Home Đọc SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 6 NĂM 2022: AN TĨNH XƯA, TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG VIỆT NAM, FRIEDRICH NIETZSCHE VÀ NHỮNG SUY NIỆM BÊN KIA THIỆN ÁC…

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 6 NĂM 2022: AN TĨNH XƯA, TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG VIỆT NAM, FRIEDRICH NIETZSCHE VÀ NHỮNG SUY NIỆM BÊN KIA THIỆN ÁC…

Trần Cúc

05/07/2022
sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-6-2022

Sách học thuật tháng 6 năm 2022 đem đến những nghiên cứu về văn học – văn xuôi Bunin, nghiên cứu lịch sử về Nghệ An – Hà Tĩnh xưa, về tĩn ngưỡng thành hoàng và tư tưởng của Nietzsche về thiện – ác. Không có quá nhiều đầu sách được ra mắt trong tháng vừa rồi, tuy nhiên cũng mong đủ để các bạn tham khảo và khai thác được thêm nhiều điều đáng biết.

1. HƠI THỞ NHẸ – Đỗ Thị Hường

Nguồn: Tao Đàn

NÓI VỀ VĂN XUÔI BUNIN nói chung và truyện ngắn Bunin nói riêng, các nhà nghiên cứu đều khẳng định đó là một thứ văn xuôi thấm đẫm chất nhạc. Nhà nghiên cứu Mikhailov trong cuốn Một tài năng nghiêm cẩn: Ivan Bunin. Cuộc đời. Số phận. Sáng tác đã khẳng định văn xuôi của Bunin chính là “lối thoát” cho sự cũ kỹ của văn xuôi Nga, và chìa khóa của “lối thoát” ấy là âm nhạc: “Lối văn xuôi của Bunin chính là lối văn xuôi đậm chất âm nhạc hay nói cách khác, Bunin chính là người tạo nên cái gọi là âm nhạc của văn xuôi”.

Ảnh: Tao Đàn

2. AN TĨNH XƯA – Hippolyte Le Breton

Nguồn: Omega+

An Tĩnh xưa (chuyên khảo lịch sử về vùng Nghệ An-HàTĩnh xưa) được Le Breton soạn thảo trong thời gian giảng dạy và làm hiệu trưởng ở trường Quốc học Vinh (Collège de Vinh, 1924-1928), thành quả xứng đáng từ những lớp tham quan dã ngoại được tổ chức thường xuyên, kết hợp với sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, học trò và đặc biệt nhất là nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp, phân tích tư liệu của ông. Ngoài phần giới thiệu, mở đầu và kết luận, tác phẩm có hai Đề mục lớn (một số bản dịch khác gọi là Thiên); riêng Đề mục 2 có đến tám chương. Đây thực sự là một công trình đồ sộ về tư liệu; khoa học về phương pháp nghiên cứu, diễn giải, và nhất là về tâm huyết, trí tuệ, như ông đã tự dẫn câu của chính mình làm đề từ: “Hiểu tức là yêu thương; yêu thương tức là hiểu. Hai lời lẽ này dựa vào nhau, cần biết gắn lại với nhau bằng một bàn tay khỏe mạnh và khéo léo”. Khi tiếp xúc với tác phẩm này, nhiều người đã khẳng định ngay giá trị không thể chối cãi của nó.

Điều đặc biệt nữa mà tôi muốn nhấn mạnh, đó chính là “số phận” của bản dịch. Nếu như Le Vieux An-Tinh từ ba số trên Tập san BAVH đến khi được in thành sách tròn 65 năm, thì An Tĩnh xưa từ những trang dịch viết trên giấy pơ-luya (pelure) mỏng dính của ông Nguyễn Bân trong những thập niên 1970, 1980 chủ yếu dùng làm tư liệu cho bản thân và bè bạn, đến bản dịch khá đầy đủ năm 1991 được chép tay trong một cuốn vở học sinh và bản hoàn thiện năm 1997 suýt thất lạc nay được cháu gái Nguyễn Thị Phương Thảo công phu tìm lại cũng đã trải gần 50 năm, được biên tập, xuất bản khi ông đã rời cõi tạm tròn 10 năm… Tuy không phải là một dịch giả chuyên nghiệp, hành văn đôi chỗ còn thiếu trau chuốt, nhưng chất lượng của An Tĩnh xưa không hề thua kém các bản dịch đã xuất bản, nhất là đảm bảo nguyên tắc dịch thuật các công trình khoa học – chính xác, sát ý, trung thành với nguyên tác… Bởi ngoài trình độ Pháp ngữ, ông còn là một nhà Địa phương học am tường về địa lý, lịch sử, văn hóa xứ Nghệ, một người luôn sống và làm việc nghiêm cẩn, cầu thị, và hơn nữa, là một người trọn đời gắn bó, yêu quý, khát khao dâng hiến tâm sức cho mảnh đất Hồng Lĩnh – Lam Giang, quê hương thứ hai của ông.

Sống nằm đó tưởng thừa, ra hỏi vào han, sớm tối nỗi lo khôn vơi nhẹ; Chết đi mới thấy thiếu, ngày tơ đêm tưởng, tháng năm khoảng trống khó lấp đầy. Câu đối của nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh “tặng” dịch giả Nguyễn Bân trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh như giãi bày hộ tâm trạng tôi, và chắc là cũng của nhiều người khi nhớ về một lớp tiền nhân biết đánh thức, giành lại quá khứ cho hiện tại và tương lai, sự ra đi của họ thực sự như cây cổ thụ ngã xuống để lại cả khoảng trời trống vắng…

Ảnh: Omega+

3. TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG VIỆT NAM – Nguyễn Duy Hinh

Nguồn: Mai Ha Books

Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam là một tín ngưỡng phổ biến cả nước từ Bắc chí Nam, hay nói cho đúng hơn từ Bắc chí Nam tận thuở xa xưa nào đó cho đến năm 1945 thì bị lãng quên. Những năm gần đây, hội làng lại trỗi dậy sôi nổi, náo động làng quê và theo đó, tín ngưỡng Thành hoàng gắn bó với ngôi đình cũng dần tìm lại vị trí của mình trong thế giới tinh thần của người Việt.

Vậy cội nguồn của tín ngưỡng Thành hoàng là từ đâu? Cơ sở kinh tế văn hóa, sức mạnh, sức hấp dẫn của nó là gì? Người Việt Nam truy cầu cái gì trong ông Thành hoàng? Thành hoàng là ai?… Biết bao câu hỏi được đặt ra. Và cuốn sách Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Hinh sẽ góp phần giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi đó.

Dựa vào nguồn tư liệu điền dã phong phú của chính tác giả trong nhiều năm, cũng như thừa kế kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, bức tranh về một khái niệm vô hình – Tín ngưỡng Thành hoàng – lại trở nên hữu hình, sinh động hơn bao giờ hết với nhiều khía cạnh khác nhau được khai thác: sử học, văn hóa dân gian, ca nhạc, kiến trúc, nghệ thuật…

Đến với Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, độc giả sẽ thu được cái nhìn tổng quan nhưng cũng tương đối chi tiết về một loại hình tín ngưỡng được mệnh danh là hiện tượng “Tiền tôn giáo” trong văn hóa dân tộc. Qua đó góp phần tìm hiểu tâm hồn Việt Nam.

Ảnh: MaiHaBooks

4. FRIEDRICH NIETZSCHE VÀ NHỮNG SUY NIỆM BÊN KIA THIỆN ÁC – Phạm Văn Chung

Nguồn: NXB Tri thức

“Đọc Nietzsche ta không thể phân loại hay đóng khung triết học của ông vào bất luận một chủ thuyết hay trường phái nào.

Tư tưởng của Nietzsche không hoàn toàn là sản phẩm của thời kì Khai sáng hay Lãng mạn (Romanticism), của Tự do hay Bảo thủ, Dân chủ hay Xã hội, duy lí hay thực nghiệm, và thậm chí kể cả chủ nghĩa Hiện sinh hay Hậu hiện đại, v.v… Vậy triết học của Nietzsche thuộc trường phái nào?

Câu trả lời không đơn giản. Phần vì bản thân Nietzsche chủ định từ chối đóng khung tư tưởng của mình trong một hệ thống triết học: “Tôi hoài nghi tất cả [triết học] hệ thống hóa”. Nhưng không phải có có thế, cái phương cách tinh thần phi lí tính của Nietzsche cũng đã được nói đến khi giải nghĩa cụm từ, khái niệm “những suy niệm bên kia thiện ác”. 

Tuy vậy, ở đây vẫn cần nói thêm một vài điều rất cần thiết là liệu ta có thể tiến hành khảo cứu quá trình phi duy lí, phi lí tính ở một người đã chết, được không? Hoặc là ta cần có sự tự trải nghiệm, tự chiêm nghiệm để tinh thần ta ít nhiều mang được hoặc gặp được tinh thần của F. Nietzsche?”. 

Cuốn sách Friedrich Nietzsche và những suy niệm bên kia thiện ác là kết quả nghiên cứu riêng của tác giả về tác phẩm Bên kia thiện ác, một tác phẩm rất quan trọng của F. Nietzsche, của một nhà tư tưởng, một triết gia lớn mà trước đây tác giả còn biết rất ít. Nhưng càng đọc ông, tác giả càng thấy khâm phục và có nhiều thiện cảm đối với những tư tưởng, quan điểm của ông, cả với bản thân ông, càng bị những tư tưởng, quan điểm của ông lôi cuốn, thuyết phục. Cho nên, với sản phẩm nghiên cứu trên tay, mặc dù người đọc sẽ thấy những khiếm khuyết, hạn chế rất đáng nói ở ông (nhưng chưa hẳn đã đồng tình với những đánh giá này của tác giả), nhưng tác giả cho rằng những giá trị, sự ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn của F. Nietzsche không đơn giản ở tầm bao quát rộng lớn các vấn đề của ông, mà căn bản ở chỗ trong ông, trong các tác phẩm của ông chứa đựng, biểu hiện một nội dung tư tưởng, một lối suy niệm sâu sắc, lớn lao, một phong cách, ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc và cả một con tim đầy nhiệt huyết, thấm đẫm khát vọng làm người, khát vọng hướng đến một đời sống mới của kiếp người – đời sống bên kia thiện ác mà nhà triết học là kẻ phải đi đầu trong việc minh định đời sống ấy.

Ảnh: Tri Thức

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm bản tin sách học thuật trong nước tháng trước:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-5-2022-cuoc-song-va-giao-duc/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Anh học thuật tháng trước:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-anh-hoc-thuat-thang-5-nam-2022-ai-trong-quy-hoach-va-thiet-ke-do-thi-quan-ly-nuoc-va-han-han-ban-dia-trong-the-gioi-thay-doi-than-thoai-ba-tu/

Sách học thuật thế giới tháng 8 năm 2021: Hiểu hơn về thế giới Hồi giáo, tư duy lại thế giới để bền vững hơn

Sách học thuật thế giới tháng 8 có phần chững lại, nhưng sâu sắc hơn. Trong tháng 8 này, một điều rất thú vị đó là sự xuất hiện của những cuốn sách về Hồi giáo, nhưng không khai thác Hồi giáo ở khía cạnh cực đoan mà cho chúng ta thấy một toàn cảnh khác với tinh thần kiến tạo. Bên cạnh đó, nhiều sách nghiên cứu đi sâu hơn trong các khía cạnh về cơ chế tâm lý và cách thế giới vận

Book Hunter

31/08/2021

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: CUỘC SỐNG VÀ GIÁO DỤC, GIÁM SÁT VÀ TRỪNG PHẠT: NGUỒN GỐC NHÀ TÙ, CÁC LÍ THUYẾT VỀ HỌC TẬP CHO TUỔI THƠ…

Thị trường sách học thuật của tháng 5 năm 2022 không quá năng động so với sách phổ thông hay văn học, bù lại, đây đều là những cuốn sách tập trung tìm hiểu, phân tích về giáo dục và nguồn gốc của nhà tù đáng để bạn tìm hiểu. Mời các bạn cùng xem: 1. CUỘC SỐNG VÀ GIÁO DỤC - John Dewey Nguồn: Fanpage Công ty TNHH Sách Thật Có bao giờ thầy cô bước vào lớp học “của mình” và tự đặt

Trần Cúc

03/06/2022

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 1 NĂM 2022: NGHIÊN CỨU VỀ LUÂN LÝ HỌC & NHÂN LOẠI, GIẢI PHẪU HỌC CƠN ĐAU, LỊCH SỬ TÌNH DỤC (TẬP 4), NGẪM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ…

“Nếu không có các phát minh ngôn ngữ của họ, Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ trở thành một thế lực hùng mạnh như chúng ta biết ngày nay.”   - Kingdom of Characters (Jing Tsu) Còn đối với loài người, nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta đã trở thành giống loài thống trị hành tinh này. Khá ngạc nhiên khi một chủ đề thú vị và đáng tìm hiểu như Ngôn Ngữ lại hiếm khi xuất hiện trong các đầu sách văn

SÁCH HỌC THUẬT THẾ GIỚI THÁNG 11 NĂM 2021: WEITIKO – CHỮA LÀNH VIRUS TÂM TRÍ CHIẾM GIỮ THẾ GIỚI, QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ, CÁCH TRIẾT LÝ HÓA VỚI BÚA VÀ LIỀM: NIETZSCHE VÀ MARX CHO CÁNH TẢ THẾ KỶ 21, NGHIÊN CỨU LUÂN LÝ & NHÂN LOẠI…

Wetiko là gì trong niềm tin của người Mỹ bản địa, mà có thể tác động tới thế giới vật chất và tinh thần con người? Một cuốn sách chuyên khảo chi tiết nhất về bất cứ Trại tập trung nào từ trước đến nay? Hiểu kỹ hơn về Chủ nghĩa Xã hội qua công trình của Marx và Nietzsche với một cách tiếp cận dễ dàng? Tim Marshall - tác giả cuốn sách bán chạy toàn cầu Tù nhân của Địa lý (Prisoners of

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 3 NĂM 2022: BÓNG MA JOHN BALL, NHỮNG TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRONG TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY, BERLIN BỊ ẨN GIẤU…

Một chủ đề hiếm hoi về phòng chống tấn công tình dục cho các bé trai và nam giới. Tôn giáo vẫn là lĩnh vực được ưu ái hơn cả trong tháng này qua hai đầu sách: khoa học về tôn giáo, chữa lành bằng tôn giáo tại các khu bảo tồn Asclepius. Các tác phẩm được chọn lọc về nghệ thuật của Plato, Aristotle, Hutcheson, Hume, Kant,.. cùng xuất hiện trong cùng một tác phẩm? Và, chúng ta thực sự hiểu được gì về