Home Ngẫm OSHO: HIỂU VỀ NỖI SỢ CHẾT

OSHO: HIỂU VỀ NỖI SỢ CHẾT

Chúng ta rồi sẽ chết. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, mang chúng ta tới gần cái chết hơn, nhưng nó cũng để lại nỗi sợ to lớn duy nhất trong cuộc đời của chúng ta. Thế thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, và cũng là sự kiện chẳng thể tránh khỏi hay sao?

“Cái chết luôn cận kề. Nó như cái bóng của anh vậy. Anh có thể ý thức về nó, có thể không, nhưng nó theo anh từ phút đầu của sự sống cho tới khoảnh khắc cuối cùng. Chết là một tiến trình giống như cuộc sống là một tiến trình, và nó gần như song hành, giống như hai bánh xe của một chiếc xe bò. Cuộc sống không thể tồn tại mà không có cái chết; hay cái chết cũng không tồn tại mà không có cuộc sống”

Tâm trí chúng ta có một ham muốn điên rồ: chúng ta chỉ muốn sự sống và không muốn cái chết. Chúng ta không nhìn vào sự thật hiện sinh (chú thích), chúng ta luôn luôn bám chặt vào ham muốn điên rồ của mình. Bất kỳ ham muốn nào đi ngược lại tự nhiên đều là điên rồ cả. Và sự ham muốn này tồn tại trong hầu hết sinh loài, không chỉ có con người. Thậm chí những cái cây cũng sợ chết, nhưng những cái cây thì tha thứ được. Chúng không phải là những sinh loài có ý thức, chúng chỉ vô thức …

Nhưng mà anh thì có chút tỉnh thức: anh có thể cảm nhận sự hiện hữu của cái chết. Vì thế mà có khả năng để mở ra một sự hiểu biết sâu sắc hơn: sống và chết đi cùng nhau, hai cực của cùng một dạng năng lượng.

“Anh đang nói, “Lúc đến nghe bài diễn thuyết này, trái tim tôi đang run rẩy sợ hãi; Tôi cảm thấy như thể tôi sắp chết vậy”. Những người có ý thức ý thức được rằng cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào – ngay thời khắc tiếp theo và anh có thể ra đi. Sự ý thức này sẽ giúp anh sống khoảnh khắc này sâu sắc nhất có thể, bởi vì cái chết có thể cắt đi gốc rễ của anh chẳng báo trước, cũng chẳng có dấu hiệu nào về việc “Ta đang đến đây”. Nó đơn giản đến thôi. Anh chỉ biết về nó khi nó đã xảy ra. Nhưng đó chưa phải điều đau khổ nhất. Điều đau khổ nhất là khi có thời cơ và cơ hội, anh đã không sống. Anh cứ trì hoãn.

“Sống là một cơ hội. Chết là sự kết thúc của sợi dây đó. Nếu anh hiểu Cái Chết, cuộc sống của anh sẽ trở nên mãnh liệt và toàn vẹn. Nhưng thay vì hiểu Cái Chết, anh lại bị lấn át bởi nó. Thế nên trái tim này bắt đầu run lên sợ hãi. Sợ hãi đâu có giúp ích gì, sợ hãi chỉ che phủ tâm trí anh như mây mù thêm thôi. Sẽ chẳng có sự hiểu biết nào ngoài sợ hãi nữa.

Thế nên bất kỳ khi nào anh cảm thấy sợ hãi, đó là một cơ hội to lớn để hiểu rằng cuộc sống này rất ngắn ngủi.

“Cuộc sống rất phù du, sớm nở tối tàn, nó được tạo nên từ những chất liệu giống như cách những giấc mơ được tạo nên. Giấc mơ nó thật như thế nào khi anh ngủ – thực tế, còn thật hơn cả trải nghiệm của anh khi anh thức kìa”. Anh có thể chẳng nghĩ về nó bao giờ, nhưng khi anh thức anh có thể nghi ngờ “Có thể những gì tôi đang thấy chỉ là một giấc mơ”. Tôi có thể là một giấc mơ, anh có thể là một giấc mơ, cả cái xã hội này có thể đang diễn ra chỉ như một giấc mơ. Anh sẽ sớm tỉnh và anh sẽ nhận ra “Chúa ơi! Nó chỉ là một giấc mơ.”

“Cũng có khi khi thức thì anh nghi vấn, hồ nghi thực tại diễn ra quanh anh. Nhưng khi ngủ, anh thậm chí chẳng thể nghi ngờ sự tồn tại của giấc mơ này. Nó quá thật, nó còn thật hơn cả thực tại. Anh đã từng hồ nghi giấc mơ nào chưa, nghĩ rằng có thể những gì mình đang thấy là mơ thôi? Khoảnh khắc anh nghi ngờ, anh choàng tỉnh và cơn mơ chấm dứt. Giấc mơ chỉ tiếp tục khi anh ngủ hoàn toàn, ngủ sâu tới mức không có sự hoài nghi ngờ vực nào có thể dấy lên trong anh.”

“Nhưng với những người có thể hiểu rằng cả sự sống và cái chết đều không gì hơn là hai mặt của một thực tại, giấc mơ và cái gọi là thực tại của ý thức khi anh tỉnh thức cơ bản không khác nhau. Chỉ giống như là buổi sáng anh thức dậy và giấc mơ cuộc đời chấm dứt, một ngày trong Cái Chết anh thức giấc trong một thực tại khác và tất cả những gì là thật cho tới lúc đó – trong 70 năm cuộc đời – trở thành chỉ là một giấc mơ. Thậm chí chẳng còn một dấu vết còn sót lại ở đâu trong tâm thức của anh.”

“Cái Chết là lời nhắc nhở liên tục” – “Hãy chuẩn bị đi. Ta có thể đến bất kỳ lúc nào” Và sự chuẩn bị ở đây là gì? Sự chuẩn bị là: hãy sống cuộc đời này trọn vẹn, mãnh liệt, hãy cháy thật nhiệt tình với cuộc sống này để khi cái chết tới sẽ không còn sự phàn nàn, không còn sự oán giận nào.

“Anh đã tuyệt đối sẵn sàng bởi vì anh đã sống cuộc sống trọn vẹn, anh đã biết những bí mật của nó – không còn gì để sống tiếp nữa. Cái Chết vừa đến đúng thời điểm, khi anh có thể có suy nghĩ tới cái chết của chính mình. Tôi gọi đó là cái chết hoàn hảo, nó tới vào thời điểm mà anh có thể có suy nghĩ “Thế là đủ”.

“Cái chết tới, và anh hiểu rằng cuộc sống này đã được sống trọn vẹn, nên bây giờ chẳng có lý do gì để tiếp tục hít thở và tiếp tục thức dậy và đi ngủ một cách không cần thiết – bởi vì chẳng có gì mới mẻ xảy ra. Bây giờ mọi thứ đã là quá khứ và không có tương lai nào nữa. Trong khoảnh khắc như vậy, Cái Chết là một vị khách được chào đón. Và trừ khi anh đã sẵn sàng chào đón Cái Chết, nếu không thì anh biết rõ rằng anh đã vừa bỏ lỡ cuộc sống này. Những người cảm thấy buồn bã và sợ hãi về cái chết là những người cứ liên tục lỡ chuyến tàu này. Nhưng trong sự vô thức, chúng ta cứ liên tục bỏ lỡ chuyến tàu này. Chuyến tàu đang di chuyển mỗi phút giây, ngay trước mặt anh, những theo cách nào đó anh cứ liên tục bỏ lỡ.

Tôi đã từng kể với anh về ba vị giáo sư này, tất cả đều thuộc Khoa Triết học…

Họ đang nói chuyện, đứng trên sân ga. Họ vừa tới để tiễn một người trong số họ đi xa. Nhưng mà họ quá mải mê trong trò chuyện và thảo luận mà chuyến tàu đi mất. Chỉ tới khi toa cuối cùng rời đi thì cả ba người họ mới ý thức về điều đó. Tất cả họ chạy. Hai người nhảy vào toa cuối, một người không kịp.

“Một người đàn ông lớn tuổi, người khuân vác ở ga tàu đã chứng kiến toàn bộ cảnh tượng đó. Và người này đứng đó buồn tới nỗi mà người đàn ông lớn tuổi lên tiếng “Tôi có thể hiểu là anh vừa lỡ chuyến tàu nhưng đừng buồn, bởi vì có chuyến khác sẽ tới trong vòng 2 tiếng nữa”

“Anh ta đáp “Tôi không lo về tôi. Tôi lo cho 2 người đồng nghiệp vừa nhảy lên toa cuối. Họ đến để tiễn tôi đi … “

“Nhưng mà quá vội vàng – và mọi thứ đã diễn ra quá nhanh.

“Đó là tình trạng của chúng ta. Nó có thể diễn ra với bất kỳ ai, chỉ bởi vì hành động của chúng ta xảy ra trong vô thức. Trái tim của anh run lên vì sợ hãi không vì điều gì cả mà chỉ bởi sự hiểu sai lầm của anh. Chừng nào còn xét đến Cái Chết, thì những trải nghiệm đều chân thật với mọi người, mọi khoảnh khắc, cho tới khi cái chết tới. Trải nghiệm chỉ không chân thật đối với những người đã chết rồi. Có một điều họ làm tốt hơn anh là: họ không thể chết được nữa – không sợ hãi, không có sự run rẩy của trái tim. Họ chỉ nằm xuống và nghỉ ngơi trong nấm mồ của mình. Chẳng có gì xảy ra cho họ được nữa.

Nhưng chừng nào anh còn sống, thì khả năng Chết là hoàn toàn chắc chắn. Chỉ có thời điểm là không chắc thôi. Nhưng điều đang diễn ra cũng hoàn toàn chắc chắn. Có quan trọng gì việc anh sẽ chết sau bảy ngày hay bảy năm hay bảy mươi năm nữa? Chỉ có một điều chắc chắn là: anh rồi sẽ chết.

Cuộc sống không phải thứ mà anh có thể liên tục bỏ lỡ. Nếu không, vào thời khắc chết đi anh sẽ cảm thấy sự khổ sở và đau đớn sâu nhất vì đã bỏ lỡ tất cả cơ hội trao cho mình.

“Sự tồn tại trao cho chúng ta rất đủ đầy, chứ không phải theo cách khổ đau. Chỉ là anh không đủ tỉnh táo để tận dụng cơ hội ấy mà chuyển hoá mình thành điều gì đó bất tử, vĩnh hằng, thành những trải nghiệm sẽ đưa anh vượt ra khỏi tầm với của Thần Chết. Chỉ sợ hãi cái chết thì chẳng giúp gì. Nếu anh cảm thấy cái chết đang đuổi theo mình, thì đó là lúc để bắt đầu tìm kiếm vào sâu hơn bên trong mình cái điểm vượt qua Cái Chết. Chúng ta đã thường gọi điểm đó là sat-chit-anand: chân lý về sự tồn tại của anh, ý thức tối thượng về cuộc sống của anh, và phúc lành to lớn của việc anh tới thế giới này đã đến kỳ nở rộ.”

Osho

Nguồn: https://www.oshotimes.com/insights/lifestyle/life-and-death/understanding-the-fear-of-death/

Dịch: Susan – Biên tập: Lê Duy Nam 

KRISHNAMURTI: THỜI GIAN & CÁI CHẾT

Sáng nay, nếu có thể, tôi muốn nói về thời gian và cái chết. Và bởi vì nó là một chủ đề khá là phức tạp nên tôi nghĩ là sẽ cần thiết để chúng ta hiểu về ý nghĩa của sự học. Cuộc đời là một phức hợp rộng lớn, với tất cả những xáo trộn, khổ đau, lo âu, yêu thương, ghen tỵ và sự tích lũy; và chúng ta học qua những công việc vất vả. Sự học này là một quá

[OSHO] Giáo dục: Đi tới những nền tảng đích thực

Nền giáo dục vốn thịnh hành trong quá khứ đều kém hiệu quả, bất toàn, hời hợt. Nó chỉ tạo ra những con người kiếm sống vì lẽ sinh tồn chứ không mang đến nhận thức về sự sống. Nó không chỉ bất toàn mà còn có hại, bởi vì nó dựa trên đua tranh. Bất cứ loại đua tranh nào từ sâu xa đều bạo lực và tạo ra những con người không biết yêu thương. Toàn bộ nỗ lực của họ là để

NHẬN THỨC ĐỘNG LỰC CHẾT CỦA MÌNH CÓ THỂ CỨU SỐNG BẠN

“Động lực chết” của bạn sẽ không còn hủy hoại bạn. Hãy thuần hóa nó.          Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguồn gốc của trầm cảm. “Động lực chết” của Freud là một lý thuyết có thể lý giải được. Lý thuyết phổ biến nhất lý giải về trầm cảm bắt nguồn từ khoa học thần kinh. Lý thuyết này giải thích về chất dẫn truyền thần kinh monoamine trong não bộ (dopamine, serotonin, và norepinephrine) và cách thức chúng

Sự sống và cái chết

Buổi sáng sớm lạnh ngắt và lang thang một mình ngoài đường… Càng ngày tôi càng chìm vào sự trống rỗng miên man. Đôi khi tôi cố an ủi mình rằng có lẽ tôi đang được chuẩn bị cho một cuộc hành trình vĩ đại để rời bỏ nơi này. Nhưng tôi đã đợi rất lâu từ nhiều kiếp xa xôi để có ngày ấy để rồi rơi dần, rơi dần trong vô vọng. Nhiều người đã cố gắng chỉ cho tôi con đường giải

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng