Home Chơi CHUYẾN PHIÊU LƯU NGẮN NHẤT: DẠO CHƠI QUANH NHÀ

CHUYẾN PHIÊU LƯU NGẮN NHẤT: DẠO CHƠI QUANH NHÀ

Minh Hùng

18/08/2019

Đi dạo, theo một nghĩa nào đó, là loại hành trình gọn nhẹ nhất ta có thể thực hiện. Đặt nó cạnh chuyến phiêu lưu nguyên một ngày mà bạn thường có, nó sẽ giống như một cây bonsai so với một khu rừng.

Nhưng ngay cả khi chỉ là tám phút giải lao đi tản bộ quanh khu nhà, hay một chốc dạo chơi ở công viên gần đó, chuyến đi dạo cũng đã là một cuộc hành trình mà ở đó góp mặt đủ cả các nội dung của một chuyến du lịch.

Nhu cầu được cất bước đi dạo có cùng nguồn gốc với niềm mong muốn được đi đến chơi một đất nước khác: đó là nỗi khát khao được tái khởi động lại tâm trí mình.

Đôi khi chúng ta không thể làm được việc nếu cứ ngồi mãi một nơi, nhìn mãi một cảnh. Ta đã cắm cúi bên màn hình quá lâu, ta đã đương đầu với cùng một khó khăn mà từ lâu không có gì tiến triển, ta trở nên ngột ngạt với chính bản thân mình. Đó là lý do vì sao ta cần được nhìn ngắm ba cây sồi với hai chú chim ở ven sông, hay nhìn dòng người cuồn cuộn trên đường phố, nơi ta nán lại bên một cửa hàng tạp hóa và tự hỏi ngập ngừng: vị của khoai lang thì như thế nào nhỉ.

Bộ não chúng ta hầu như đều mắc một thói quen là trở nên khô khan và mệt mỏi kiệt quệ. Và sợ hãi nữa. Những suy nghĩ sâu sắc nhất mà chúng ta cần nắm lấy thì lại tiềm tàng bản tính khó chịu. Một hệ thống kiểm duyệt bên trong, khi được đánh thức sẽ luôn mang xu hướng chặn lại quá trình tìm kiếm ý tưởng, một quá trình tuy vừa quan trọng lại vừa thú vị nhưng lại là mối đe dọa đáng kể đối với những an bình nhàm tẻ trong ngắn hạn.

Khi ta thảnh thơi đi dạo, tâm trí không còn phải căng sức cảnh giác nữa. Ta không bị hối thúc phải lao động trí óc thêm nữa, tâm trí ta rộng mở chào đón con đường vòng quanh bờ hồ, hay nhìn ngắm những cửa hiệu. Những ý tưởng ngấp nghé thành hình trong tâm trí ta, những ý tưởng về mục đích thực sự của đời sống ta, rằng ta nên làm gì trong thời gian sắp tới… vẫn sẽ gây áp lực lên ta – nhưng áp lực ấy đã giảm bớt đi nhiều và ta không còn bị nhấn chìm trong nó nữa. Ta sẽ không cố công suy nghĩ, và vì vậy – cuối cùng – ta có thể suy nghĩ một cách tự do hơn và can đảm hơn.

Chuyển động nhịp nhàng của bước đi giúp ta cách ly khỏi mớ bòng bong của phiền lo hiện tại, cho phép ta lang thang tự do qua những vùng tùy ý, những cảnh trong tâm mình. Những chủ đề từ lâu ta không còn để ý đến – tuổi thơ, một giấc mơ kỳ lạ ta lạc vào gần đây, một người bạn lâu năm ta không còn gặp lại, một việc từ lâu ta luôn tự nhủ phải làm – tất cả những điều ấy bỗng lại hiện về trong tâm trí ta. Về mặt vật lý, ta không đi đâu xa xôi, nhưng về tâm lý, ta đã băng qua những dặm dài.

Sau chốc lát ngắn ngủi, ta trở về văn phòng, hay quay lại nhà. Không ai phải nhớ ta, thậm chí có khi không ai biết rằng ta vừa ra ngoài. Nhưng ta nhận ra mình có sự khác biệt rất tinh tế: ta hoàn thiện hơn một chút, nhìn xa xôi hơn, dũng cảm hơn và giàu trí tưởng tượng hơn con người thường ngày của mình – trước khi ta mở cửa ra bắt đầu chuyến phiêu lưu bổ ích và thú vị của mình.

—–

Bài gốc: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-shortest-journey-on-going-for-a-walk-around-the-block/

Minh Hùng dịch

 

OSHO: HIỂU VỀ NỖI SỢ CHẾT

Chúng ta rồi sẽ chết. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, mang chúng ta tới gần cái chết hơn, nhưng nó cũng để lại nỗi sợ to lớn duy nhất trong cuộc đời của chúng ta. Thế thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, và cũng là sự kiện chẳng thể tránh khỏi hay sao? “Cái chết luôn cận kề. Nó như cái bóng của anh vậy. Anh có thể ý thức về

Sách cho trẻ (1): Những bài hát ru và chuyện kể trước lúc ngủ – đường vào cõi Mộng

Bước vào giấc ngủ: đôi mắt nhắm lại, chân tay không cử động, miệng thôi nói, tai không còn nghe thấy chính xác những gì thực tại tác động tới, mọi điều tiếp xúc vào da đều như thể có màng lọc. Giấc ngủ bắt đầu bằng sự thu rút các giác quan và quá trình duy lý. Các giác quan không cố gắng ghi nhận thực tại mà mặc cho thực tại đến rồi đi. Tâm trí không cố sắp xếp trình tự các

KRISHNAMURTI: THỜI GIAN & CÁI CHẾT

Sáng nay, nếu có thể, tôi muốn nói về thời gian và cái chết. Và bởi vì nó là một chủ đề khá là phức tạp nên tôi nghĩ là sẽ cần thiết để chúng ta hiểu về ý nghĩa của sự học. Cuộc đời là một phức hợp rộng lớn, với tất cả những xáo trộn, khổ đau, lo âu, yêu thương, ghen tỵ và sự tích lũy; và chúng ta học qua những công việc vất vả. Sự học này là một quá

Tham tuyệt đối, Sân tuyệt đối, Si tuyệt đối

Phật giáo đề xướng diệt Tham, diệt Sân, diệt Si, để tự tính hiển lộ, để có được bát nhã, để giác ngộ. Với con mắt của kẻ vẫn vướng vào bụi trần thì đó cũng là một loại Tham – Sân – Si. Diệt tất thảy những điên rồ cuồng loạn, bẩn thỉu thấp hèn trong con người nhưng những huyễn tưởng sẽ vẫn bay lượn trong thế giới tâm trí. Diệt ngay cả sự diệt ấy cũng là một loại khó khăn, bởi

Tự khúc cái chết

(Tôi viết cho bố ngày bố qua đời) Ngày lại ngày… ta thấy cái chết ở mọi ngóc ngách của cuộc sống… Một bản nhạc hay đi đến phần kết… Một tấn kịch hay đã khép hồi… Một vần thơ đi đến kiệt cùng cảm xúc… Cái đẹp của bông hoa bỗng úa tàn… Cái chết luôn hiện diện. Những kẻ không thể cảm nhận được sự bi thương trong từng khoảnh khắc của sự sống thì không thể hiểu được cái chết.Người ta nói