Home Đọc SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 1 NĂM 2022: XA LẠ TRONG TÔI, NÃO BỘ MẤT TRÍ, QUÁN CANH BÒ HẦM CỦA KẺ CẮP QUÁ KHỨ…

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 1 NĂM 2022: XA LẠ TRONG TÔI, NÃO BỘ MẤT TRÍ, QUÁN CANH BÒ HẦM CỦA KẺ CẮP QUÁ KHỨ…

Trần Cúc

02/02/2022
sach-van-hoc-trong-nuoc-thang-1-2022

Văn học là nơi giúp ta nhìn thấy rõ thực tế chân thực nhất, cũng là nơi giúp ta thoát ra khỏi mọi quy tắc ràng buộc trong thực tại, thả mình vào những điều không tưởng nhất. Bước vào tháng 1 năm 2022, mời các bạn cùng thưởng thức qua một vài tác phẩm mà thị trường sách mang tới 

1. NÃO BỘ MẤT TRÍ – Allan H. Ropper và Brian Burrell; Linh Nga dịch

Trích: Khải Minh Book

Thế nào là điên? Tại sao tâm trí ta lại rối loạn? Các chứng tâm thần là do những trục trặc ở não hay chỉ đơn thuần là tâm bệnh mà thôi? Nếu một người gặp ảo giác, có những suy nghĩ lạ lùng hay cư xử kỳ quặc, liệu ta nên mang anh ta đến khoa thần kinh, mang đi chụp quét não, kê thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần thiết, hay nên chuyển anh đến một bác sĩ trị liệu qua đối thoại và tư vấn? Liệu có gì khác biệt giữa một một bộ não mắc bệnh và tâm trí mắc bệnh?

Các nhà khoa học và các bác sĩ đã trăn trở hàng trăm năm trước những câu hỏi này. Sách Não bộ mất trí, do một nhà thần kinh học được nể trọng, một học giả lịch sử y khoa chắp bút, giúp truy tìm nguồn cội của ý niệm về chứng điên và hành trình ta đã đơn giản hoá tâm trí thành đơn thuần là sự phóng điện giữa các tế bào thần kinh. Tác giả bắt đầu câu chuyện với giang mai thần kinh, một bệnh lý từng giày vò nhiều nhân vật nổi tiếng như van Gogh, Hầu tước họ Sade, Nietzsche, Guy de Maupassant, Al Capone. Chính bệnh lý này đã biến chứng điên loạn thành một vấn đề y khoa và khởi xướng ngành tâm thần học. 

Não bộ mất trí là câu chuyện kể theo dòng lịch sử, về mối quan hệ lúc gần gũi lúc xa cách của thần kinh học và tâm thần học. Một mặt, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp vén màn bí ẩn che phủ những căn bệnh vật lý gây tổn thương tâm thần như giang mai thần kinh, bệnh Huntington,… Mặt kia, ta ngày càng xoay vần với việc bệnh hoá mọi tâm trạng và suy nghĩ trong đầu, rồi phải tìm cho bằng được một liều thuốc nào đấy để chữa trị, trong khi thực ra đấy chỉ là một lối sống bình thường. Làm sao ta hiểu được các rối loạn nghiêm trọng như tâm thần phân liệt hay hội chứng Tourette khi mà não bộ của người mắc lại chẳng cho thấy điều gì bất thường dưới kính hiển vi? Bằng cách lục lại lịch sử, cuốn sách này chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào khoa học thần kinh và các ảnh chụp quét não thôi thì chẳng thể nào hiểu được thấu đáo một đời sống tinh thần hoặc vô cùng phong phú, hoặc cực kỳ rối loạn.

Ảnh: Khải Minh Book

2. XA LẠ TRONG TÔI – Orhan Pamuk; Thiên Nga dịch 

Trích: Nhã Nam

Xuất bản năm 2014, XA LẠ TRONG TÔI là tiểu thuyết thứ chín của Orhan Pamuk, cũng là tiểu thuyết thứ hai của ông sau khi được nhận giải Nobel.

Pamuk bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 1974, từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá trong nước và trên thế giới, được tờ New York Times nhận xét là “một ngôi sao mới nổi ở phương Đông”.

Như rất nhiều người khác, Mevlut rời làng quê Tiểu Á đến sinh sống trên những sườn đồi tiếp giáp Istanbul. Anh bán boza, thứ thức uống lên men truyền thống được người Thổ ưa chuộng.

Nhưng Istanbul mở rộng, rakı truất phế boza, và trong khi người quen bạn bè lo xây nhà to thêm và cưới vợ, Mevlut vẫn bướng bỉnh. Cả đời, anh lang thang khắp các phố bán rong như một chấm di động và có được đặc quyền để hiểu một thế giới đang biến chuyển. Và dù cho những dự án buôn bán của anh không thành tựu và những lá thư tình của anh có vẻ không bao giờ đến được đúng người, anh vẫn luôn cố gắng để làm chủ hiện hữu của mình. “Xa lạ trong tôi” là câu chuyện về một thành phố, về tình yêu, về một người đàn ông quyết lòng được hạnh phúc.

Ảnh: Nhã Nam

3. QUÁN CANH BÒ HẦM CỦA KẺ CẮP QUÁ KHỨ – Youngtak Kim;  Bích Ngọc dịch

Trích: Nhã Nam

Hàn Quốc năm 2063, con người đã sở hữu những công nghệ tân tiến ngoài sức tưởng tượng và thậm chí còn có thể du hành thời gian trở về quá khứ, tất nhiên với một cái giá không nhỏ: phải đánh cược mạng sống của mình.

Lee Woo Hwan là phụ bếp một quán canh thịt bò hầm ở Busan đã hai mươi năm, sống cuộc đời tầm thường, không nơi nương tựa không người bấu víu, không quá khứ đẹp đẽ để hồi tưởng cũng không cả tương lai để trông mong. Nhận lời đề nghị của chủ quán, Woo Hwan lên tàu trở về quá khứ hòng tìm lại hương vị nguyên bản của món canh bò. Nhưng mục đích đơn thuần ban đầu dần nhường chỗ cho một khao khát ngày càng cháy bỏng trong anh. Khao khát một tương lai được sống bình thường và hạnh phúc như bao người, Woo Hwan liều lĩnh tìm cách biến quá khứ trở thành hiện tại, cam tâm đánh đổi không chỉ một mạng người…

Ảnh: Nhã Nam

4. NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA – Mikhail Bulgakov; Đoàn Tử Huyến dịch

Trích: Đông Tây

Bulgacov viết “Nghệ nhân và Margarita” trong 12 năm (1928-1940) với cái tên dự định là “Tiểu thuyết về quỷ sứ”, từng bị xé, bị đốt, viết đi viết lại 7 lần! Một cuốn sách không dễ đọc, nhưng lại có sức cuốn hút và ám ảnh kỳ lạ. Không dễ đọc, trước hết vì độ dày của nó (gần 800 trang khổ lớn), vì hệ thống nhân vật đông đảo (506 nhân vật – 156 có tên và 249 vô danh), nhưng chủ yếu vì nó không tầm thường, không chỉ là kiểu “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” (“2 trong 1”) mà nhân vật, sự kiện của hai tiểu thuyết cách nhau đến… 1900 năm, lại thật-hư lẫn lộn…

Tuy vậy, nó vẫn cuốn hút vì cách viết mới lạ, vì độc giả như được sống, được bay lượn trong một thế giới khác – với cách “phù phép” của nhà hắc ảo thuật Voland từ nước ngoài đến, các nhân vật có thể `tàng hình, hoá thân, bay khắp nơi, trò chuyện với người đã chết… Điều thú vị là nhờ sống trong “thế giới khác”, chúng ta có cơ hội được thấy rõ chân tướng của cuộc sống thật hôm nay (trong sách là hiện thực xã hội ở thành phố Moskva những năm 20-30 của thế kỷ trước, khi Liên Xô thực hiện chính sách “kinh tế mới”; cũng gần giống hoàn cảnh Việt Nam thời kỳ đầu”Đổi Mới”).

Cuộc sống sau bao năm tù hãm vừa được “giải phóng” đã bị bóc trần với đủ trò lố lăng bi-hài. Ví như cảnh đoàn người rồng rắn xếp hàng mua vé trước Nhà hát Tạp kỹ vì nghe đồn đêm qua cả ngàn con người đến xem đã tha hồ nhặt các tờ bạc 10 rúp (đồng tiền Liên Xô), còn quý bà quý cô thì chen nhau lột áo xống cũ để đổi lấy những bộ cánh theo “mốt” mới, nhưng thực ra, do Voland phù phép, khi chị em ta ra khỏi nhà hát thì trên mình chỉ còn đồ lót và hôm sau những tờ 10 rúp đã biến thành giấy lộn.

Rồi cảnh cả đoàn người xếp hàng để xin căn hộ của Berlioz, khi nghe tin ông vừa bị xe điện chẹt chết. (Ông là “Chủ tịch Hội Nhà văn Moskva, Tổng biên tập một tờ tạp chí lớn, đọc nhiều biết rộng, vẻ ngoài hiền lành, lịch sự, dưới ngòi bút của Bulgacov, ông ta hiện lên thành một hiện tượng xã hội đáng sợ. Với tư cách là người “lãnh đạo” văn học, chính ông ta đã góp phần biến văn học thành thứ nghệ thuật khẩu hiệu thô thiển kiểu thơ Riukhin, đã dung túng khuyến khích các nhà phê bình đồ tể kiểu Latunski…” – Trích từ bài của Đoàn Tử Huyến) ; rồi các vị chức sắc ăn hối lộ, hám đô-la, ngoại tình vụng trộm… dần lộ mặt…

Ảnh: Kenosa

5. RUNG CẢM ĐẦU ĐỜI – Thiền Sư MINH NIỆM

Trích: Phương Nam Book

Tuyển tập gồm 50 bài thơ được tác giả Lê Quốc Triều sáng tác rải rác từ những năm học lớp 3 đến lớp 9. Mỗi bài thơ đều được ghi lại bằng cái nhìn trong trẻo, thuần khiết của một đứa trẻ đối với từng nhân vật hay sự kiện xảy ra trong đời sống. Đó có thể là lời tâm tình đầy thấu hiểu về những người thân yêu trong gia đình; những kỷ niệm khó quên bên mái trường, thầy cô, bè bạn; là tình yêu thương dành cho những con vật nhỏ bé của một trái tim giàu xúc cảm; là niềm gắn bó với quê hương yên bình hay những trò chơi thuở nhỏ thật khó quên…

“Tôi và tuổi thơ như luôn có một sợi dây gắn kết không bao giờ tách rời, nên những gì xảy ra trong tuổi thơ đều góp phần hình thành nên tính cách của tôi, những gì quan sát được từ tuổi thơ đã góp phần tạo nên cái thấy của tôi… Cảm ơn quý vị đã bước vào khung trời tuổi thơ của tôi, để cùng được đánh thức những ký ức êm đềm và ngọt ngào của những ngày đầu tiên chúng ta đến với cuộc đời này.” (Bé Lê Quốc Triều – Thiền sư Minh Niệm)

“Thơ của bé Lê Quốc Triều hồn nhiên như cỏ cây, hoa lá. Điều đấy không phải ai muốn là thể hiện được. Nó là tự nhiên – một thứ của trời, của đất, của cuộc sống và vũ trụ này. Nó là một điều hết sức khác biệt – rất thiền, không chứa đựng mong muốn nhiều nhặn hay truy đuổi một thứ gì ghê gớm. Nó cũng giản dị như hoa đến thì thì hoa nở. Những bài thơ của bé làm cho người đọc cảm thấy như mình vừa bắt gặp được một rặng tầm xuân còn đang nở dọc lối đi. Những bông hoa ấy có mặt một cách hết sức thuần khiết mà không bị thôi thúc bởi bất cứ mục đích hay mong muốn nào. Chúng vô cùng hồn nhiên, rất bình thường, nhưng đang hoàn thành trách nhiệm vô cùng cao cả của chúng. Mấy đóa tầm xuân ấy cũng không cần biết đến suy nghĩ của tôi, hay lòng tôi yêu chúng đến nhường nào…” 

— Nhạc sĩ Phó Đức Phương

Ảnh: Phương Nam Book

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm bản tin sách học thuật trong nước tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-1-nam-2022-chung-ta-song-bang-an-du-khao-cuu-ve-tien-co-o-an-nam-nghien-cuu-phan-tam-hoc-le-quy-dat-su/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Anh học thuật tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-anh-hoc-thuat-thang-1-nam-2022-nghien-cuu-ve-luan-ly-hoc-nhan-loai-giai-phau-hoc-con-dau-lich-su-tinh-duc-tap-4-ngam-ve-lanh-dao-trong-giao-duc-ngon-ngu/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Trung hay tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-trung-hay-thang-1-nam-2022-bay-bai-luan-ve-nhan-gian-tu-thoai-co-chuyen-hoa-cung-luc-du-va-hoc-nghe-thuat-cua-the-ky-19-bui-bam-lang-xuong/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Hàn hay tháng này:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-han-hay-thang-1-nam-2022-anh-mat-troi-den-nhung-vet-dom-than-thuong-ca-sau-thanh-pho-yeon-yi-va-cong-tu-beo-dul/

Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc

Nhận thức của mỗi cá nhân sẽ quyết định đến cách thức tư duy và xu hướng hành động của cá nhân ấy. Nhưng nhận thức ấy không tự nhiên hình thành, mà được xây đắp bởi những gì một người có thể tiếp nhận được từ môi trường sống xung quanh. Những người có nhận thức thấp không phải vì họ thiếu thốn thông tin mà vì học tiếp nhận các hệ thống thông tin kém chất lượng và hỗn loạn từ môi trường

Book Hunter

08/03/2024

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 6 NĂM 2022: LỊCH SỬ VỀ ĐỒNG TÍNH, LAPVONA, CÁCH ĐỂ NUÔI DẠY MỘT NGƯỜI CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC…

“Đó là lý do con nói ‘xin lỗi’ khi người con trai đó đến bên con một buổi chiều, người sẽ thay đổi những gì con biết về mùa hè, biết một mùa có thể mở ra sâu đến chừng nào khi ta từ chối theo ngày tháng bước ra khỏi nó. Người con trai đã cho con biết được có thứ còn tàn nhẫn và tuyệt đối hơn cả lao động – ham muốn. Tháng Tám đó, trên cánh đồng, chính cậu là người

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 9 NĂM 2021: VĂN THÀNH & KẾT NỐI THẾ GIỚI: LOGIC CỦA “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG”

Lên Baike.baidu.com tìm từ khoá "sách Trung Quốc hay" sẽ lập tức hiện ra hàng loạt trang review sách, nhưng xem chi tiết hơn thì chủ yếu là sách dịch từ tiếng nước ngoài. Thi thoảng có một cuốn do tác giả người Trung viết, nhưng đa phần đều chú trọng tôn vinh đất nước và con người Trung Quốc. Theo quan điểm cá nhân tôi, người Trung có tính tự tôn cao. Thế giới tra cứu bằng Google.com thì Trung Quốc tạo ra Baike.baidu.com,

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 11 NĂM 2021: MƯỜI SÁU GÓC NHÌN VỀ NAM HỌA, RỜI LƯƠNG TRANG KÝ, ĐỨNG GIỮA LẰN RANH HAI THẾ GIỚI…

Trong bài điểm sách tháng 11 này, mời các bạn đến với Văn Nhân Họa, một tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Với tác phẩm Vây Hãm, để tìm hiểu về cuộc sống của nhóm trí thức Trung Quốc ở những ngày đầu Kháng chiến chống Nhật. Với hai người anh em khờ khạo vô tình lạc nhau nhưng vẫn vượt qua bao khó khăn để tìm kiếm nhau bằng tâm hồn trong sáng, lấy đi bao nước mắt của độc giả.

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 12 NĂM 2021: HÀNH TRÌNH CỦA VÔ TRI, VIẾT TỐT NĂM TRANG ĐẦU, PHONG CẢNH NƠI ĐÂY, ÔM CHẶT…

Khi bạn biết chút ít tiếng Trung, thì dù bạn yêu hay ghét, bạn vẫn cần dùng để giao tiếp, để mưu sinh, hay để tìm hiểu những nét đẹp trong văn hóa, ẩm thực, con người của một đất nước nghìn năm lịch sử... Đến với bài điểm sách tiếng Trung tháng 12 này, chúng ta cùng tìm hiểu về ngành Hoa tiêu, một ngành nghề quan trọng tại cửa ngõ của các quốc gia trên mặt nước, một ngành nghề đòi hỏi chuyên