Home Chuyên đề tháng Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

“Hơn cả cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực mới là thứ giải thích thành phố nào sẽ thành công.” – Trích “Chiến thắng của đô thị”, tác giả Edward Glaeser (Nhóm dịch Book Hunter, Lê Duy Nam hiệu đính, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter, tái bản lần I, 2022)

Thu hút nhân tài để phục hồi – lựa chọn lịch sử

Sau loạn 12 sứ quân và những cuộc tranh giành quyền lực ở thời Đinh Lê, Lý Thái Tổ lên ngôi và thực hiện một quyết định quan trọng: dời đô về Thăng Long. Đây là điều được ca tụng trong nhiều thế kỷ của lịch sử Việt Nam nhưng ít ai hình dung được hoàn cảnh mà Lý Thái Tổ phải đối đầu trong quá trình dời đô về một đô thành đã bị bỏ hoang sau khoảng thời gian biến loạn. Trong suốt giai đoạn thuộc Đường nghìn năm, Đại La – tên cũ của Thăng Long, tức trung tâm Hà Nội ngày nay, là trung tâm đô hộ phủ, và với vị trí trung tâm này, hẳn nhiên, Đại La thu hút lượng cư dân đông đúc, đa dạng, trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của Giao Châu. Từ sau khi gia tộc họ Khúc mất quyền lực (khoảng 930), Đại La không còn vị thế trung tâm, mà chuyển dịch về Cổ Loa, Đông Anh, thậm chí là Hoa Lư, Ninh Bình. Khi trung tâm dịch chuyển, kèm theo đó là sự đi xuống của số lượng và năng lực của dân cư, và dần dần là các cơ sở vật chất. Lý Thái Tổ đã phục hưng lại Đại La sau gần một trăm năm suy tàn và công cuộc này được thực hiện song song với xây dựng nền móng quốc gia vững chắc. Trong những năm trị vì của mình, Lý Thái Tổ đã nỗ lực biến Đại La thành Thăng Long – một đô thị an toàn và phồn vinh, với nền chính trị ổn định, tạo nên lực hút giao thương bắc – nam, đông – tây.

Những nền móng mà Lý Thái Tổ gây dựng tương đồng với sự phục hưng Athens của Solon (Thế kỷ 6 TCN). Athens trước cải cách của Solon được sử gia Plutarch mô tả là rơi trong cảnh “khốn cùng với món nợ đẫm máu”, “các quan chấp chính bị dân nguyền rủa và căm ghét”, “thành phố bị xâu xé bởi hai bè phái”.  (TríchSự hưng thịnh và suy tàn của Athens”, NXB Thế giới & Omega+). Song song hòa giải các bè phái, cải cách tư pháp và đời sống tín ngưỡng, Solon bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích cư dân cải thiện tay nghề thủ công và mở rộng cửa đón những gia đình nhập cư bị rơi vào tình cảnh lưu vong do chiến tranh ở các thành bang khác. Tương tự như Solon của Athens, vua Lý Thái Tổ cũng song song điều hòa các mâu thuẫn nội tại trong triều đình, đồng thời thực hiện các chính sách thu hút nhân tài, mà cụ thể là tầng lớp sư sãi, vốn là nhóm người có học thức cao, kinh nghiệm lịch duyệt phong phú do được tự do di chuyển truyền đạo, và không bị lôi kéo vào các cuộc tranh giành quyền lực trước đó. Do đó, ông thực hiện cải tạo chùa chiền, xây nhà chứa kinh, và biến các am tu hành tạm bợ thành các trung tâm Phật giáo ngay tại Thăng Long (theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Ngô Sỹ Liên. Sự lựa chọn tầng lớp tăng sĩ làm nền tảng của Lý Thái Tổ trên thực tế không hề bị chi phối bởi tín ngưỡng của ông, mà bởi trong suốt giai đoạn Bắc thuộc trước đó, các Nho sĩ người Việt chỉ được đào tạo để thực hiện các công việc hành chính của chính quyền đô hộ; trong khi các thầy tu Phật giáo với truyền thống bảo lưu kinh điển và sẵn sàng học tập tư tưởng từ kinh sách của các phái khác theo chủ trương Tam giáo đồng nguyên, không bị trói buộc với các nghĩa vụ hành chính như các nho sĩ, có đủ vị thế và vốn tri thức để đưa ra các cố vấn đa chiều không phải chỉ ở trong triều đình mà còn ở trong cộng đồng dân cư. Triều đình và chùa chiền, kéo theo đó là những người dân có nhận thức cao hơn và sùng đạo vốn tập trung ở các khu vực gần Thăng Long, (Thời bấy giờ, tín ngưỡng dân gian bản địa thuộc về nhóm thường dân, và Phật giáo là giáo phái ưa chuộng của tầng lớp quan lại, phú hộ và những người có học), đã thu hút thêm nhiều thợ thủ công giỏi về thành thị và những vùng ven. Bằng cách này, Lý Thái Tổ thực sự đã đặt nền móng cho sự phồn thịnh của Thăng Long kéo dài đến tận ngày nay.

Đi ngược lại với xu hướng này, thời kỳ công nghiệp nửa đầu thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều đô thị công nghiệp mà tại đó thu hút những người dân có trình độ thấp để đảm nhận vai trò công nhân trong các nhà máy. Mặc dù phát triển nhanh chóng ở thời kỳ cực thịnh nhưng nó nhanh chóng suy thoái dẫn đến sự sụp đổ của Vành đai Gỉ Sắt tại Mỹ những năm 1950. Có thành phố đến nay vẫn tiếp tục ở trong đổ nát và sự phục hồi chậm đến mức không đáng kể, ví dụ như Detroit. New York cũng từng nằm trong số các thành phố suy thoái thời bấy giờ, nhưng giải pháp được đưa ra kịp thời và hợp lý đã biến New York thành con phượng hoàng tài chính hồi sinh từ tro tàn vào những năm 1970. Không cố đẩy bong bóng bất động sản như Detroit, chính quyền New York thực hiện cải cách hành chính và thuế để thu hút những doanh nhân tới lập nghiệp tại đây. Các công ty tràn đầy hứng khởi với mô hình kinh doanh đòi hỏi trí tuệ hơn đã thu hút nhiều nhân tài hơn, và đúng như Edward Glaeser nhận định: “…mọi đô thị thành công đều có một điểm chung. Để phát triển thịnh vượng, các đô thị này cần thu hút những người thông minh và cho phép họ hợp tác với nhau để làm việc. Chẳng bao giờ có một đô thị thành công mà thiếu đi nguồn vốn nhân lực.” (Trích “Chiến thắng của đô thị”)

chien-thang-cua-do-thi

Khắp nơi trên thế giới, dẫu phương Đông hay phương Tây, dẫu xa xưa hay hiện đại, cung cấp một nền tảng tri thức để vươn tới phồn thịnh bền vững hơn cho cộng đồng dân cư đã là điều tất yếu, nhưng không phải đô thị nào, quốc gia nào cũng có đủ kiên nhẫn để thực hiện, và đặc biệt khó được những quốc gia nghèo và kém phát triển lựa chọn, trong khi thứ họ cần là “tiền tươi thóc thật” trước mắt. Họ quên mất rằng “tiền tươi thóc thật” chỉ là giải pháp ngắn hạn, trong khi đó nền tảng tri thức mới là giải pháp dài hạn, và để thực hiện kế hoạch dài hạn ấy cũng đòi hỏi những nhà lãnh đạo có tầm nhìn.

Nền tảng tri thức không chỉ là sách và trường học

Cũng giống như các đô thị thành công vốn đặt con người làm trọng tâm cho sự phát triển, nền tảng tri thức lệ thuộc vào con người. Con người là chủ thể đồng thời là đối tượng hưởng lợi của nền tảng tri thức, mà trong đó sách và trường học giữ vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sách được viết ra khi con người muốn lưu trữ và truyền tải tri thức, còn trường học là nơi để các thế hệ người truyền trao các đúc rút kinh nghiệm và lý thuyết cho nhau, nhưng cả hai nhân tố này sẽ ở trạng thái chết nếu chúng bị ngắt khỏi sự tương tác với thực tiễn để liên tục bổ sung thông tin và tri thức mới. Sách luôn tĩnh, trường học vận động theo trình tự, còn cuộc sống với môi trường lao động và tương tác thì biến động liên tục không ngừng nghỉ. Cùng với sự phát triển của Internet và giao thương toàn cầu, tốc độ biến động càng nhanh hơn và khó dự đoán hơn, bởi thế, nền tảng tri thức có biên độ rộng lớn hơn, trên thực tế, nó nằm trong ở mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội.

Tính chất xã hội của tri thức ngày càng gia tăng đi kèm với nó là sự lỗi thời nhanh chóng của hệ thống học thuật, một nền tảng tri thức mới đang được hình thành mà tại đó con người “tập trung vào các kiến thức đến từ cá nhân, công ty và trong xã hội nói chung – cũng như cái cách mà những kiến thức đó thay đổi, được truyền bá và đưa vào sử dụng” và “học cách học” được đề cao hơn so với “học kiến thức”. Năng lực học tập từ môi trường làm việc, xã hội và đáp ứng nhanh chóng những gì xã hội cũng như môi trường làm việc cần trở thành tiêu chí tuyển dụng của các thị trường lao động chuyên nghiệp tại phương Tây, nơi bằng cấp học thuật đang dần mất đi ưu thế so với chứng chỉ nghề, khả năng lĩnh hội nhanh chóng và kinh nghiệm thực tiễn.”  (Trích “Xây dựng xã hội học tập”, Joseph E.Stigliz & Bruce C.Greenwwald, Đỗ Đức Thọ – Nguyễn Thị Lan Anh – Dương Bá Đoan – Phan Thu Hoài, NXB Chính trị Quốc gia & Omega+)

Dù nhận thức được xu hướng tất yếu này, nhưng chọn điểm bắt đầu để xây dựng nền tảng tri thức mang tính xã hội không hề dễ. Solon chọn những người thợ thủ công, Lý Công Uẩn chọn những tu sĩ Phật giáo, New York chọn những doanh nhân,… còn với bối cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ chọn nhóm nào để thắp lên ngọn lửa tri thức hay sẽ thúc đẩy đồng đều toàn xã hội, đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thích hợp.

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng trên Báo An ninh thế giới giữa & cuối tháng

Những vấn đề với thành phố thông minh

Hatem Zeine. Nhà sáng lập và CTO của Ossia. Người tiên phong về truyền năng lượng không dây. Nhà vật lý. Nhà đầu tư.   “Thành phố thông minh” nghe cứ như một xã hội viễn tưởng với mọi thứ được số hóa, nơi mà dữ liệu sẽ loại bỏ hoàn toàn những rắc rối, hiểm nguy và bất công của thế giới hiện đại. Thế nhưng ở các thành phố thông minh cũng có những vấn đề mà đến nay không một ai trong

Minh Hùng

13/08/2018

Làm thế nào Đài Loan đạt được một trong những tỉ lệ tái chế cao nhất thế giới

Từng có biệt danh là “Đảo rác”, khu vực này giờ đây có một câu chuyện thành công để chia sẻ về tái chế rác. Trong một không gian rộng mở nhìn ra trung tâm Đài Bắc, Arthur Huang đưa cho tôi một tấm polyethylene trong mờ, hình tổ ong. Được đặt tên là Polli-Brick, tấm mô-đun không màu này được làm từ các chai nhựa cũ có thể lồng vào nhau để tạo nên một loạt cấu trúc đáng kinh ngạc - chẳng hạn

Tại sao nhà ở có mật độ dân cư dày đặc hơn có nghĩa là cuộc sống rộng rãi hơn

Làm thế nào mà chủ nghĩa đô thị thị trường là lợi ích đôi bên cùng có lợi cho người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong những năm qua, FEE (Quỹ Giáo dục Kinh tế) đã xuất bản và tái xuất bản một số bài báo về khái niệm “chủ nghĩa đô thị thị trường”. Trước khi tôi bắt đầu viết cho FEE, tôi chưa từng nghe về nó, nhưng phản ứng ban đầu của tôi đối với thuật ngữ

Book Hunter

04/01/2023

Văn hóa ứng xử với lỗi sai trong hoạt động tri thức

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Internet cho phép những người hoạt động tri thức tiếp cận một khối lượng khổng lồ tư liệu trên khắp thế giới, và cơ hội lớn ấy đã dần dần khiến các trí thức nhận ra rằng những niềm tin cũ, những điều vốn được coi là sự thật khách quan, hóa ra lại sai hoặc chứa đựng nhiều khúc mắc. Sự chuyển đổi này đã truyền cảm hứng cho xu hướng “giải thiêng” các học giả tiền

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân

Mỗi khi đọc lại “Chiến thắng của đô thị” của nhà kinh tế học Edward Glaeser, tôi luôn nghĩ rằng có lẽ tác giả nên đổi tên cuốn sách thành “Sự thất bại của thị dân”. Vâng, những thị dân quần tụ trong các đô thị đông đúc và phồn thịnh đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Các đô thị trên thế giới, mà Việt Nam cũng nằm trong số đó luôn được