Home Đọc Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi

Minh Hùng

11/09/2019

Tôi đã kể những câu chuyện Sufi trong nhiều bài viết, một vài câu chuyện có nhân vật chính là Nasrudin, một gã khở luôn cố gắng để thông minh hơn cả những người khôn ngoan, và hành động của gã có thể làm độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hôm nay tôi muốn đặt những câu chuyện ấy sang một bên và thử viết một chút về chủ đề này.

Bách khoa thư định nghĩa về Sufi là một truyền thống Hồi giáo bí mật, vì lý do đó, nó không được đón nhận nhiều trong thế giới Hồi giáo. Sufi bắt đầu từ thế kỷ thứ X, và nguyên tắc dẫn đường của nó cho rằng các tín đồ Sufi có liên kết trực tiếp với Thượng Đế thông qua một chuỗi những thực hành tôn giáo khác thường. Những thực hành phổ biến nhất là nhảy múa, còn việc truyền tải triết lý Sufi được thực hiện thông qua những mẩu truyện kể.

Trong một căn hộ nhỏ ở quốc gia Ả Rập, tôi được mới tham dự một nghi thức, đèn điện được ngắt đi, nến được thắp sáng và mọi người gõ trống trên các nhạc cụ bộ gõ. Ta có thể thấy được cách thức truyền thống tinh thần này đã gìn giữ được tính thuần khiết của nó cho đến ngày nay.

Cuộc hội họp diễn ra vào lúc 9 giờ tối. Trong gần nửa giờ đồng hồ, một người đàn ông, dùng một giọng nói có lẽ phát ra từ sâu thẳm linh hồn, hát lên một cách đơn điệu. Khi ông dừng lời, các nhạc cụ bắt đầu gõ nhịp theo điệu rất giống với thanh âm ta thường nghe trong lễ kỷ niệm của các tôn giáo Brazil gốc Phi.

Đó là lúc, theo như nghi thức tương tự ở các tôn giáo mà ta đã biết rõ, vài người đàn ông sẽ đứng dậy và bắt đầu tự xoay vòng.

Toàn bộ nghi thức diễn ra trong một giờ, một giờ ấy các vũ công sẽ cười lên thật lớn, nói ra những ngôn từ ngó hiểu, và dường như đang ở trong một cơn mê đắm thần trí sâu sắc. Dần dần họ ngừng quay, tiếng gõ vãn dần và đèn trong phòng khác được bật sáng trở lại Tôi hỏi một trong số họ xem họ cảm thấy gì.

Tôi đã ở trong kết nối với năng lượng của vũ trụ,” ông ta trả lời. “Thượng Đế đã đi qua hồn tôi.”

“Có nhất thiết phải làm điều gì khác không? Chẳng hạn, có một niềm tin đặc biệt, hay theo đuổi một thực hành liên tục?” Tôi hỏi. “Theo một trong những nhà thần học quan trọng nhất của Hồi giáo, Sufism không phải là một học thuyết hay một hệ thống tín ngưỡng. Nó là một truyền thống giác ngộ thông qua mọi vật có tính sống động.”

Abu Muhammad Mutaish nói, “Một người Sufi là người có tư duy đi cùng nhịp với đôi chân mình.” Nghĩa là, linh hồn anh là ở thân thể anh, và ngược lại. “Bất kỳ nơi nào người Sufi bước đến đều có tất cả bản thân anh ta: người lao động, nhà huyền môn, bậc trí giả, người suy tưởng, và cả con người vui sướng.”

Sufi mang tính phổ quát bởi nó xác nhận rằng tri thức có thể đươc truyền trao tới con người thông qua các vị ngôn sứ vĩ đại như Jesus, Moses, Solomon và những thực thể khai ngộ từ các nền văn hóa khác. Tuy vậy, gốc rễ của nó bám sâu vào Hồi giáo và quan niệm của Hồi giáo về thế giới. Hệ thống học tập Sufi tương tự với hệ thống của cái gọi là trật tự bí ẩn, nó cần đến bâc thầy và các đệ tử, các thực hành của nó được bộc lộ theo từng nấc thang tiến bộ của chúng, những ân sủng đặc biệt (Baraka), v.v… Bậc thầy cần có thứ mà ta gọi là “sức hút”, đó là một sức mạnh có thể kết nối vớ trái tim của những người tìm kiếm nó.

Một trong những người tinh thông bậc nhất về Sufi ngày nay, được biết đến với cái tên viết tắt A.M. từng nói, “Phương thức trọng yếu của Sufi là phát triển nhận thức của chúng ta để chấp nhận tình yêu. Tình yêu là điều duy nhất mở ra trí thông minh và tính sáng tạo, là thứ giúp thanh lọc và giải phóng chúng ta. Trở thành Sufi nghĩa là có khả năng yêu thương và cảm nhận được các nhu cầu những người ta yêu (Thượng Đế), và dùng từng cử chỉ để đến gần hơn với Người, suốt 24 giờ trong một ngày.”

Paulo Coelho

Nguồn: Blog của Paulo Coelho

Minh Hùng dịch


Tập thơ của Rumi, bậc thầy Sufi vĩ đại nhất của Kỷ nguyên vàng Islam đã được Book Hunter dịch và ấn hành. Để tìm hiểu, hãy đọc tại: Tập thơ – Rumi Tinh Tuyệt – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm: 

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi – Book Hunter

“Rumi tinh tuyệt” – Say, quay và bay – Book Hunter

Những bóng hình chứng ngộ trong thơ Rumi

Trong nhiều bài thơ của mình, Rumi kể những câu chuyện dài. Dù chúng đều chứa đựng các thông điệp về cuộc sống và bài học tâm linh quý giá, nhưng chúng cũng là một thế giới quá rộng lớn với hàng loạt nhân vật phức tạp. Ngay cả khi Shams xứ Tabriz hay vua Solomon, Joseph… không phải những cái tên xa lạ, thì dường như các nhân vật này cũng vẫn là một thử thách đối với những độc giả tìm đến thơ
le-ai

Lê Ái

12/12/2023

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (5) – TỪ PHẦN MỞ ĐẦU

Có rất nhiều người đọc Nhà giả kim, nhưng hầu hết đều bỏ qua hoặc chưa nhận ra được mối liên hệ giữa phần mở đầu truyện với phần nội dung chính, đặc biệt là mối liên hệ giữa bài thơ về chàng Narcisuss của Oscar Wilde và câu chuyện về chàng Santiago của Paulo Coelho. Vậy, hai câu chuyện này liên quan đến nhau như thế nào?Trong bài thơ của Wilde, Narcisuss nhìn hình ảnh mình phản chiếu qua mặt hồ. Mặt hồ nhìn hình

Thư Sinh

29/07/2019

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (4) – NHỮNG BIỂU TƯỢNG TÂM LINH

Trong phần (4) này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhóm biểu tượng liên quan đến vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho. Melchisedek Melchisedek là biểu tượng đầu tiên. Trong tác phẩm, Melchisedek được nhắc đến là một vị vua xứ Salem. Ông là người đã khích lệ Santiago theo đuổi giấc mơ của cậu. Melchisedek được nhắc đến trong Cựu ước là vị thượng tế muôn đời, người có nhiệm vụ truyền đi những dấu chỉ của

Thư Sinh

29/07/2019

“NHÀ GIẢ KIM” HAY LỜI NHẮC CHO NHỮNG CON CỪU CẦN MẪN

Nhà giả kim phát hành năm 1988 với tên gốc là “O Alquimista”, được Paulo Coelho viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và do NXB Editora Rocco Ltd chịu trách nhiệm xuất bản. Hành trình khám phá bản thân và giải mã giấc mơ của cậu bé Santiago được kể lại bằng sự pha trộn văn phong hiện thực – lãng mạn – huyền ảo đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Cho đến nay, sức hấp dẫn

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (3) – Những biểu tượng hành vi

Sau khi giải mã nhóm biểu tượng về những mô hình người trong xã hội, chúng ta sẽ chuyển sang nhóm thứ hai trong Nhà giả kim: Những biểu tượng hành vi. Theo đuổi giấc mơ Hành vi đầu tiên được xem như một biểu tượng cần giải mã chính là Theo đuổi giấc mơ. Việc chạy theo một giấc mơ này không có nghĩa Santiago là một người tham lam đang cố săn tìm kho báu mà mang một ý nghĩa khác. Cậu quyết

Thư Sinh

29/07/2019