Home Sống Làm thế nào Đài Loan đạt được một trong những tỉ lệ tái chế cao nhất thế giới

Làm thế nào Đài Loan đạt được một trong những tỉ lệ tái chế cao nhất thế giới

Từng có biệt danh là “Đảo rác”, khu vực này giờ đây có một câu chuyện thành công để chia sẻ về tái chế rác.

Trong một không gian rộng mở nhìn ra trung tâm Đài Bắc, Arthur Huang đưa cho tôi một tấm polyethylene trong mờ, hình tổ ong. Được đặt tên là Polli-Brick, tấm mô-đun không màu này được làm từ các chai nhựa cũ có thể lồng vào nhau để tạo nên một loạt cấu trúc đáng kinh ngạc – chẳng hạn như toà triển lãm EcoARK chín tầng, một không gian triển lãm đẹp mắt nằm cách không xa trung tâm thủ đô Đài Loan.

Những viên gạch này nằm trong  vô số các sản phẩm mà Huang và nhóm của mình tại công ty quốc tế chuyên nâng cao giá trị đồ tái chế Miniwiz lấy từ rác thải sau khi người tiêu dùng đã sử dụng, biến các đồ vật như lon nhôm, đế giày và đầu mẩu thuốc lá trở thành vật liệu xây dựng và hơn thế nữa.

“Trong hơn một thập kỷ qua, chúng tôi đã thử nghiệm trên hơn 1.200 vật liệu phế thải khác nhau để tìm ra các đặc tính cơ học của chúng. Huang nói trong lúc nhấp cà-phê từ chiếc cốc được làm từ các màn hình iPhone đã hỏng. “Polli-Brick chỉ là một thành công trong vô số thử nghiệm và sai sót.”

Kỹ sư kết cấu và kiến trúc sư 40 tuổi, Huang, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty, đã thành lập hoạt động tại Đài Loan vào năm 2005 sau một nỗ lực thất bại ở New York, nơi anh tìm được rất ít người Mỹ có chung chí hướng muốn làm giảm đáng kể số rác thải con người thải ra hàng ngày.

Tại Đài Loan, nhẹ nhõm thay, anh đã tìm thấy một câu chuyện khác. Hòn đảo đông dân với hơn 23 triệu người ở ngoài khơi Trung Quốc đại lục này có một trong những chương trình tái chế hiệu quả nhất thế giới, khẳng định 55% rác được thu gom từ các hộ gia đình và thương mại, cũng như 77% rác thải công nghiệp. Theo Plastics Technology, trong năm 2015, đã có hơn 1.600 công ty tái chế hoạt động, mang lại doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ đô la Mỹ.

Trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tái chế 

Ngày nay, thật khó để nhìn thấy bất kỳ rác hay thậm chí thùng rác nào khi đi bộ qua Đài Bắc. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này khó có thể tưởng tượng được chỉ trong 25 năm trước đó, khi hòn đảo này phải vật lộn rất nhiều để dọn sạch rác thải do mức sống gia tăng và tiêu dùng tăng vọt đến mức nó có biệt danh không mấy hay ho là “Đảo rác”.

Năm 1993, tỷ lệ thu gom rác trên đảo chỉ là 70% – và hầu như rác thải không được tái chế. Vào giữa những năm 1990, hai phần ba bãi rác trên đảo đã đầy hoặc gần đầy.

Phải mất hàng loạt các cuộc biểu tình và phong tỏa để thay đổi tình hình. Đối mặt với tình hình bất ổn ngày càng gia tăng, chính phủ đã đề xuất xây dựng hàng chục lò đốt chất thải. Chính phủ cũng soạn thảo một khuôn khổ quản lý chất thải mới nhằm khuyến khích người dân và các nhà sản xuất áp dụng các phương pháp thực hành giúp tạo ra ít rác hơn.

Theo kế hoạch này, các công ty đóng một vai trò tích cực bằng cách tự xử lý rác thải của mình hoặc trả phí xử lý chất thải để trợ cấp cho quỹ do chính phủ điều hành cho cơ sở hạ tầng chất thải. Công dân Đài Loan phải cho rác thải hỗn hợp của mình vào các túi xanh lam được chính phủ phê duyệt mà họ mua. Ngược lại, các vật liệu có thể tái chế như thủy tinh, nhôm và giấy có thể được đặt trong bất kỳ loại túi nào.

Quá trình thu gom rác là một nghi lễ cộng đồng. Nhạc cổ điển phát ra từ các xe tải báo hiệu cho cư dân địa phương biết đã đến lúc ra ngoài với các túi chứa rác tái chế và rác hỗn hợp. Một chiếc xe bán tải màu vàng tươi thu gom rác thông thường, trong khi một chiếc xe tải nhỏ hơn màu trắng phía sau trang bị một bộ thùng để mọi người có thể vứt các vật liệu tái chế, từ thực phẩm thô đến bìa cứng. Các tình nguyện viên và cán bộ giúp người dân phân loại rác đúng cách. Các vật liệu thu thập được sẽ được gửi đến các cơ sở để phân loại và sau đó chuyển đến các công ty như Miniwiz hoặc Da Fon để tái chế theo nhiều cách khác nhau. Một số rác thải vẫn được đưa vào các bãi chôn lấp và đốt.

Nghe có vẻ hơi phức tạp nhưng quá trình này dường như đã giành được sự ủng hộ của mọi người. Yuchen Hsu, một nhân viên kế toán 26 tuổi, chia sẻ với tôi rằng cô ấy không ngại khi đích thân mang rác của mình ra xe rác. “Đôi khi tôi lỡ giờ, nhưng xe tải lưu thông hai lần một ngày, nên tôi không bao giờ để rác trong nhà quá một ngày,” cô nói.

Đối với những người tìm kiếm sự linh hoạt hơn, Đài Bắc đã lắp đặt một quầy tái chế thông minh để cộng tiền cho thẻ đi lại phương tiện công cộng của cá nhân với mỗi chai hoặc lon có thể tái chế. Lee Wei-bin, một y tá 37 tuổi, nói rằng cô ấy thích sáng kiến đó. “Công việc không cho phép tôi luôn có mặt khi xe tải đến,” cô nói. “Nhưng tôi có thể ra nhà ga bất cứ khi nào tôi muốn và cũng nhận lại được một số tiền. Tôi nghĩ đây là một điều tốt. ”

Những người bị bắt khi đang cố vứt rác không đúng cách có thể bị phạt tiền hoặc bị bêu xấu trước công chúng. “Để một chính sách như vậy có thể thực hiện được, bạn phải khiến mỗi cá nhân chịu trách nhiệm cho việc tiêu dùng của bản thân. Bạn cần xử lý chất thải để có vị trí vững chắc trong ý thức cộng đồng,” Lai Ying-ying, trưởng phòng quản lý chất thải  Cục Bảo vệ Môi trường Đài Loan (EPA’s), nói. “Đây là điều khiến [một] nền kinh tế quay vòng thực sự xảy ra.”

Ngày nay, trung bình một người Đài Loan thải ra 850 gram (1,9 pound) chất thải mỗi ngày, giảm từ 1,20 kg (2,6 pound) 15 năm trước. Tỷ lệ tái chế  được báo cáo đã vượt quá 50 phần trăm, mặc dù các số liệu này còn gây tranh cãi. Nhiều lò đốt trên đảo hiện đang hoạt động dưới công suất. Nhìn chung, hòn đảo tạo ra nhiều rác thải có thể tái chế hơn rác thải không thể tái sử dụng.

u hỏi về ý chí

Mô hình có những thách thức của nó. Trước đây, các sự cố về bụi bị đổ bất hợp pháp từ các lò đốt đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe cộng đồng, trong khi các cáo buộc về số liệu thống kê thổi phồng đã gây ra một cuộc tranh luận xung quanh độ tin cậy của quy trình tái chế. Hòn đảo này cũng đang tăng cường nhập khẩu rác thải nhựa từ nước ngoài sau lệnh cấm gần đây của Trung Quốc – một sự phát triển mà theo một số người nhìn nhận là mối đe dọa cho môi trường. Một mối quan tâm khác liên quan đến việc sử dụng ngày càng nhiều vật liệu composite khiến cho việc phân loại trở nên khó khăn hơn, cản trở việc tạo ra giá trị mới thông qua tái chế.

Lai Ying-ying thừa nhận đã có những sai lầm mắc phải trong quá khứ và cần phải có sự cải thiện. Tuy nhiên, bà chia sẻ bà tin rằng sự chuyển đổi của Đài Loan có thể được coi là ví dụ tại thời điểm “khi nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Nam bán cầu, đang phải vật lộn với những thách thức rác thải tương tự.”

Ming-Chien Su, giáo sư nghiên cứu tài nguyên và môi trường tại Đại học Quốc gia Dong Hwa ở Đài Loan, đồng ý với quan điểm này.

“Đài Loan thiếu các phương tiện tài chính như Nhật Bản hay các quốc gia châu Âu khác khi bắt đầu kế hoạch xử lý rác thải. Tuy nhiên, đất nước này đã thực hiện được việc xây dựng một chuỗi cung ứng tái chế trị giá hàng tỷ đô la có thể xử lý phần lớn rác mà họ tạo ra trong khi làm sạch đường phố của mình,”bà nói. “Điều này dạy chúng ta rằng việc phát triển một chính sách quản lý chất thải hiệu quả là vấn đề của ý chí chứ không chỉ của tiềm lực tài chính”.

Có lẽ, với tình trạng sản xuất nhựa không có dấu hiệu giảm và tăng trưởng kinh tế gắn bó chặt chẽ với việc tạo ra rác thải, các nền kinh tế đang lên có thể nhìn vào Đài Loan trước khi vấn đề rác thải của họ vượt khỏi tầm kiểm soát.

Bài viết này được xuất bản lần đầu trên Ensia, một phương tiện truyền thông phi lợi nhuận được xuất bản bởi Viện Môi trường tại Đại học Minnesota.

Người dịch: Lan Anh 

Nguồn: How Taiwan Has Achieved One of the Highest Recycling Rates in the World

 

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 1 (Edward Glaeser)

Bong bóng bất động sản thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới, để lại đằng sau nhiều vụ phá sản và khủng hoảng tài chính đau đớn. Bất động sản là một khoản đầu tư yêu thích đối với các nhà đầu tư theo phong cách đầu tư thụ động bằng việc cho vay, bao gồm cả ngân hàng, vì tính linh hoạt của bất động sản khiến nó trở thành nguồn tài sản thế chấp tốt hơn so với các cơ sở sản

Yến Nhi

23/11/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 4: Bong bóng bất động sản có thể tốt không?

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong phần trước, tôi chỉ đề cập đến những tác động tích cực của bong bóng tài sản đối với đầu tư vào ngành xuất khẩu và bất động sản. Trong phần này, tôi chuyển sang các hệ quả phúc lợi của những bong

Yến Nhi

02/12/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #3: Sự tương ứng cung và cầu

Mời các bạn cùng theo dõi video số 3 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đặt hai đường biểu thị mức cung và mức cầu lên cùng đồ thị, qua đó xem xét số lượng và mức giá nhà đất sẽ biến đổi ra sao khi mức thu nhập và

Minh Hùng

13/01/2023

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

Mời các bạn cùng theo dõi video số 5 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser bàn rộng hơn về các lợi thế quần tụ bằng cách phân tích cách các hệ quả từ lợi thế này làm thay đổi các phân tích cung – cầu mà chúng ta đã bàn đến trong các video trước. Lợi thế

Minh Hùng

03/04/2023

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023