Home Ngẫm Khó khăn của việc lười biếng

Khó khăn của việc lười biếng

le-ai

Lê Ái

28/07/2019

Đôi lúc, có lẽ chẳng hiểu vì đâu, chúng ta rơi vào trạng thái “lười” toàn tập. Chúng đơn giản là không thể viết ra bất kỳ thứ gì mới mẻ hay không thể đối mặt với việc đặt ra nhiều cuộc họp hơn. Chúng ta không muốn dọn tủ lạnh hay đi ra ngoài giao thiệp với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những gì chúng ta muốn, dường như, là thơ thẩn trên ghế sofa và có thể ngẫu nhiên đắm chìm vào một cuốn sách, lang thang xuống cửa hàng và mua gói bánh quy hay dành cả tiếng hoặc là ngâm mình trong bồn tắm. Chúng ta có thể, đỉnh điểm, chỉ muốn ngồi bên cửa sổ và chăm chú ngắm mây trời. Trong một thời gian dài.

Ở trong tình trạng như vậy, có thể chúng ta nhanh chóng bị bạn bè hoặc – đau khổ hơn – lương tâm của chính mình đánh giá một cách sâu sắc (và bảo thủ) là ‘lười’. Sự biếng nhác tạo cảm giác giống như một tội lỗi chống lại sự vận hành vội vã của tính hiện đại; nó dường như cách ly chúng ta khỏi cuộc sống thành đạt hay suy nghĩ  theo bất kỳ lối nào tốt đẹp cho bản thân mình. Tuy nhiên, xem xét vấn đề từ một góc nhìn khác, thì có thể là những điều thực sự đe dọa đối với hạnh phúc và sự tự phát triển của chúng ta không nằm ở việc chúng ta không bận rộn, mà nằm ở một viễn cảnh rất trái ngược:  chúng ta không có khả năng ‘lười’ đúng mức.

Vẻ ngoài nhàn rỗi không hẳn là chúng ta đang không màng thế sự. Có thể nhìn ra thế giới cứ như là chúng ta không làm gì cả, nhưng bên dưới lớp vỏ đó, rất nhiều điều quan trọng và khó khăn theo cách riêng của nó có thể đang diễn ra. Khi chúng ta bận rộn với những thói quen điều thường nhật và sự quản lý, thì chúng ta tập trung vào những yếu tố án ngữ trước suy nghĩ của mình: chúng ta thà thực hiện những kế hoạch  hơn là suy tư về giá trị và mục đích sau chót của mình. Nhưng chính những nơi sâu thẳm hơn, khó chạm đến hơn trong nội tâm mà chúng ta phải phơi bày để hiểu căn nguyên các vấn đề của mình cũng như đi đến những quyết định và kết luận có thể chi phối toàn bộ con đường đi của chúng ta. Tuy nhiên, những điều này chỉ xuất hiện – một cách nhút nhát và ngập ngừng – khi chúng ta thấy đủ can đảm để tách bản thân mình khỏi những đòi hỏi tức thời; khi chúng ta có thể ngắm mây trời và làm cái việc được gọi là vô công rỗi việc suốt cả buổi chiều trong khi thực ra đang vật lộn với những vấn đề nan giải sâu sắc nhất của bản thân.

Chúng ta cần phân biệt giữa khó khăn cảm xúc và khó khăn thực tế. Có những những người nhìn vô cùng năng động, nhật trình của họ kín mít từ sáng đến tối, luôn chạy đi trả lời các tin nhắn và gặp gỡ khách hàng có thể tỏ ra trái ngược với sự lười biếng. Nhưng một cách ngấm ngầm, lại có thể có nhiều sự tránh né đang diễn ra bên trong vẻ bề ngoài điên cuồng. Người bận rộn trốn tránh một trật tự khác của công việc. Họ thực sự là một bầy ong nhanh nhẹn, nhưng họ không phát triển được những tình cảm chân thực với công việc của mình. Họ luôn trì hoãn việc tìm cho mình hướng đi riêng. Họ lười biếng khi nói đến việc thấu hiểu những tình cảm đặc biệt với một cộng sự hay người bạn. Họ tham dự mọi cuộc họp, nhưng không nghĩ được việc mình làm có ý nghĩa gì với bản thân; họ thường xuyên đuổi kịp các đồng nghiệp nhưng không suy tính xem tiền để làm gì. Sự bận rộn của họ kỳ thực là một dạng xao nhãng tinh vi và mạnh mẽ.

Nhìn chung chủ tâm chúng ta sẵn sàng thực hiện hơn là suy tư. Chúng có thể thấy cực kỳ không thoải mái trước những câu hỏi lớn như: Mình thực sự đang cố làm gì? Mình thực sự thích cái gì và mình đang cố làm ai vui lòng? Mình sẽ cảm thấy thế nào nếu những gì mình đang làm là đúng? Trong 10 năm mình sẽ hối tiếc điều gì? Ngược lại, thật dễ để có thể chạy quanh, không bao giờ dừng lại để hỏi vì sao, luôn đảm bảo rằng không có khoảnh khắc nào để nghi ngờ hay cảm thấy buồn bã hoặc sâu sắc. Công việc có thể che đậy một hình thái dữ dội hơn của sự lười biếng.

Cuộc sống của chúng ta có thể cân bằng hơn nhiều nếu chúng ta biết tái định hình lại vị trí của danh tiếng, đặt nó ra xa khỏi những người với lịch trình dày đặc và hướng đến những người đủ thông thái để dành ra các buổi chiều cho sự suy tư. Chúng ta nên nghĩ rằng can đảm không chỉ nằm ở việc ngao du thế giới, mà còn nằm ở việc dám ngồi ở nhà với những khoảng thời gian suy tư, mạo hiểm chạm trán với những ý tưởng âu lo hoặc sầu muộn nhưng cũng rất cần thiết. Không có tấm khiên chắn bận rộn, chúng ta có thể nhận ra rằng mối quan hệ của chúng ta đã rơi vào bế tắc, rằng công việc của chúng ta không còn hướng đế bất kỳ mục đích nào cao hơn hoặc rằng chúng ta cảm thấy giận dữ với một thành viên trong gia đình đang khôn khéo lợi dụng sự nhẫn nại của chúng ta. Một người làm việc chăm chỉ không nhất thiết là người trong phòng chờ hạng thương gia của sân bay quốc tế, đó có thể là người thơ thẩn nhìn chăm chú ra ngoài cửa sổ và thỉnh thoảng viết ra một hoặc hai ý tưởng vào tập giấy.

Mục đích của việc ‘chẳng làm gì cả’ là dọn dẹp lại nội tâm chúng ta. Có rất nhiều điều xảy đến với chúng ta hàng ngày, nhiều sự hào hứng, hối tiếc, ý kiến và cảm xúc mà chúng ta nên – nếu chúng ta đang sống một cách có ý thức – dành ra ít nhất một giờ mỗi ngày xử lý các sự kiện. Hầu hết chúng ta kiểm soát – chặt chẽ – một vài phút – và do đó để vuột mất cốt tủy của cuộc sống. Chúng ta làm vậy không phải vì chúng ta đãng trí hay tồi tệ, mà là bởi những cộng đồng của chúng ta ngăn cách chúng ta khỏi các trách nhiệm đối với chính bản thân bằng sự sùng bái của chúng với hoạt động. Chúng ta được trao cho mọi lý do để không đảm nhận phần việc thực sự khó khăn hướng cho cuộc sống tỉnh táo hơn, sâu sắc hơn và mãnh liệt hơn.

Lần tới khi cảm thấy mình cực kỳ lười biếng, chúng ta nên tưởng tượng rằng có lẽ một phần sâu thẳm nào đó của chúng ta đang chuẩn bị sản sinh ra một tư tưởng lớn lao. Cũng giống với thai kỳ, vô ích khi đẩy nhanh quá trình. Chúng ta cần tiếp tục nằm và để cho ý tưởng phát triển – chắc chắn rằng một ngày nào đó nó có thể chứng minh được sự đáng giá. Chúng ta có thể cần mạo hiểm chịu buộc tội lười biếng để một ngày nào đó đưa ra những dự án và sáng kiến mà mình có thể cảm thấy tự hào.

Lê Thúy Ái dịch

Bài gốc: The hard work of being “Lazy”

Xem

The Truman Show và tự do lựa chọn

“Good morning! And in case I don’t see you, good afternoon, good evening and goodnight!” Bất cứ khán giả nào theo dõi “The Truman Show” trên TV sẽ không thể quên được câu nói cửa miệng của anh chàng Truman này vào mỗi sáng. Truman có một cô vợ xinh đẹp làm y tá tại bệnh viện, một công việc văn phòng bình thường, một ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi, một bà mẹ ở riêng và một anh bạn thân làm nhân viên siêu

Sách cho trẻ (1): Những bài hát ru và chuyện kể trước lúc ngủ – đường vào cõi Mộng

Bước vào giấc ngủ: đôi mắt nhắm lại, chân tay không cử động, miệng thôi nói, tai không còn nghe thấy chính xác những gì thực tại tác động tới, mọi điều tiếp xúc vào da đều như thể có màng lọc. Giấc ngủ bắt đầu bằng sự thu rút các giác quan và quá trình duy lý. Các giác quan không cố gắng ghi nhận thực tại mà mặc cho thực tại đến rồi đi. Tâm trí không cố sắp xếp trình tự các

CHỈ DẪN CHO BẠN TỚI ĐỊA NGỤC

Theo thống kê của tôi, trong 31 cõi giới của Vũ trụ quan Phật giáo cũ, 25 cõi là cõi thần linh, thường được cho là đủ điều kiện để được gọi là “thiên đường”. Trong những cõi giới còn lại, thường thì, chỉ có một cái được nhắc đến là “địa ngục”, hay còn gọi là Niraya trong tiếng Pali (tiếng Ấn Độ cổ) hoặc Naraka trong Phạn ngữ. Naraka là một trong sáu cõi giới của Dục giới. Hiểu một cách ngắn gọn,

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO THẤY NIỀM TIN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SỐNG

“Khoảnh khắc bạn nghi ngờ mình có thể bay, bạn đã mất đi khả năng thực hiện nó” (“Peter Pan” – J.M Barrie) Trong cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi nổi tiếng “Peter Pan”, J.M Barrie đã đề cập đến sức mạnh của niềm tin khi những đứa trẻ sống trong xã hội công nghiệp tin tưởng vào thế giới kỳ diệu. Niềm tin ấy mang lại cho chúng niềm vui, có thể khiến chúng bay bổng trong không gian. Thông điệp của cuốn sách

OSHO: HIỂU VỀ NỖI SỢ CHẾT

Chúng ta rồi sẽ chết. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, mang chúng ta tới gần cái chết hơn, nhưng nó cũng để lại nỗi sợ to lớn duy nhất trong cuộc đời của chúng ta. Thế thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, và cũng là sự kiện chẳng thể tránh khỏi hay sao? “Cái chết luôn cận kề. Nó như cái bóng của anh vậy. Anh có thể ý thức về