Home Chuyên đề tháng Paulo Coelho nói về Trí huệ của Rumi

Paulo Coelho nói về Trí huệ của Rumi

Minh Hùng

10/09/2019

Paulo Coelho

Nguồn: Blog của Paulo Coelho

 

Trong cơn khát, bạn uống nước từ một cái cốc, và bạn thấy Thượng Đế trong đó. Những ai không yêu Thượng Đế sẽ chỉ thấy từ đó khuôn mặt chính mình.

Ngày lại ngày tôi suy ngẫm

Đêm lại đêm tôi buột miệng thốt lên

“Tôi từ đâu tới, tôi đang làm gì?”

Tôi không biết.

Linh hồn tôi tới từ đâu đó, hẳn vậy rồi

và tôi sẽ kết thúc tại khởi đầu

(Trích “Lời tôi ai đã nói” – Bản dịch của Lê Duy Nam trong tập thơ “Rumi Tinh Tuyệt”)

Việc của bạn không phải là tìm kiếm tình yêu, việc của bạn chỉ là tìm kiếm tất cả những rào chắn bạn đã tự thân dựng lên để ngăn tình yêu.

Tĩnh lặng là đại dương. Còn lời nói là một dòng sông. Tĩnh lặng là ngôn ngữ của Thượng Đế, mọi thứ khác chỉ là những bản dịch nghèo nàn.

Đi qua những ý tưởng về việc làm đúng và làm sai, sẽ có một cánh đồng. Tôi sẽ gặp bạn ở đó.

Làn gió sớm ban mai có bí mật chờ thổ lộ với bạn. Đừng quay lại ngủ. Bạn phải hỏi xem bạn thực sự muốn gì; đừng quay lại ngủ. Mọi người đã quay lai và đi tới đi lui ở bậu cửa nơi hai thế giới cham nhau. Cửa tròn và rộng mở. Đừng quay lại ngủ.

Khi bên em, suốt đêm ta thức

Vắng em rồi, mòn mỏi canh thâu

Ơn Thượng Đế cho hai người thiếu ngủ!

Và những điều ta đã khác xa nhau.

(Đêm của hương thơm – Rumi)

Hãy để những điều tốt đẹp mà bạn yêu thương trở thành động lực cho những việc bạn sẽ làm.

Minh Hùng dịch

 

Tìm hiểu về  tập thơ Rumi tinh tuyệt của Rumi đã được dịch ra tiếng Việt tại link:

Tập thơ – Rumi Tinh Tuyệt – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Rumi tinh tuyệt” – Say, quay và bay – Book Hunter

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi – Book Hunter

Khổ hạnh và phúc lạc, hay một cuộc vui đạo ở cõi trần của Rumi – nhà thơ Islam vĩ đại nhất

Không giống những bậc tu hành xuất thế hướng đến một cõi vĩnh hằng, các thiền giả thời Trần với đại diện tiêu biểu nhất là Tuệ Trung Thượng Sĩ và Trần Nhân Tông đều cùng đưa ra diễn ngôn “Cư trần lạc đạo”  tức “Vui đạo ở cõi trần”. Quan niệm nhập thế là di sản độc đáo của Phật giáo thời Trần trong thế kỷ 13, xuất phát từ thân phận của những thiền giả cùng lúc đảm đương hai vị thế: con

“NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO – CÓ GÌ HAY?

“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là cuốn sách “hot” nhất, chỉ sau Kinh Thánh, nhưng Paulo Coelho không được giới hàn lâm thừa nhận và ông cũng chưa từng được các giải thưởng danh giá về văn chương như Nobel Văn học, Concourt hay Man Booker. Vâng, người ta thà trao cho Bob Dylan còn hơn là trao cho Paulo Coelho. Không ít những phê phán đã được đưa ra từ những độc giả, họ cho rằng “Nhà giả kim” không có gì đặc

“LỜI DẠY CỦA RUMI” – CHỈ DẪN TỚI ĐIỀU THIÊNG

“Khi bạn tìm kiếm Thượng Đế, bạn thấy bản thân mình Khi bạn tìm kiếm bản thân mình, bạn tìm thấy Thượng Đế” Rumi Jalal-ud-din Rumi  (1207-1273) là nhà thần bí đồng thời là nhà thơ vĩ đại nhất của thế giới Islam cổ đại. Ông là nhà thần bí quan trọng trong trường phái bí giáo Islam có tên là Sufi – trường phái tâm linh đạt được chứng nghiệm về Thượng Đế và toàn thể thông qua nhảy múa, âm nhạc và thơ

“NHÀ GIẢ KIM” HAY LỜI NHẮC CHO NHỮNG CON CỪU CẦN MẪN

Nhà giả kim phát hành năm 1988 với tên gốc là “O Alquimista”, được Paulo Coelho viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và do NXB Editora Rocco Ltd chịu trách nhiệm xuất bản. Hành trình khám phá bản thân và giải mã giấc mơ của cậu bé Santiago được kể lại bằng sự pha trộn văn phong hiện thực – lãng mạn – huyền ảo đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Cho đến nay, sức hấp dẫn

Giải mã biểu tượng trong “Nhà giả kim” của Paulo Coelho (2) – Những mô hình người trong xã hội

    Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhóm biểu tượng thứ nhất: Những mô hình người trong xã hội.   1. Đàn cừu:   Đàn cừu là một biểu tượng xuất hiện dày đặc trong tác phẩm (15 lần, 9 lần trong lúc Santiago nhụt chí). Trong truyện, Santiago sở hữu một đàn cừu, và về sau, nó trở thành phương tiện trao đổi để phục vụ cho nhu cầu đi đây đi đó, đi đến Kim Tự Tháp của Santiago.

Thư Sinh

29/07/2019