hơn. Ở vùng bờ thấp đảo Java của Indonesia, những năm gần đây