Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào.
*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).
>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter
====
Trong video ngắn lần trước, tôi đã giới thiệu về nhu cầu được sống và làm việc tại Gotham.
Giờ chúng ta tính đến nguồn cung cấp không gian ở Gotham. Gỉa định dễ nhất là cả thành phố được xây cùng lúc, và số nhà xây bằng chính xác số người mua. Gỉa định tiếp, từ góc nhìn của người mua nhà, tất cả các ngôi nhà đều giống hệt nhau. Nhưng từ góc độ người xây dựng, các địa điểm khác nhau tương ứng với mức chi phí xây dựng khác nhau.
Ví dụ, có 2 triệu vị trí sẵn có để xây nhà trong thành phố. Giờ, ta có 2 triệu mức chi phí xây dựng khác nhau. Và hãy sắp xếp chúng theo thứ tự từ rẻ nhất đến đắt nhất, bởi chắc chắn là, nơi rẻ nhất sẽ được sử dụng trước.
Ta có thêm một cột biểu thị chi phí xây dựng, có lẽ bắt đầu từ mức 100.000 đô và tăng dần tới 110.000, 120.000 đô và hơn nữa.
Nhưng ta đẩy các cột lại gần nhau vì số vị trí sẵn có là khổng lồ, và sự khác biệt giữa các vị trí xảy ra vô cùng nhỏ.
Và thế là một đường cong hiện lên. Có thể đó là một đường thẳng, nhưng cũng có thể là đường uốn cong. Dĩ nhiên là nó hướng lên trên bởi ta đã sắp xếp các vị trí này theo thứ tự từ rẻ nhất đến đắt nhất.
Và đây là đường Cung Cấp.
Nhưng tôi nghe thấy bạn thốt lên rằng, không phải ai cũng sống trong căn nhà có khuôn viên tách biệt nơi thành phố. Bạn nói đúng. Vậy hãy nghĩ về điều này khác đi đôi chút.
Hãy tìm mọi cách để bạn có thể nới thêm một không gian sống trong thành phố. Xây thêm một căn nhà khuôn viên biệt lập, thêm một tầng thứ hai vào cấu trúc, thêm tầng thứ 50 và làm mọc lên những tòa chung cư. Và hãy giả định rằng bạn sẽ thêm lần nữa đoán định được giá của mỗi không gian nhà ở thêm vào sẵn có. Chúng ta lại sắp xếp tòa nhà từ thấp tới cao và từ đó, ta có được các cột biểu hiện giá của mỗi căn.
Chúng ta lại một lần nữa nén các cột lại với nhau, biểu hiện số lượng lớn các căn hộ tiềm năng được xây dựng.
Và khi nén xong, chúng ta có được một đường cong biểu thị mức độ cung cấp không gian đô thị.
Và nó luôn đi lên bởi bạn luôn xây những căn rẻ hơn trước khi xây những căn đắt.
Chúng ta sẽ lý giải việc, tại sao khả năng cung cấp lại khác biệt giữa các nơi. Nhưng hiện giờ, hãy chỉ để ý chi phí cung cấp là một kết quả từ chi phí xây dựng. Nếu chi phí xây dựng ở Gotham đắt đỏ hơn, vậy đường Cung cấp sẽ dâng cao.
Nếu không tốn kém mấy, đường Cung cấp sẽ hạ thấp xuống.
Nguồn: CitiesX
Dịch: Minh Hùng
Bóc băng: Đặng Thơm
>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum
>> Đọc thêm:
“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter