Home Đọc SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 2 NĂM 2022: GIẤY DÁN TƯỜNG VÀNG, NGỤ NGÔN LA FONTAINE, RILLA DƯỚI MÁI NHÀ BÊN ÁNH LỬA, XỨ THÁNG MƯỜI…

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 2 NĂM 2022: GIẤY DÁN TƯỜNG VÀNG, NGỤ NGÔN LA FONTAINE, RILLA DƯỚI MÁI NHÀ BÊN ÁNH LỬA, XỨ THÁNG MƯỜI…

Trần Cúc

02/03/2022
sach-van-hoc-trong-nuoc-thang-2-2022

Khác với những quyển sách học thuật chỉ hấp dẫn với những kẻ tò mò thì những quyển sách văn học dường như quyến rũ bất kỳ ai tới gần nó và khơi gợi sự tò mò của họ. Câu chuyện về chiến tranh, về cuộc sống đời thường gần gũi với mọi người là những gì mà thị trường sách văn học đem lại trong tháng 2 năm 2022. Mời các bạn cùng thường thức những quyển sách dưới kia:

1. GIẤY DÁN TƯỜNG VÀNG – Charlotte Perkins Gilman

Trích: Book Hunter

Tình yêu liệu có phải là tạo ra một cái lồng đẹp đẽ để nhốt người mình yêu? Bạn hẳn sẽ đặt lại câu hỏi này khi đọc tự truyện GIẤY DÁN TƯỜNG VÀNG của Charlotte Perkins Gilman – nữ nhà văn, nhà thơ người Mỹ, nhà cải cách xã hội và được xem như một biểu tượng nữ quyền tại Mỹ.

“Giấy dán tường vàng” (tên gốc: The Yellow Wallpaper) là tác phẩm bán tự truyện của Gilman, với góc trần thuật của người vợ, kể về cuộc sống của đôi vợ chồng trong thời gian nghỉ hè tại căn biệt thự cũ mà họ đã thuê. Người chồng vốn là bác sĩ, đã chẩn đoán vợ mình bị “suy nhược thần kinh tạm thời” và anh ta yêu cầu vợ mình không được làm việc hoặc viết lách mà chỉ nên ăn uống đầy đủ, hít thở không khí nghỉ dưỡng và không chấp nhận những bất thường trong tâm lý của người vợ vừa mới sinh con xong.

Trong sự nghiệp viết văn và hoạt động xã hội của Gilman, có nhiều tác phẩm của bà gây tiếng vang và sức ảnh hưởng lớn. Nhưng “Giấy dán tường vàng” là một tác phẩm được chú ý và bàn tán nhiều hơn, cũng như để lại dấu ấn là tác phẩm được hoan nghênh nhất và nhiều người biết đến nhất của bà. Người ta bàn tán và để ý nhiều về tác phẩm này bởi không khó để nhận ra nhân vật trong truyện có hoàn cảnh và cuộc sống tương tự với Gilman trong cuộc hôn nhân với người chồng đầu tiên, Charles Walter Stetson.

Ảnh: Book Hunter

2. RILLA DƯỚI MÁI NHÀ BÊN ÁNH LỬA – Lucy Maud Montgomery

Trích: Nhã Nam

Chưa tròn mười lăm, Rilla ùa vào đời với niềm háo hức vẹn nguyên. Mỗi ngày với cô đều đáng để trông đợi, tương lai phía trước trải ra huy hoàng mời gọi. Nhưng, bóng đen của cuộc Thế Chiến thứ nhất lừ lừ kéo đến, lần lượt cuốn đi những người Rilla yêu thương nhất, phủ sầu lo sợ hãi lên mỗi buổi bình minh. Cô con gái út vô tư lự của Anne tóc đỏ ngày nào đã buộc phải trưởng thành quá sớm.

Lấy bối cảnh chiến tranh nặng nề, đau thương và mất mát, cuốn cuối cùng của series về Anne tóc đỏ dường như không tràn đầy niềm hy vọng, nét tươi vui và vẻ đẹp nên thơ trong sáng như những tác phẩm trước. Nhưng Rilla dưới mái nhà Bên Ánh Lửa, xứng đáng hơn hết thảy, vẫn là cuốn sách “dành cho tất cả những ai từng yêu thích Anne tóc đỏ dưới Chái Nhà Xanh”, vì sự sâu sắc, thấm thía và một niềm hy vọng kiểu khác: niềm tin về một thế giới tốt đẹp hơn, một hạnh phúc được người ta chiến đấu, hy sinh để giành lấy.

Ảnh: Nhã Nam

3. NGỤ NGÔN LA FONTAINE

Trích: Đông A

Nhà ngôn ngữ học, Nam tước Silvestre de Sacy đã nhận xét: “Ngụ ngôn La Fontaine mang đến niềm hứng khởi cho ba lứa độc giả khác nhau: các em nhỏ hân hoan với sự tươi mới và sinh động của câu chuyện, các sinh viên khoa văn háo hức với nghệ thuật thơ tuyệt diệu, còn người từng trải chìm đắm trong mạch chiêm nghiệm sâu sắc về tính cách và cuộc sống mà ngụ ngôn truyền tải.” Mượn điển tích từ thần thoại Hy Lạp, La Mã và ngụ ngôn của hai nhà hiền triết Ésope và Pilpay, đặt lời thơ vào miệng của những loài vật gần gũi, bằng giọng thơ hóm hỉnh, đôi khi pha chút giọng điệu châm biếm và khéo léo lồng ghép những bài học luân lý, ngụ ngôn La Fontaine đã trở thành món ăn tinh thần cho nhiều thế hệ độc giả.

Tại Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ mới được phổ biến, độc giả đã được thưởng thức ngụ ngôn La Fontaine qua các bản dịch thơ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh được đăng báo từ năm 1907 và in thành sách lần đầu vào năm 1916. Từ đó về sau, có không ít các tuyển tập thơ dịch ngụ ngôn La Fontaine ra đời nhờ công chuyển ngữ của nhiều dịch giả. Tuy nhiên, trải qua hơn một thế kỷ, bạn đọc trong nước vẫn chưa được tiếp cận bản dịch toàn tập ngụ ngôn La Fontaine, gồm 12 quyển với 240 ngụ ngôn, với cơ man kiến thức, giá trị nghệ thuật và luân lý được gói ghém trong những vần thơ tinh tế và trang nhã.

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày sinh của thi hào Pháp, Đông A trân trọng giới thiệu đến bạn đọc ấn bản ngụ ngôn La Fontaine đầy đủ nhất từ trước đến nay. Ấn bản mới được thực hiện theo bản in năm 1868 của nhà Hachette, gồm 12 quyển với 240 ngụ ngôn từng được xuất bản trong sinh thời của La Fontaine và lời nói đầu của chính tác giả, kèm bài khảo cứu chi tiết về tiểu sử nhà thơ của Géruzez, với các bức minh họa sống động của họa sĩ bậc thầy Gustave Doré. Trong ấn bản này, Doré thực hiện 85 bức minh họa khổ lớn và gần 500 minh họa nhỏ, với hàng trăm hình tượng con người, thần thánh và các loài vật. Trong mỗi bức minh họa, người họa sĩ bậc thầy mở ra một không gian hữu hình và lôi cuốn độc giả bước vào thế giới ngụ ngôn sống động của La Fontaine.

Về bản dịch thơ, bên cạnh các bài dịch quen thuộc của các dịch giả kỳ cựu như Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Mỡ, Huỳnh Lý, Nguyễn Đình, bạn đọc sẽ được làm quen với các bản dịch của các cây bút mới. Sự hòa thanh của các dịch giả đời trước và các dịch giả đời nay trong ấn bản toàn tập La Fontaine đầu tiên ở Việt Nam sẽ phần nào mở ngỏ cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt trong suốt một thế kỷ qua.

Ảnh: Đông A

4. GIẤC MƠ VIỆT NAM TÔI – Nguyễn Đăng Hưng

Trích: Omega Plus Books

Còn mãi hương xa là tập 2 của Giấc mơ Việt Nam tôi. Nếu như bạn đọc đã thấy được ở tập 1: Đi xa về gần cả một hành trình dài từ những ngày nung nấu giấc mơ ấy đến những bước đi nhỏ trên con đường đầy gập ghềnh, khó khăn cho đến những thành quả được cả hai chính phủ Bỉ và Việt Nam công nhận; thấy được một con người luôn đau đáu với Giấc mơ Việt Nam, đau đáu góp mình cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam; thì ở tập 2 này, vẫn giấc mơ ấy, vẫn những trăn trở ấy, nhưng khi rõ ràng trên câu chữ, thông qua những cảm nghiệm trên con đường làm khoa học, làm giáo dục vì Việt Nam của ông; khi lại ẩn hiện qua những tản mạn về văn hóa – xã hội – đời sống những nơi đã qua, những con người đã gặp, đã gắn bó, thuộc nhiều nước trên thế giới; về nhiều con người tài hoa, có đức có tài đóng góp cho đất nước Việt Nam. Qua đó, chắc hẳn bạn đọc đã thấy trọn vẹn hơn cả giấc mơ mang tên Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Hưng.

Như chính Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ:

“Tôi đã viết như người muốn tỏ bày những câu chuyện trong khoảng thời gian tôi về Việt Nam thực hiện ước muốn khắc khoải, khôn nguôi trong lòng: Làm một cái gì đó cho quê hương Việt Nam. 

Nguyện vọng thì chẳng có gì cao xa, nhưng thực hiện thật không đơn giản. Gặp bạn bè tâm huyết ôn lại những khúc mắc, những bước đi gian nan… ai cũng khuyến khích tôi nên viết lại. 

Và tôi viết…

… Hai cuốn sách này như một sự tổng hợp và khép lại sự nghiệp giáo dục đào tạo hơn 40 năm của tôi tại Bỉ và Việt Nam.”

Ảnh: Omega Plus Books

5. XỨ THÁNG MƯỜI – Ray Bradbury

Trích: Phương Nam Book

Xứ tháng Mười là thế giới linh hồn của riêng Bradbury, nơi định cư của những nỗi kinh hoàng và ma quái ẩn khuất thật sâu trong mỗi chúng ta. Ở xứ ấy có chiếc bình thủy tinh chứa những kí ức và cơn ác mộng; đứa trẻ sơ sinh âm mưu giết chết mẹ mình; và bộ xương của một người có thể chiến đấu chống lại “chủ nhân”…

19 câu chuyện đáng kinh ngạc trong tập truyện sẽ đưa người đọc tham gia vào chuyến hành trình không thể nào quên của những điều huyền bí, khám phá những góc khuất tối tăm, đáng sợ vượt qua trí tưởng tượng của con người. Sau thành công của tiểu thuyết Fahrenheit 451 và các tập truyện ngắn The Martian Chronicles, The Illustrated Man,… Ray Bradbury lần nữa chứng minh tài năng của một “bậc thầy viết truyện giả tưởng có một không hai của thời đại”.

“Đừng để sức quyến rũ bay bổng của ngôn từ Bradbury lừa gạt: con người này quyết lòng quấy rối ta, phiền nhiễu ta, hủy hoại ta.” – The Guardian

“Một tác giả với trí tưởng tượng lạ thường, với văn xuôi tràn ngập tiết tấu thơ và nhạc cũng như sự hiểu biết thuần thục về bản tính con người là những điều đã đưa tên tuổi Bradbury vang danh văn đàn quốc tế.” – The New York Times

Ảnh: Phương Nam Book

6. TẠP BÚT NĂM NHÂM THÂN 1992 – DI CẢO – Vương Hồng Sển

Trích: NXB Trẻ

VƯƠNG HỒNG SỂN – TẠP BÚT NĂM NHÂM THÂN 1992 vẫn một giọng văn quen thuộc vừa dung dị, mộc mạc đầy sức cuốn hút, và trên hết vẫn là cái tinh thần Viễn Đông Bác Cổ: nói có sách, mách có chứng những trang tạp bút được ghi lại dưới dạng nhật ký kèm theo hồi ức, những sự kiện nhỏ từ lúc còn bé thơ cho đến cuối đời người thăng rầm dâu bể, luôn phảng phất sự hoài vọng với văn hóa của tổ tiên, của nhân loại. Lật từng trang, có thể bắt gặp những con người, những cảnh vật đã chìm sâu trong ký ức của một thế hệ, hoặc tưởng đã vĩnh viễn theo thời gian. Những câu chuyện đời thường, những tinh hoa thu được từ bao nhiêu năm nghiên cứu sưu tầm được tác giả luận bàn với một văn phong Nam bộ cổ xưa cùng những thành ngữ hết sức dí dỏm, độc đáo. Đọc tạp bút của ông để cùng đồng cảm với tinh tần nhân bản trong con người ông – một nghệ sĩ khát vọng vươn tới cái đẹp cho đến phút cuối cuộc đời.

Ảnh: NXB Trẻ

7. NHỮNG KẺ ÂU LO

Trích: NXB Trẻ

Từ tác giả cuốn sách bán chạy số 1 New York Times – Người đàn ông mang tên Ove

“Một cuốn tiểu thuyết khác thường, đầy lòng trắc ẩn… Hài hước, tinh quái và buồn cười đau ruột, đây là một câu chuyện hoàn toàn nguyên bản mang đến niềm vui trong trẻo.” – People

“Backman một lần nữa nắm bắt được bản chất rối rắm của việc làm người… Cuốn sách tài tình và có sức ảnh hưởng, có thể khiến bạn cười thành tiếng cũng như khiến bạn khóc.” – Washington Post

Một tên cướp ngân hàng thất bại đã xông vào một căn hộ đang mở cửa và bắt giữ tất cả những người trong đó làm con tin. Đây là những khách mua nhà tiềm năng đang tham quan căn hộ: một cặp vợ chồng mới nghỉ hưu đang nỗ lực hàn gắn hôn nhân, một giám đốc ngân hàng giàu có quá bận rộn để quan tâm đến bất kỳ ai, một cặp đôi trẻ chuẩn bị đón con đầu lòng nhưng có vẻ không có tiếng nói chung trong bất kỳ việc gì, một bà cụ tám bảy tuổi đã sống đủ lâu để không biết sợ một kẻ gí súng vào mặt, một người môi giới nhà đất bối rối nhưng vẫn sẵn sàng ngã giá và một người đàn ông bí ẩn đang giam mình trong phòng tắm duy nhất của căn hộ. Nhóm con tin tồi tệ nhất trên đời.

Mỗi người trong số họ đều cất giấu một cuộc đời đầy thương tổn, đau đớn, bí mật và đam mê sẵn sàng sôi trào. Không ai trong số họ là hoàn toàn như những gì họ thể hiện ra. Và tất cả trong số họ – kể cả tên cướp ngân hàng – đều khao khát được giải cứu. Khi nhà chức trách và giới truyền thông bao vây khu căn hộ, những đồng minh bất đắc dĩ này sẽ tiết lộ những sự thật không ngờ về bản thân và kích hoạt một chuỗi sự việc không ai có thể đoán định hay giải thích.

Vẫn là “phong cách đối thoại hoàn hảo và sự hiểu biết vô song về bản chất con người” (Shelf Awareness), Anxious People là một câu chuyện được xây dựng khéo léo về sức mạnh của tình bạn, sự tha thứ và hi vọng – những thứ giải cứu chúng ta ngay cả trong những lúc nguy ngập nhất.

Ảnh: NXB Trẻ

8. CHUYỆN NGƯỜI, CHUYỆN TA

Trích: Nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi – Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Thật bất ngờ khi nhận được cuốn sách! Nhưng đây là một bất ngờ rất thú vị!

Té ra, bạn tôi, một cựu học sinh Lớp Chuyên Văn Nghệ An cách đây đúng 50 năm, vẫn không phai nhạt “máu văn chương” vốn được ươm mầm, nuôi dưỡng trong những điều kiện “đặc biệt” nhưng đầy gian khó của những năm chiến tranh ác liệt chống Mỹ cứu nước. Lớp Chuyên Văn của chúng tôi hồi đó, lúc nhập học có 36 học sinh, nhưng đến khi ra trường chỉ còn 27 người vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có một số bạn đã lên đường nhập ngũ. Tuy là học sinh chuyên Văn nhưng có không ít bạn lại học rất giỏi các môn Toán, Lý, Hoá, trong đó có Trần Đình Chất, nên đã được tham gia dự tuyển vào Đại học quân sự nước ngoài do Bộ Quốc phòng tuyển chọn, theo đó phải thi Khối A. Tuy nhiên, cuối cùng vẫn thi Khối C như đã đăng ký trước đó và đạt điểm cao, được chọn đi học nước ngoài. Nhưng tại đây lại được chuyển sang học chuyên ngành Kinh tế Thuỷ sản.

Tôi cứ ngỡ, các phương trình, phép tính, công trình nghiên cứu khoa học đã đè bẹp cảm hứng văn chương của Trần Đình Chất rồi, nào ngờ…

Thú thật, tôi đọc tập Chuyện người, chuyện ta với không ít tò mò. Bạn tôi viết gì đây?

Đúng là có cả chuyện người và chuyện ta. Người ở đây là thiên hạ, là nước này nước nọ, là đất nước Ba Lan yêu quý mà Trần Đình Chất đã du học thời trai trẻ và sau này trở lại làm luận án tiến sĩ. Ta ở đây là đất nước mình, làng quê mình, là nơi mình làm việc, sinh sống và chính bản thân mình.

Cuốn sách được thể hiện bằng một lối viết khá đa dạng, lúc thì kiểu hồi ký đầy chất hoài niệm (Quả đất tròn, Giáo sư hướng dẫn tôi , Anh bạn người Ba Lan của tôi, Chuyện ông chủ nhà trọ của tôi), lúc thì bằng lối văn trần thuật với sự miêu tả sống động (Chuyên về phố đèn đỏ, Chuyện ghi trên đường tập thể dục, Nghĩa trang Trường Sơn, Bạn tôi muốn làm giàu, Bạn tôi muốn thằng hàng xóm cũng giàu, Chuyện của nàng Thiên Hương, Lấy con gái của kẻ thù, Chuyện tình của bạn tôi). Tôi thích loạt bài viết đầy chất suy tư, chiêm nghiệm, ý tứ sắc lẹm với sự so sánh, phân tích, mổ xẻ khá thấu đáo (Chuyện học, Thần đồng, Giải Nobel, Cống hiến, Đại ngôn, Khôn vặt, Ăn mày, Kẻ thù, Người lãnh đạo). Tôi cảm nhận đây là những bài viết vừa thể hiện vốn sống, sự trải nghiệm của tác giả như một công dân toàn cầu, vừa cho thấy khả năng khái quát, tổng hợp tri thức phong phú và cách luận giải của một nhà khoa học. Cái độc đáo của loạt bài viết này là các tít bài chỉ có hai chữ, rất súc tích, nhưng tính luận đề rất cao. Trong Thần đồng, Giải Nobel và Cống hiến, người đọc được tiếp cận một hệ thống tư liệu khá đầy đủ và tin cậy cả trong nước và quốc tế về ba chủ đề này. Đọc thấy vui và bổ ích.

Ảnh: Thaiha Books

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm bản tin sách văn học trong nước tháng trước:

https://bookhunter.vn/sach-van-hoc-trong-nuoc-thang-1-nam-2022-xa-la-trong-toi-nao-bo-mat-tri-quan-canh-bo-ham-cua-ke-cap-qua-khu/

Đọc thêm bản tin sách học thuật trong nước tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-2-nam-2022-tam-quoc-di-su-martin-heidegger-vat-xay-o-suy-tu-nguon-goc-cua-tac-pham-nghe-thuat-ton-tai-va-thoi-gian-lich-su-tu-tuong-trung-quoc/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Anh học thuật tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-anh-hoc-thuat-thang-2-nam-2022-chua-lanh-voi-dat-set-cac-nguyen-mau-trong-ton-giao-va-hon-nua-bao-ton-di-san-lich-su-van-hoa-trong-ky-nguyen-so/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Trung hay tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-trung-hay-thang-2-nam-2022-mot-con-dao-ngan-con-chu-tau-ngam-luc-dem-muon-sua-me-hay-sua-cong-thuc-can-phong-ben-bo-bien/

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 1 NĂM 2022: BẢY BÀI LUẬN VỀ NHÂN GIAN TỪ THOẠI, CỔ CHUYÊN HOA CUNG: LỤC DU VÀ HỌC – NGHỆ THUẬT CỦA THẾ KỶ 19, BỤI BẶM LẮNG XUỐNG…

Mở đầu năm 2022, số điểm sách tiếng Trung tháng 1 sẽ cùng bạn khám phá thế giới muôn hình muôn vẻ, tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử rối ren của người Tạng với “Bụi bặm lắng xuống”, về văn học và nghệ thuật Trung Quốc trong những năm cuối thời Thanh với “Bảy bài luận về Nhân gian từ thoại” và “Cung hoa gạch cổ”, theo dõi những cuộc sống bên lề của những người dân Tân Cương xa xôi trong “Phương

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 8 THÁNG 11 ĐẾN 14 THÁNG 11 NĂM 2021: DẪN NHẬP VÀO VIỆC ĐỌC HEGEL, LOÀI TINH TINH THỨ BA: SỰ TIẾN HÓA VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI, …& NAM PHONG #2: NHỮNG MẢNH GHÉP CÒN THIẾU TRONG BỨC TRANH VĂN HÓA VIỆT NAM

Vào những ngày thời tiết hơi chớm lạnh như này thì việc ngồi nghiền ngẫm một cuốn sách là một lựa chọn không tồi. Những cuốn sách được phát hành trong tuần thứ 2 của tháng 11 năm 2021 hoàn toàn đáp ứng được điều đó, dù thị trường sách có phần khá trầm nhưng độ chất thì hoàn toàn không hề kém so với các tuần trước. Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu về sách cũng như là nhiều hoạt động, sự

Trần Cúc

15/11/2021

SÁCH PHỔ THÔNG TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: NHÀ VĂN: CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM, HÀ NỘI CÒN MỘT CHÚT NÀY, TRÀ KINH…

Liệu những quý cô, quý ngài mọt sách có khi nào muốn tìm sách đọc mà không biết nên đọc gì không? Vậy thì mời các bạn cùng thử tìm đọc những quyển sách phổ thông tuyển chọn cho tháng 5 năm 2022. Có những quyển với nội dung tập trung dành cho thiếu niên, cũng có quyển dành cho người trưởng thành đang đi làm. Người muốn tìm hiểu thêm một chút về trà, về Hà Nội, về ngôn ngữ...  1. NƠI LÀM VIỆC

Trần Cúc

03/06/2022

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 1 THÁNG 11 ĐẾN 7 THÁNG 11 NĂM 2021: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA, NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ,… & GIAO#11: SỰ TIẾP NỐI DÒNG CHẢY TRI THỨC NHÂN LOẠI

Thị trường xuất bản sách đáng chú ý và các tổ chức sự kiện tri thức trong tuần đầu của tháng 11 hoạt động khá ảm đạm so với những tuần trước. Tuy nhiên, một số các tổ chức như Book Hunter hay Cà phê thứ bảy vẫn đều đặn mang đến cho mọi người nhiều chương trình với chủ đề đa dạng liên quan tới văn học, khoa học giả tưởng, sức khỏe... Đây đều là những chương trình thú vị mang lại kiến

Trần Cúc

08/11/2021

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 5 NĂM 2022: LỊCH SỬ & BÍ ẨN VỀ XE ĐẠP, THIÊN ĐƯỜNG, TIẾNG ỒN – MỘT KHIẾM KHUYẾT TRONG ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƯỜI…

Chiếc xe đạp hiện thân như một bức thư tình – phản ánh những thú vui tinh thần và tính gợi cảm của việc đạp xe – một luận điểm xuất hiện trong cuốn sách mới nhất kể về lịch sử và tương lai của chiếc xe đạp cùng nhiều khía cạnh khác, mà theo như tác giả Jody Rosen gọi – một ‘kỳ tích kỹ thuật’. Nữ quyền và nạn phân biệt chủng tộc vẫn là hai vấn đề trở đi trở lại trong