Home Tạo Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Fee.org

28/08/2013

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được gọi là “kỷ nguyên thông tin”, khi nhân loại sinh tồn dựa vào khả năng sử dụng thông tin hiệu quả. Chúng ta không có răng nanh và móng vuốt, lớp da cứng hoặc lông dày đủ cần thiết để thích ứng với những đe dọa của môi trường sống. Khả năng sinh tồn của chúng ta có được là do tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong đời sống.
Nói chung, việc truyền tải thông tin đến người khác nhằm mục đích liên minh và phối hợp để sinh tồn. Thông tin một khi bị cô lập sẽ chết cùng với người nắm giữ nó. Khi được chia sẻ, đặc biệt là qua một vài ngôn ngữ, nó không chỉ giúp tăng khả năng sinh tồn của nhân loại, mà còn giúp mang lại sự thịnh vượng. Khả năng truyền tin càng hiệu quả, sự phát triển càng mạnh mẽ.
Chúng ta đọc trong Sáng Thế Ký rằng Adam đã đặt tên cho những con chim và những con thú đầu tiên, thật là chủ quan, điều này gợi đến ý tưởng rằng bằng việc xâu chuỗi những âm thanh vô nghĩa và sử dụng chuỗi đó để xác định từng con vật, chúng ta có thể nhận biết về một vật gì đó thông qua tên gọi của nó. Sự phi lý này nằm ở gốc rễ trong  kiến thức và phát minh của nhân loại. Nhờ vào gán tên cho mọi thứ, chúng ta có thể chia sẻ chúng với người khác.
Không chỉ trong ngôn ngữ nói – phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, mà trong phần lớn những phát minh khác đã từng làm thay đổi thế giới, từ toán học cho đến in ấn, cũng đều là thông tin, đều dựa trên hoặc liên quan đến thế hệ, sự chuyển giao và lưu trữ.
Không có thông tin sẽ không có bất cứ phát minh nào, không có thông tin thì tự nhiên xung quanh ta sẽ không được biểu thị thông qua các cảm giác có ý nghĩa. Một hòn đá sẽ chỉ là hòn đá nếu một ai đó không nghĩ cách biến nó thành cái búa, dầu sẽ chỉ là thứ chất lỏng có mùi hôi cho đến khi chúng ta học cách biến nó thành xăng, cát sẽ chỉ là thứ để con người dẫm lên cho đến khi chúng ta khám phá ra rằng nó có thể biến thành thủy tinh và vi mạch…, tất cả những điều đó đều đòi hỏi một sự cải tiến phức tạp. Ngoại trừ đá, có thể rằng các khám phá khác không phải là kết quả của một thiên tài đơn lẻ. Thậm chí, mỗi sản phẩm là quá trình cải tiến của nhiều cá nhân không thể ước tính được ở các khoảng thời gian và không gian khác nhau. Mỗi sự tiến hóa trong lúc hoàn thiện hoặc bắt đầu, kết quả đều giống như triết gia người Scotland là Adam Ferguson đã nhận thức “về hành động của con người, không phải những sự biểu hiện do con người thiết kế nên”.
Tiền tệ và Thị trường
Không có công cụ thông tin nào được hoàn thiện mà không có hai sản phẩm của “trật tự tự phát” là tiền tệ và thị trường. Những điều này có thể tạo nên những hỗ trợ bất ngờ giúp phần định dạng những nguồn năng lượng sáng tạo kiến thức đầy quyền lực mà thế giới đã từng biết đến. Gía cả thị trường phản ánh sự truyền bá những kiến thức chiều sâu đến toàn cầu. Chúng truyền tải những thông tinphân mảnh, điều nay cho phép người dân xác định giá trị của những gì chọ tạo nên trong mối liên hệ với các sản phẩm khác, và để so sánh giá trị của hàng hóa của họ nhu cầu của người dùng.
Trong tiểu luận căn bản của Leonard Reed, phần viết về bút chì đã mô tả một cách sinh động con đường kỳ diệu mà giá cả thị trường phối hợp với hoạt động của hàng ngàn người trên khắp thế giới để tạo ra một vật thể có vẻ như rất tầm thường. Oong giải thích làm thế nào mà không ai biết cách tạo ra một cái bút chì từ một đường rạch – trong khi hàng triệu cái bút chì được làm mỗi ngày thông qua việc kết hợp của số nhân công không thể ước tính và chưa từng gặp mặt; những người có thể chưa bao giờ nhìn thấy một cái bút chì hoàn thiện.
Tất cả thông tin tin cần thiết về sự kết hợp kỳ diệu này được tập hợp và chuyển giao thông qua giá cả thị trường, vốn dĩ vẫn tác động lên thông tin người dân cần biết. Rốt cuộc, thông tin thật sự là thứ đáng để biết. Cần lưu tâm đến những thay đổi trong cung và cầu. Không ai ở  nhà máy cần biết về việc sáu năm trước số lượng trẻ sơ sinh tăng vọt và nhu cầu về bút chì ở trường tiểu học gia tăng. Tất cả những gì họ cần biết là ngày càng có nhiều người hơn sẵn sàng mua sản phẩm của họ. Tương tự như vậy với những sản phẩm khác trong quá trình pahts triển. Tất cả những nhà cung cấp các thành phần bút chì phải biết chi phí họ phải trả cho nguyên liệu và khoản thu họ có được từ sản phẩm của họ. Họ không cần biết tại sao lại có mức giá đó – trên thực tế những nguyên nhân này không thể được biết đến.
Gía cả thị trường không chỉ để thuận tiện mà đó còn là điều cần thiết. Không có chúng, chúng ta không thể biết được liệu sản phẩm của chúng ta có đáng giá hơn những nguồn thô. Biết về mối liên quan giữa đầu vào và đâu ra là cần thiết không chỉ đối với nền kinh tế mà còn cả với đời sống cá nhân. Để tồn tại, mỗi người trong số chúng ta phải tiêu thụ lượng calo nhiều hơn chúng ta dùng để tiếp nhận, biến đổi, ăn uống và tiêu hóa. Tóm lại, chúng ta phải tạo ra một mạng lưới chuyển hóa năng lượng nếu không chú ta sẽ chết. May mắn tay, chúng ta có một hệ thống được cấu tạo như chuông báo được gọi là “cơn đói”, dùng để cảnh báo chúng ta khi chúng ta không ăn đủ.
Tương tự như vậy, nếu mục đích của công ty dầu là tạo ra giá trị, nó phải phải sản xuất nhiều năng lượng ở dạng dầu hơn là khả năng khai thác, trích xuất, vận chuyển và tinh lọc. Bởi vì một công ty dầu không phải dạng hữu cơ đơn lẻ, dù sao đi nữa, nó không có hệ thống cảnh báo để coi chừng giếng dầu thô hay để hoàn thiện và sản xuất dầu. Nhưng thậm chí một nhiệm vụ to lớn như tăng mạnh toàn bộ năng lượng liên quan đến mọi ngóc ngách các hoạt động của công ty – sau đó là so sánh với dự định ban đầu – liệu có khả thi, dù biết rằng sản xuất trong một giếng dầu đơn lẻ sẽ không đủ để tạo ra năng lượng tổng. Ví dụ, liệu việc bơm dầu ra khỏi giếng để sản xuất khiến chúng ta sản xuất khấm khá hơn hay chỉ mang lại cho chúng ta khó khăn trong việc lưu trữ? Sự cân bằng năng lượng không cho các công ty biết nhu cầu sản phẩm. Cũng như không cho công ty biết liệu có phải có nên đầu tư vào giếng dầu hay sử dụng chúng vào mục đích khác.
Màng lọc thông tin
Gía cả cung cấp tất cả những thông tin nhưng không loại trừ những gì thoát khỏi sự bóp méo của thị trường. Mọi hành vi bóp méo thông tin thị trường của chính phủ , còn có nguyên nhân nào khác hơn việc những hoạt động này phụ thuộc vào năng suất của các công dân. Các khoản thuế và những bản kê khai tài chính ảnh hưởng thiết yếu đến giá cả của hàng hóa. Tiền lương và giá cả rõ ràng kiểm soát sự béo méo thông tin, dẫn đến lạm phát hoặc thất nghiệp nếu giá cả hay mức lương bị đẩy quá cao, và khan hiếm nếu chúng bị đẩy xuống qua thấp; nhưng ảnh hưởng của các hành vi của chính phủ thật sự là ngày càng tinh vi hơn.
Ví dụ như tác dụng của sự kiểm soát ngân hàng trung ương trong việc in đồng tiền quốc gia. Hơn cả việc in thêm tiền, các ngân hàng trung ương thường cố rửa tiền bằng cách làm tỉ giá thụt giảm. Trong những quốc gia ấy, quỹ Dự trữ Liên bang (gọi tắt là Fed) thực hiện điều này bằng cách cắt giảm chiết khấu và tỉ lệ dự trữ trong ngân hàng, mua tiền bạc của chính phủ từ Kho bạc nhà nước, và mua sự đảm bảo từ các ngân hàng
Tỉ giá hối đoái (giá cả đồng tiền) giảm, sự hoàn lại của những khoản tiết kiệm cũng sẽ giảm, vì thế mọi người có xu hướng tiết kiệm ít hơn và tiêu thụ nhiều hơn. Cùng lúc đóc, mặc dù tiết kiệm ít hơn, tín dụng mở rộng và các ngành công nghiệp quan trọng như xây dựng và sản xuất ô tô cũng sẽ mở rộng theo. Gía cả được tăng vì sự tranh chấp nguồn hàng khan hiếm. Thực tế là, những dự án dài hạn có thể mang lại lợi nhuận khi giá cả bị dìm xuống thấp khi bị tiết lộ sẽ là đầu tư bất lợi.
Quan trọng là đồng tiền mới lưu thông trong một số lĩnh vực kinh tế trước những lĩnh vực khác, sẽ thúc đẩy giá cả trong những lĩnh vực có nhiều sự liên thông. Bởi vì giá cả không tăng đồng loạt, mạng lưới giá cả thị trường đã bị làm sai lệch, khiến cho giá trị cả các mặt hàng khác nhau cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là những nhà sản xuất phải tăng gia, tạo ra hàng hóa ít giá trị hơn ban đầu. Điển hình là cơn bùng nổ nhà ở trong khi những ngồi nhà được xây không có người ở – chỉ như một phương tiện đầu tư phục vụ cho các nhà đầu cơ quay vòng cho các nhà đầu tư sau đó.
Sự lắng xuống của thương mại cũng làm sai lệch giá cả. Ví dụ như, chính phủ kiểm soát phần lớn giá điện được sản xuất từ tuốc bin gió và pin mặt trời để cạnh tranh với những nguồn năng lượng khác như khí ga tự nhiên. Vì sự lắng xuống này, chúng ta không biết liệu “kinh tế xanh” có tạo nên lợi nhuận toàn hệ thống hay không. Và bởi vì chúng ta không biết điều đó, chúng ta không biết liệu chúng ta đang tạo ra mạng lưới lợi nhuận hay không; chỉ thị trường tự do có thể chắc chắn rằng giá cả của mọi thứ trong việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ đều được kiểm toán. Chúng ta không biết liệu nhiên liệu sinh học bị cắt giảm ethanol có nhiều năng lượng hơn trước đó không. Phạm vi tước tính thường từ lỗ 30% đến lãi 30%, tuy nhất đó vẫn chỉ là ước tính.
 
Thông tin phản hồi
Thường thì những quyết sách của chính phủ hay được tiết lộ ở những vòng xoáy thông tin đảo ngược bị phân mảnh và sai lệch. Chi phí và lợi nhuận từ cách hoạt động của chính phủ không thể xác định được mà không có các tình trạng lời lãi. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế tự do,  những sự thay đổi hỗn độn diễn ra liên tiếp, vì thế sự liên kết giữa những lý lẽ do chính phủ lèo lái và những tác động đến thị trườn của họ cũng có thể bị kém hiệu quả. Với việc số lượng và chất lượng của đầu ra sản phẩm thường rất khó hoặc không thể tính toán được, các cơ quan chính phủ được cho phép kiểm tra đầu vào như một sự xác định khả năng ảnh hưởng. Điều này có nghĩa là những cơ quan này khuyến khích ít nhiều việc giải quyết khó khăn một cách thực tiễn. Nếu “Ban giải quyết khó khăn X” thực sự giải quyết được những gì phản tác dụng, hậu quả gần như chắc chắn là việc gây quỹ của những cơ quan này sẽ được cải thiện.
Nói chung, vấn đề nền tảng trong các hoạt động của chính phủ là nó làm gián đoạn những vòng lặp phản hồi của thông tin mà sự sinh tồn và phát triển dựa vào đó. Khả năng đặc biệt mà các hoạt động của người dân trong thị trường tự do là có thể tự sửa lỗi khi vòng lặp phản hổi này bị phân mảnh hay bẻ gẫy. Khi những kết quả không còn dựa trên luật nhân quả, mà bị lèo lái bởi các quyết sách mang tính chính trị quan liêu không hề liên quan đến các điều kiện thực tế, chúng ta sẽ vấp ngã một cách mù quáng trong một thế giới đang bước vào thời kỳ đen tối.
Chúng ta nhà những dạng sống dựa trên thông tin mà sự tồn tại và phát triển của chúng dựa trên vòng phản hồi được bắt đầu từ ngôn ngữ. Chúng ta đã thịnh vượng trong suốt kỷ nguyên thông tin của chúng ta, nhưng chúng ta không hề tiến bộ, cũng có khả năng là sẽ không thể tồn tại được trong kỷ nguyên gạn lọc thông tin.

Richard W Fulmer

Nguồn: Fee.org

*

Mời bạn tham khảo
một khóa học về xử lí thông tin
của Book Hunter:

https://bookhunter.vn/khoa-hoc-phuong-phap-phe-phan-van-ban-khoa-2/

Học chiều sâu-Google và Ray Kurweil đang đưa trí tuệ nhân tạo lên tầm cao mới

Với sức mạnh tính toán khổng lồ, máy móc giờ đây có thể nhận diện vật thể và thông dịch trong thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo cuối cùng cũng đã thực sự thông minh. Khi Ray Kurzweil gặp gỡ với CEO của Google là Larry page vào tháng 7 năm ngoái, ông không hề có ý định đi xin việc lúc đó. Nhà phát minh đáng kính này và cũng là một người có thể nhìn thấy trước được trí tuệ của máy
le-nam

Lê Nam

14/05/2013

Phỏng vấn Asa Wikforss về thách thức của giáo dục và dân chủ trong thời đại tin giả

Nhân dịp ngày Quốc tế Dân chủ 15/9, Book Hunter đã thực hiện cuộc phỏng vấn tác giả Asa Wikforss, tác giả của cuốn sách "Dữ Kiện Lấp Lửng" (Book Hunter & NXB Đà Nẵng, 2023) - một cuốn sách về những thách thức mà nền tri thức phải đối mặt trong thời đại Tin Giả (fake news). Åsa Wikforss có bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Columbia, New York và là Giáo sư Triết học tại Đại học Stockholm. Bà có sự

Book Hunter

14/09/2023

Tiếp cận các đế chế truyền thông qua lăng kính phê bình kinh tế chính trị

Dù bạn là người làm việc với bàn giấy hay sử dụng công cụ bằng tay chân, ít nhiều trong một ngày bạn cũng đều dùng tới máy tính hoặc điện thoại thông minh để kết nối vào Internet. Và chính tại lúc này, bạn sẽ trở thành khách hàng, trở thành một người sử dụng các nội dung truyền thông được cung cấp bởi rất nhiều các tập đoàn truyền thông khổng lồ trên thế giới. Thậm chí nếu bạn không lên Internet, bạn
le-nam

Lê Nam

14/05/2024

Trò chuyện với Roberto Cibin về kiến tạo mạng xã hội mang tính cộng sinh từ tư tưởng của Ivan Illich

Vào một ngày cuối hè tại châu Âu, tôi đã có dịp phỏng vấn Roberto Cibin, một nhà khoa học xã hội trường Tâm lý học ứng dụng thuộc Đại học University College Cork, Ireland. Chủ đề mà Roberto quan tâm là sự tham gia của cộng đồng, công dân và người dùng trong quá trình đưa ra các quyết định nói chung. Anh đã thực hiện nghiên cứu về các đề tài như khoa học cộng đồng, dữ liệu mở và thiết kế có

“Bộ não khi đọc” trong thời đại kĩ thuật số: Khoa học của giấy và màn hình

Những máy đọc sách điện tử và tablet đang ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ phát triển, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đọc trên giấy vẫn có ưu điểm riêng. Một video Youtube nổi tiếng có kể về một cô bé một tuổi đang trượt ngón tay trên màn hình chiếc IPad, chuyển giữa các nhóm biểu tượng. Sau đó cô bé cũng nhấn, trượt trên tạp chí giấy như thể chúng là màn hình cảm ứng. Khi thấy “màn